Tuần 9 – Phát biểu theo chủ đề
Hướng dẫn
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
Để phát biểu ý kiến theo chủ đề có hiệu quả, cần làm tốt các bước sau:
– Lựa chọn nội dung phát biểu phù hợp với chủ đề chung và tình hình thảo luận.
– Dự kiến nội dung chi tiết và sắp xếp đề cương phát biểu.
– Có thái độ, cử chỉ đúng mực, lịch sự; giọng nói phù hợp với nội dung và cảm xúc.
II. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
1. Dàn ý phát biểu theo chủ đề: "Quan niệm về hạnh phúc của tuổi trẻ trong thời đại ngày nay".
– "Hạnh phúc" là gì? (là cảm giác khi được thoả mãn một nhu cầu nào đó).
– Với tuổi trẻ, thế nào là hạnh phúc?
+ Là được sống trong yêu thương, hoà hợp (trong gia đình, với bạn bè,…);
+ Là được phát huy hết khả năng (học tập, lao động,…) theo sở thích và năng khiếu.
+ Là được thừa nhận và tôn trọng (trong đời sống, trong công việc,…);
+ Là niềm hạnh phúc cá nhân gắn với hạnh phúc của tập thể (gia đình, lớp học, xã hội,…).
2. Dàn ý phát biểu theo chủ đề: "Vào đại học là cách lập thân duy nhất của thanh niên".
– Đại học là bậc học sau phổ thông giúp người học đi sâu vào một lĩnh vực chuyên môn, trang bị cho con người những tri thức quan trọng để lập thân, lập nghiệp. Có quan niệm cho rằng: vào đại học là con đường lập thân duy nhất của thanh niên.
– Thực ra, không vào đại học thì cánh cửa tương lai vẫn rộng mở vì có nhiều con đường khác để lập thân, lập nghiệp:
+ Có thể học nghề, tự học,…
+ Nhiều người không học đại học vẫn có tương lai: nhà văn M. Go-rơ-ki thành danh trước khi học đại học, nhiều tỉ phú nổi tiếng trên thế giới cũng chưa từng học đại học,…
– Vào đại học chưa chắc đã có tương lai nếu không nỗ lực, cố gắng học tập và rèn luyện: những sinh viên học lực yếu bị lưu ban, bị đình chỉ học, vi phạm pháp luật,…
– Đại học chỉ là một con đường trong rất nhiều con đường học tập, tiếp thu, tích luỹ tri thức. Chúng ta đang xây dựng một xã hội học tập, mỗi người đều phải học và tự học suốt đời vì vậy có thể học bằng nhiều cách, nhiều con đường và quan trọng là con người luôn phải biết cố gắng, phấn đấu không ngừng.
Mai Thu
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Tuần 18 – Ôn tập phần Văn học
Tuần 18 – Ôn tập phần Văn học Hướng dẫn 1. Quá trình phát triển [...]
Th1
Tuần 17 – Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận
Tuần 17 – Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận Hướng dẫn [...]
Th1
Tuần 17 – Đọc thêm: Những ngày đầu của nước Việt Nam mới (trích Những năm tháng không thể nào quên)
Tuần 17 – Đọc thêm: Những ngày đầu của nước Việt Nam mới (trích Những [...]
Th1
Tuần 17 – Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích)
Tuần 17 – Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) Hướng dẫn I. KIẾN [...]
Th1
Tuần 16 – Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận
Tuần 16 – Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận Hướng dẫn I. KIẾN [...]
Th1
Tuần 16 – Người lái đò Sông Đà (trích)
Tuần 16 – Người lái đò Sông Đà (trích) Hướng dẫn I. KIẾN THỨC CƠ [...]
Th1