Tuần 32 – Các thao tác nghị luận

Tuần 32 – Các thao tác nghị luận

Hướng dẫn

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Thao tác nghị luận là những động tác được thực hiện theo trình tự và yêu cầu kĩ thuật được quy định trong hoạt động nghị luận.

2. Những thao tác nghị luận thường được sử dụng trong hoạt động nghị luận là phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp và so sánh. Mỗi thao tác nghị luận này lại có những ưu thế và hạn chế riêng. Khi tiến hành hoạt động nghị luận, cần nắm vững những ưu thế và hạn chế này để vận dụng được những thao tác thích hợp, đảm bảo cho hoạt động nghị luận đạt được hiệu quả cao.

II – HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU BÀI

1. Về các thao tác phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp

a) Điền chính xác từng từ phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp vào vị trí thích hợp ở những chỗ trống dưới đây:

– /…/ là thao tác nghị luận, trong đó, người nghị luận đem các phần (bộ phận), các mặt (phương diện), các nhân tố của vấn dề cần hàn luận kết hợp thành một chỉnh thể thống nhất để xem xét.

– /…/ là thao tác nghị luận, trong đó, người nghị lụận chia vấn đề cần bàn luận ra thành các hộ phận (các phương diện, các nhân tố) để có thể xem xét một cách ‘cặn kẽ, kĩ càng hơn.

– /…./ là thao tác nghị luận, trong đó, người nghị luận từ cái riêng suy ra cái chung, từ những sự vật cá hiệt suy ra nguyên lí phổ biến.

– /…/ là thao tác nghị luận, trong đó, người nghị luận từ tiền đề chung, có tính phổ hiến suy ra những kết luận về những sự vật, hiện tượng riêng.

* Gợi ỷ: Đáp án đúng cần điền lần lượt là:

– Tổng hợp.

– Phân tích.

– Quy nạp.

– Diễn dịch.

b) – Trong lời tựa Trích diễm thi tập, Hoàng Đức Lương nhận định: “Thơ văn không lưu truyền hết ở đời là vì nhiều lí do". Tiếp đó, ông lần lượt trình bày bốn lí do khiến thơ văn thời xưa đã không thể truyền lại đầy đủ được. Có thể thấy, ở đây, tác giả đã dùng thao tác phân tích (chứ không phải diễn dịch), nhằm chia một nhận định chung thành các mặt riêng biệt, để làm rõ hơn các nguyên nhân khiến cho thơ ca xưa không truyền lại đầy đủ được đến thời đại bấy giờ.

– Còn trong đoạn văn:

“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia", nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc hồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên.

(Thân Nhân Trung, Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ha)

thì từ câu thứ nhất sang câu thứ hai, tác giả cũng dùng phép phân tích để xem xét hai mặt của mối quan hệ giữa hiền tài và đất nước. Nhưng từ hai câu đầu sang câu thứ ba thì thao tác đã chuyển từ phân tích sang diễn dịch.Tác giả đã dựa vào luận điểm vững chắc: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” để suy ra một cách đầy sức thuyết phục: phải coi trọng việc bồi đắp nguyên khí, gây dựng nhân tài cho đất nước.

Xem thêm:  Tuần 20 - Đại cáo bình Ngô (tiếp theo)

– Cũng trong lời tựa Trích diễm thi tập, sau khi nêu ra bốn lí do hạn chế, Hoàng Đức Lương đã rút ra kết luận: Vậy thì các bản thảo thơ văn cũ mỏng manh kia “còn giữ mãi thế nào được mà không rách nát tan tành?”. Kết luận này có được là nhờ tác giả đã sử dụng thao tác tổng hợp (chứ không phải là thao tác quy nạp), nhằm thâu tóm những ý bộ phận vào một kết luận chung, khiến cho kết luận ấy bao gồm được toàn bộ sức nặng của các luận điểm riêng trên đó. Thao tác này đã giúp cho những lập luận của nhà văn trở nên chặt chẽ, kĩ càng và do đó tính thuyết phục của lập luận cao hơn.

– Trong đoạn văn:

Ta thường nghe: Kỉ Tín đem mình chết thay, cứu thoát cho Cao Đế; Do Vu chìa lưng chịu giáo, che chở cho Chiêu Vương; Dự Nhượng nuốt than để báo thù cho chủ; Thân Khoái chặt tay cứu nạn cho nước; Kính Đức, một chàng tuổi-trẻ, thân phò Thái Tông thoát khỏi vòng vây Thế Sung; Cảo Khanh, một bề tôi xa, miệng mắng Lộc Sơn, không theo mưu kế nghịch tặc. Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào không có?

(Hịch tướng sĩ)

tác giả đã sử dụng thao tác quy nạp trong lập luận (chứ không phải là thao tác tổng hợp). Tất cả các vế trong câu thứ nhất đều là những hiện tượng có tính chất riêng rẽ, cá biệt và đều nhằm hướng tới một quy luật phổ biến trong câu sau (Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào không có?), khiến cho kết luận này càng trở nên đáng tin cậy, càng có sức chinh phục mạnh mẽ đối với lí trí và tình cảm của người nghe.

c) Nhận xét về các nhận định:

Thao tác diễn dịch có khả năng giúp ta rút ra chân lí mới từ các chân lí đã biết.

Thao tác quy nạp luôn đưa lại cho ta những kết luận chắc chắn và thuyết phục.

Tổng hợp không chỉ là thao tác đối lập với thao tác phân tích mà còn là sự tiếp tục và hoàn thành của quá trình phân tích.

Gợi ý:

– Nhận định thứ nhất chỉ đúng khi tiền đề đã biết chân thực và cách suy luận khi diễn dịch phải chính xác. Khi đó, kết luận rút ra sẽ mang tính tất yếu, không thể bác bỏ, cũng không cần phải chứng minh.

– Nhận định thứ hai còn chưa thật chính xác. Bởi nếu quá trình quy nạp còn chưa xét đầy đủ toàn bộ các trường hợp riêng thì kết luận được rút ra còn chưa chắc chắn, tính xác thực của kết luận còn phải chờ thực tiễn chứng minh.

Xem thêm:  Tuần 19 - Phú sông Bạch Đằng (Bạch Đằng giang phú)

Nhận định thứ ba đúng, vì phải có quá trình tổng hợp sau khi phân tích thì công việc xem xét, tìm hiểu một sự vật, hiện tượng mới thực sự hoàn thành.

2. Về thao tác so sánh

a) Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết (sau khi dẫn ra những tấm gương về sự hi sinh, cống hiến cho kháng chiến):

Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước tức là Bác đã dùng hình thức so sánh nhằm chỉ ra những điểm giống nhau giữa các hiện tượng thực tế.

b) Trong khi đó đoạn văn Bàn về việc so sánh đức nhà Lí và nhà Lê trong Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu, tuy vẫn sử dụng thao tác so sánh trong lập luận, nhưng là sự so sánh nhằm chỉ ra sự khác nhau.

Như thế có thể thấy rằng thao tác so sánh gồm hai loại: So sánh giống nhau và so sánh khác nhau.

c) – So sánh là một trong những thaa tác quan trọng rất cẩn thiết irong lập luận và trong đời sống góp phần hỗ trợ tích cực cho quá trình nhận thức của con ngưòi. Ý kiến cho rằng: “mọi sự so sánh đều khập khiễng” tuy cũng có ý đúng nhưng nó mang tính chất phiến diện và mang ý nghĩa tiêu cực nhiều hơn.

– Để thao tác so sánh có thể tiến hành đúng cách, ta cần phải chú ý những điểm sau:

+ Nhũng đối tượng (sự vật, hiện tượng) được so sánh phải có mối liên quan với nhau về một mặt (một phương diện) nào đó.

+ Sự so sánh phải dựa trên những tiêu chí cụ thể, rõ ràng và có ý nghĩa quan trọng đối với nhận thức bản chất của vấn đề (sự vật, hiện tượng).

+ Những kết luận rút ra từ sự so sánh phải chân thực, mới mẻ, bổ ích, giúp cho việc nhận thức sự vật (hiện tượng, vấn đề) được sáng tỏ và sâu sắc hơn.

III – HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Tìm hiểu đoạn trích sau đây và cho biết:

– Tác giả muốn chứng minh điều gì?

– Để làm rõ điều phải chứng minh, tác giả đã sử dụng những thao tác nghị luận chủ yếu nào?

– Cách dùng những thao tác nghị luận đó hay ở chỗ nào?

Thơ Nôm Nguyễn Trãi đã tiếp thụ nhiều thành tựu của văn hoá dân gian, văn học dân gian. Củ khoai, quả ổi, bè rau muống, luống dọc mùng,… vốn rất xa lạ với văn chương bác học đã được Nguyễn Trãi đưa vào thơ Nôm của mình một cách rất tự nhiên. Tục ngữ, thành ngữ, ca dao, những đặc điểm thanh diệu tiếng Việt, tất cá những khả năng phong phú ấy của ngôn ngữ dân gian đã được Nguyễn Trãi khai thác một cách tài tình, để cho hình tượng thơ có nhiều màu sắc dân tộc và lời thơ có âm điệu phong phú […]

Viết về tác dụng của một làn dân ca, một nét dân nhạc, Nguyễn Trãi dã có những phát hiện tài tình, ông chài hát lên ba lần thì mặt hồ phủ khói lại rộng thêm ra. Chú chăn trâu thổi lên một tiêhg sáo thì mặt trăng trên bầu trời được đẩy cao hơn. Không gian rộng thêm ra, lớn thêm lên. Văn nghệ có thể và phải nâng con người lên một tầm vóc cao đẹp hơn là như thế.

(Theo Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Trãi – nhà văn hoá lớn, trong Nguyễn Trãi, thơ và đời, NXB Vãn học, Hà Nội, 1997)

Xem thêm:  Tuần 25 - Tóm tắt văn bản thuyết minh

Gợi ỷ:

– Đoạn trích này được viết để chứng minh: ‘‘Thơ Nôm Nguyễn Trãi dã tiếp thụ nhiều thành tựu của văn hoá dân gian, văn học dân gian"

– Để làm rõ luận điểm trên, tác giả Võ Nguyên Giáp đã vận dụng thao tác nghị luận phân tích là chủ yếu. Tác giả đã phân chia luận điểm chung thành những bộ phận nhỏ, rồi mỗi bộ phận nhỏ lại được phân chia thành những bộ phận nhỏ hơn. Thao tác này giúp cho việc giải quyết vấn đề đạt được sự kĩ càng, thấu đáo.

– Càu kết của đoạn trích sử dụng thao tác quy nạp. Từ trường hợp riêng của Nguyễn Trãi, tác giả đã nâng lên thành sứ mệnh, thành chức năng cao quý của văn chương nghệ thuật. Thao tác này nâng cao tầm vóc tư tưởng của đoạn trích lên một mức cao hơn.

2. Viết đoạn vãn nghị luận

Gợi ý: Để làm được bài tập này, cần tìm hiểu kĩ xem vấn đề nào đang được đặt ra bức thiết trong đời sống hiện nay để có thể có nhứng ý kiến xác đáng, có sức thuyết phục người nghe. Cũng cần phải chuẩn bị những luận cứ thật chính xác đảm bảo cho sự chắc chắn của lập luận trước khi viết bài.

Ví dụ: Tham khảo đoạn văn nghị luận.

HÃY CỨU NGAY BAO CẶP MẮT HỌC TRÒ

Theo thống kê, hiện nay cả nước có 15% trẻ em trong độ tuổi đi học bị cận thị. Điều ngạc nhiên là trong những nãm 60 của thế kỉ trước, khi trường lớp chủ yếu được xây dựng bằng tranh tre, nứa lá, tỉ lệ cận thị của học sinh ở bậc tiểu học chỉ chiếm khoảng 2%, thì nay tỉ lệ này tăng gấp 15 lần tức tới 29,8% (năm 2004). Tương tự, học sinh cấp trung học phổ thông tăng từ 9,6% lên tới 11,3%. Bên cạnh những nguyên nhân như: bàn ghế học tập chưa phù hợp, trẻ em ngày càng tiếp xúc nhiều với truyền hình, vi tính…, thì nguyên nhân quan trọng trực tiếp tác động tiêu cực đến đôi mắt của các em là do cách bố trí nguồn sáng không phù hợp.

(Tạp bút của Vũ Quần Phương)

Mai Thu