Tuần 5 – Viết bài làm văn số 2 – Nghị luận xã hội (bài làm ở nhà)

Tuần 5 – Viết bài làm văn số 2 – Nghị luận xã hội (bài làm ở nhà)

Hướng dẫn

I. ĐỀ BÀI

Đề 1. Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.

Đề 2. Hiện nay ở nước ta có nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong các thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp.

Anh (chị) hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về hiện tượng đó.

Đề 3. Hãy thể hiện quan điểm của mình trước cuộc vận động "nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục".

II. GỢI Ý CÁCH LÀM BÀI

Đề 1

– Thực trạng tai nạn giao thông: đang diễn ra hằng ngày hằng giờ trên cả nước. Mỗi ngày có khoảng 33 – 34 người chết và bị thương vì tai nạn giao thông.

– Hậu quả của tai nạn giao thông:

+ Thiệt hại nặng nề về người và của: Có người mất đi mạng sống, có người phải sống quãng đời còn lại với những thương tật vĩnh viễn; phương tiện và hạ tầng giao thông bị phá huỷ;…

+ Tai nạn giao thông ở nước ta trở thành một vấn đề xã hội nhức nhối, tạo ấn tượng không đẹp với bạn bè quốc tế.

Xem thêm:  Tuần 17 - Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích)

– Nguyên nhân của tai nạn giao thông:

+ Ý thức tuân thủ Luật Giao thông của người dân chưa cao.

+ Hiểu biết về pháp luật còn hạn chế (lấy trộm ốc vít đường ray, chiếm dụng đường,…).

+ Quy mô và chất lượng hạ tầng giao thông ở nước ta chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân và sự phát triển của nền kinh tế (chất lượng đường thấp, xe cộ không đảm bảo an toàn,..).

– Tuổi trẻ học đường cần có những hành động cụ thể, thiết thực góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông:

+ Học tập Luật Giao thông đường bộ.

+ Chấp hành nghiêm chỉnh quy định về an toàn giao thông.

+ Tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ cho những người xung quanh.

Đề 2

Nêu hiện tượng:

+ Tình trạng trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống ở các thành phố, thị trấn.

+ Đã và đang xuất hiện nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận các em về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp đỡ các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp.

– Ý nghĩa của những nghĩa cử cao đẹp đó:

+ Mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta ("Thương người như thể thương thân"; "Lá lành đùm lá rách"), giúp đỡ các em có được nơi nương tựa.

+ Mang ý nghĩa xã hội rộng lớn: góp phần ổn định an ninh xã hội, tăng chất lượng giáo dục.

Xem thêm:  Tuần 8 - Việt Bắc (trích)

– Suy nghĩ, đánh giá:

+ Đó là những nghĩa cử cao đẹp, xứng đáng được xã hội tôn vinh (nêu một vài dẫn chứng cụ thể).

+ Cảm nghĩ của bản thân trước những tấm lòng cao cả đó.

– Bài học rút ra:

+ Biết yêu thương và chia sẻ nhiều hơn nữa với những số phận bất hạnh.

+ Thể hiện tấm lòng bằng hành động cụ thể: giúp đỡ, ủng hộ cho các quỹ từ thiện, các hoạt động từ thiện,…

+ Trân trọng hạnh phúc mà mình đang có để học tập và rèn luyện tốt hơn.

Đề 3

– Giải thích: thế nào là "tiêu cực trong thi cử" và "bệnh thành tích trong giáo dục"? Nêu biểu hiện cụ thể.

– Tại sao cần phải "nói không" với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục?

+ Để đảm bảo công bằng xã hội.

+ Để chất lượng giáo dục – đào tạo được tốt hơn.

+ Để không lãng phí thời gian, tiền bạc của xã hội.

+ Để thúc đẩy tiến bộ xã hội.

Đây là một cuộc vận động có ý nghĩa xã hội rộng lớn, thiết thực. Mỗi người cần có hành động cụ thể để hưởng ứng.

– Làm thế nào để phong trào "nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục" đạt kết quả tốt?

+ Cần quán triệt chủ trương từ trên xuống dưới, cán bộ lãnh đạo cần là người tiên phong và kiên quyết thực hiện.

Xem thêm:  Tuần 9 - Phát biểu theo chủ đề

+ Tuyên truyền sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân.

+ Lên án mạnh mẽ các biểu hiện của những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục.

+ Mỗi giáo viên, học sinh cần thấy được tính cấp thiết của cuộc vận động và thực hiện nghiêm túc.

– Rút ra bài học cho bản thân.

Mai Thu