Xây dựng đoạn văn trong văn bản

Xây dựng đoạn văn trong văn bản

Hướng dẫn

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, có dấu hiệu bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng ngắt xuống dòng, biểu đạt một ý tương đối trọn vẹn.

2. Đoạn văn thường có câu chủ đề. Câu này khái quát nội dung của toàn đoạn, thường phải đầy đủ hai thành phần (chủ ngữ và vị ngữ) và hay đứng ở đầu đoạn văn.

3. Trong đoạn văn, các câu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về mặt nội dung. Mối quan hệ ấy có thể là bổ sung cho nhau hoặc là bình đẳng với nhau.

4. Có ba cách triển khai nội dung đoạn văn thường gặp: diễn dịch, quy nạp, song hành.

II. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI

1. Thế nào là đoạn văn?

a) Văn bản Ngô Tất Tố và tác phẩm "Tắt đèn” gồm hai ý chính. Mỗi ý được triển khai trong một đoạn.

– Đoạn 1: Giới thiệu khái quát về nhà văn Ngô Tất Tố.

– Đoạn 2: Giá trị cơ bản của tác phẩm Tắt đèn.

b) Dấu hiệu hình thức để nhận biết đoạn văn: Chữ đầu đoạn văn viết lùi vào đầu dòng, hết đoạn ngắt xuống dòng.

c) Các đặc điểm cơ bản của đoạn văn:

– Đặc điểm nội dung: mỗi đoạn văn triển khai một ý tương đối trọn vẹn.

– Đặc điểm hình thức:

+ Thường thì đoạn văn gồm từ hai câu trở lên. Cũng có khi đoạn văn chỉ gồm một câu.

Xem thêm:  Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác

+ Đầu đoạn viết lùi vào đầu dòng, hết đoạn ngắt xuống dòng.

Từ những đặc điểm về nội dung và hình thức trên, ta có thể xác định: đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, có dấu hiệu bắt đầu bằng chữ đầu tiên viết hoa lùi vào đầu dòng, hết đoạn ngắt xuống dòng, biểu đạt một ý tương đối trọn vẹn.

2. Từ ngữ và câu trong đoạn văn

a) Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn

– Trong đoạn văn thứ nhất, từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng là: Ngô Tất Tố (1893-1954).

– Câu then chốt của đoạn thứ hai: "Tắt đèn” là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố.

Câu này là câu then chốt của cả đoạn vì nó khái quát nội dung cúa cả đoạn: chủ ngữ nêu đối tượng (Tắt đèn), vị ngữ nêu hướng triển khai nội dung của đối tượng (là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố).

– Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ được trực tiếp hoặc gián tiếp lặp lại nhiều lần nhằm duy trì đối tượng được nói đến trong đoạn. Câu chủ đề (câu then chốt) chứa nội dung khái quát, ngắn gọn, thường đứng ở đầu hoặc cuối đoạn.

b) Cách trình bày nội dung đoạn văn

– Đoạn thứ nhất không có câu chủ đề, các câu trong đoạn có vai trò ngang nhau trong việc thể hiện chủ đề theo trình tự song song. Với cách triển khai chủ đề như thế này thì từ ngữ chủ đề có vai trò duy trì đối tượng cho đoạn (Ngô Tất Tố). Đoạn thứ hai có câu chủ đề nằm ở đầu đoạn, ý được triển khai theo trình tự từ khái quát đến cụ thể, từ chung đến riêng.

Xem thêm:  Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu)

– Đoạn văn này có câu chủ đề nằm ở cuối đoạn: Như vậy, lá cây có màu xanh là do chất diệp lục chứa trong thành phần tế bào.

Nội dung của đoạn văn này được trình bày theo trình tự từ cụ thể đến khái quát, từ riêng đến chung.

Nhìn chung, đoạn văn thường được triển khai theo ba kiểu cấu trúc: diễn dịch (đoạn thứ hai của văn bản về Ngô Tất Tố), quy nạp (đoạn văn về màu xanh của lá cây), song hành (đoạn thứ nhất của văn bản vể Ngô Tất Tố). Đoạn văn theo kiểu song hành không có câu chủ đề nhưng vẫn phải đám bảo có chủ đề ; chủ đề được khái quát từ ý nghĩa của tất cả các câu trong đoạn.

III. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Văn bản Ai nhầm có hai ý chính, mỗi ý được diễn đạt bằng một đoạn văn.

2. Cách trình bày nội dung trong các đoạn văn:

a) Đoạn này triển khai theo kiểu diễn dịch. Câu chủ đề nằm ở đầu đoạn (Trần Đăng Khoa rất biết yêu thương). Tình yêu thương của Trần Đăng Khoa được cụ thể hoá ở hai câu tiếp theo.

b) Đây là đoạn văn triển khai ý theo kiểu song hành, không có câu chủ đề. Khái quát ý nghĩa của các câu ta được chủ đề của đoạn: Cảnh vật khi mưa sắp tạnh và sau cơn mưa.

c) Đây là đoạn triển khai ý theo cách song hành, chủ đề là: Giới thiệu khái quát về nhà văn Nguyên Hồng.

Xem thêm:  Trường từ vựng

3. Với câu chủ đề "Lịch sử…”, có thể viết đoạn văn theo các cách như sau:

– Đoạn diễn dịch:

Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tình thần yêu nước của dân ta. Chỉ riêng lịch sử thế kỉ XX, với hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ cũng đã chứng tỏ điều này.

– Đoạn quy nạp:

Với chiến thắng thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, lịch sử dân tộc Việt Nam thế kỉ XX thực sự là những trang sử vàng. Hai cuộc kháng chiến vĩ dại đến thần thánh ấy là những minh chứng hùng hồn cho tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

4. Để viết một đoạn văn với chủ đề cho trước nào đấy cần lưu ý:

– Xây dựng câu chủ đề và triển khai ý nghĩa của nó bằng các câu khác (theo kiểu diễn dịch hay quy nạp).

– Định hướng chủ đề, duy trì đối tượng bằng từ ngữ chủ đề khi muốn viết theo cách song hành.

Mai Thu