Tuần 5 – Viết bài làm văn số 2: Nghị luận văn học (bài làm ở nhà)
Hướng dẫn
I – ĐỀ BÀI THAM KHẢO
1. Cảm nghĩ của anh (chị) về giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh (trích Thượng kinh kí sự) của Lê Hữu Trác.
2. Qua các bài Bánh trôi nước, Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương và bài Thương vợ của Trần Tế Xương, anh (chị) hiểu những gì về người phụ nữ Việt Nam thời xưa?
3. Về nhân cách nhà nho chân chính trong Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát (hoặc Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ).
II – GỢI Ý LÀM BÀI
1. a) Phân tích đề
– Đề bài này thuộc dạng đề định hướng rõ về nội dung và thao tác nghị luận.
– Yêu cầu về nội dung: Giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh.
– Yêu cầu về hình thức: Đây là đề bài thuộc kiểu bài nghị luận văn học (phát biểu cảm nghĩ về giá trị hiện thực của văn bản). Dẫn chứng chủ yếu lấy trong đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh.
b) Lập dàn ý
Các ý cần trình bày là:
– Bức tranh hiện thực sinh động về cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa:
+ Quang cảnh nơi phủ chúa hiện lên cực kì xa hoa, tráng lệ và không kém phần thâm nghiêm. Cảnh nói lên uy quyền tột bậc của nhà chúa.
+ Cùng với sự xa hoa là cung cách sinh hoạt đầy kiểu cách.
– Từ bức tranh này, ta nhận thấy thái độ phê phán nhẹ nhàng mà thấm thía của tác giả, đồng thời dự cảm được sự suy tàn của giai cấp thống trị Lê – Trịnh thế kỉ XVIII đang tới gần.
2. Các ý chính cần đạt là:
– Giới thiệu về hình ảnh người phụ nữ trong văn học nói chung.
– Cảm hứng về người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương và thơ Trần Tế Xương.
– Qua ba bài thơ, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa được thể hiện nổi bật ở những phẩm chất sau:
+ Người phụ nữ chịu nhiều thiệt thòi, gian nan, vất vả:
Ở bài Bánh trôi nước, đó là thân phận nổi nênh của người phụ nữ. Họ không có quyền quyết định tình duyên, thậm chí cuộc sống của mình. Đó là người phụ nữ mang dáng dấp của những người phụ nữ tội nghiệp trong ca dao.
Ở bài Tự tình, đó là nỗi buồn về thân phận, về chuyện tình duyên, về hạnh phúc gia đình – điều quan trọng và ý nghĩa nhất của người phụ nữ.
Ở bài Thương vợ, đó là hình ảnh người vợ lặn lội, khuya sớm vất vả quanh năm vì những gánh nặng gia đình.
+ Người phụ nữ với nhiều phẩm chất tốt đẹp và nhiều khao khát yêu thương:
Trong hai bài thơ của Hồ Xuân Hương, hình ảnh người phụ nữ còn hiện lên nổi bật với niềm khát khao yêu thương và khát khao được yêu thương mạnh mẽ.
Ở bài Thương vợ, hình ảnh bà Tú hiện lên nổi bật với vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, đó là sự chịu thương, chịu khó, đức hi sinh vì chồng con, vì gia đình.
3. a) Về nhân cách nhà nho trong Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát.
– Vẻ đẹp nhân cách nhà nho trong bài thơ này chủ yếu được thể hiện ở tầm nhìn xa rộng của Cao Bá Quát.
– Tầm tư tưởng cao rộng của nhà thơ chính là ở chỗ đã nhận ra tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử, của con đường công danh theo lối cũ. Từ chuyện đi trên cát mà liên tưởng đến chuyện lợi danh, đến chốn quan trường là một sự liên tưởng sáng tạo mà lô gích. Người đi trên cát sa lầy vào trong cát chẳng khác nào cái mồi công danh, bổng lộc lôi kéo con người, làm cho con người mê muội.
– Nhìn thấy con đường danh lợi đầy nhọc nhằn, đầy chông gai, tuy chưa thể tìm ra một con đường đi nào khác, song Cao Bá Quát đã thấy không thể cứ đi trên bãi cát danh lợi đó mãi được.
b) Vẻ đẹp nhân cách nhà nho trong bài Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ.
– Vẻ đẹp nhân cách nhà nho trong bài thơ này chủ yếu được thể hiện ở thú chơi "ngông" của con người cậy tài, hiểu sâu sắc cái tài của mình.
– Trên cơ sở ý thức về tài năng và nhân cách của bản thân, Nguyễn Công Trứ trong Bài ca ngất ngưởng đã phô trương sự ngang tàng, sự phá cách trong lối sống của ông, lối sống ít phù hợp với khuôn khổ của đạo Nho.
– Nguyễn Công Trứ ngất ngưởng khi hành đạo (khi làm quan, thực hiện các chức phận, ông luôn tỏ ra thẳng thắn, thậm chí dám kiến nghị, góp ý cả cho vua). Có được phong cách ngạo nghễ như vậy vì ông có tài năng thực sự và tận tâm với sự nghiệp, không hề luồn cúi để vinh thân phì gia. Trong đời thực, Nguyễn Công Trứ đã từng lập nhiều công trạng và là người có tài năng nhiều mặt mặc dù vậy ông vẫn phải chấp nhận một cuộc đời làm quan không mấy thuận lợi (ông bị thăng giáng thất thường).
– Sau khi từ quan, cách ông nghỉ và chơi cũng rất ngông, rất khác thường. Ông đeo mo vào đuôi bò nói là để “che miệng thế gian”, ông dẫn các cô gái trẻ lên chơi chùa, ông đi hát ả đào và tự đánh giá cao các việc làm ấy. Ông có quyền ngất ngưởng vì ông về hưu trong danh dự, sau khi đã làm được nhiều việc hữu ích cho dân cho nước. Theo ông, điều quan trọng nhất của nhà nho là hoạt động thực tiễn chứ không phải là nếp sống uốn mình theo dư luận. Ông thích hát nói vì đó là môn nghệ thuật ông say mê từ nhỏ. Vì thế khi về hưu ông vẫn đi hát vì không muốn tỏ ra mình là một bậc phi phàm, khác đời như các thánh nhân.
Mai Thu
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Tuần 18 – Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I
Tuần 18 – Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I Hướng dẫn I – [...]
Th1
Tuần 18 – Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
Tuần 18 – Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn Hướng dẫn I [...]
Th1
Tuần 17 – Ôn tập phần văn học
Tuần 17 – Ôn tập phần văn học Hướng dẫn 1. a) Văn học Việt [...]
Th1
Tuần 17 – Tình yêu và thù hận (trích Rô-mê-ô và Giu-li-ét)
Tuần 17 – Tình yêu và thù hận (trích Rô-mê-ô và Giu-li-ét) Hướng dẫn I [...]
Th1
Tuần 16 – Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản
Tuần 16 – Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản [...]
Th1
Tuần 16 – Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (trích Vũ Như Tô)
Tuần 16 – Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (trích Vũ Như Tô) Hướng dẫn I [...]
Th1