Tuần 31 – Văn bản văn học
Hướng dẫn
I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
1. Các tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học
– Văn bản văn học là những văn bản đi sâu phản ánh và khám phá thế giới tình cảm, tư tưởng và thoả mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người.
– Văn bản văn học được xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật, có hình tượng, có tính thẩm mĩ cao, rất giàu hàm nghĩa và gợi nhiều liên tưởng, tưởng tượng cho người đọc.
– Vãn bản văn học bao giờ cũng thuộc về một thể loại nhất định với những quy ước riêng, những cách thức riêng của thể loại đó.
2. Cấu trúc của các văn bản văn học
a) Tầng ngôn từ:
Văn bản văn học được xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật, vì thế cần phải hiểu rõ ngữ nghĩa (các tầng nghĩa, từ nghĩa tường, minh đến nghĩa hàm ẩn, từ nghĩa đen đến nghĩa bóng) và ngữ âm (các thủ pháp nghệ thuật) của những lớp ngôn từ. Đây là bước đầu tiên quan trọng cần phải vượt qua để đi vào chiều sâu của văn bản.
b) Tầng hình tượng:
Hình tượng trong tác phẩm văn học có thể là người, sự vật hay đồ vật,… Nó là phương thức để nhà văn nói lên tư tưởng của mình. Trong văn bản, nhờ những chi tiết, cốt truyện, nhàn vật, hoàn cảnh, tâm trạng,… và tuỳ từng thể loại mà có sự khác nhau. Vì vậy khám phá tầng hình tượng cần có sự quan sát tinh tế cũng như cần phải huy động nhiều năng lực thẩm mĩ khác nhau.
c) Tầng hàm nghĩa:
Không giống tầng ngôn từ và tầng hình tượng vốn hiện lên tương đối rõ, tầng hàm nghĩa khó nắm bắt hơn. Tầng hàm nghĩa hiện dần lên trong tâm trí người đọc nhờ sự hỗ trợ của tầng ngôn từ và tầng hình tượng, cũng như nhờ chính sự phân tích, suy luận khái quát của người đọc. Để đi sâu vào tầng hàm nghĩa của văn bản, ta cần đi qua các lớp: đề tài, chủ đề, tư tưởng, cảm hứng chủ đạo,… Và càng trải nghiệm cuộc sống, càng thấu hiểu nghệ thuật, hàm nghĩa của văn bản hiện lên càng sâu sắc, rõ ràng. Có thể nói trong quá trình tìm hiểu thế giới nghệ thuật và tu tưởng của nhà văn, việc nắm bắt được tầng hàm nghĩa chính là khâu có ý nghĩa quyết định và quan trọng nhất.
3. Văn bản của nhà văn và tác phẩm trong tâm trí người đọc
Nhà văn là người sáng tạo ra tác phẩm, nhưng khi chưa đến tay người đọc, nó chỉ là một tập giấy có chữ, chưa ảnh hưởng gì đến xã hội. Chỉ có thông qua việc đọc thì văn bản của nhà vãn mới trở thành tác phẩm. Khi ấy, hộ thống kí hiệu mới hiện lèn trong tâm trí người đọc với tất cả sự sinh động tiềm tàng vốn có của nó và cũng nhờ đó mà những giá trị của tác phẩm mới được khám phá và tiếp nhặn. Tác phẩm vãn học vận động theo quá trình như thế và cũng chí khi ấy mới có thể nói đến tác động của nó đối với cuộc đời.
II – HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI
1. Vì sao nói: hiểu tầng ngôn từ mới là bước thứ nhất cần thiết để đi vào chiều sâu của vãn bẳn vãn học?
Gợi ý: Trong một tác phẩm văn học, bao giờ nhà văn cũng gửi gắm những tư tưởng, tình cảm và thái độ của mình trước cuộc đời thông qua hình tượng. Mà hình tượng nghệ thuật của tác phẩm chính lại được hình thành từ sự khái quát của các lớp nghĩa ngôn từ. Vì thế rõ ràng nếu mới chỉ hiểu tầng ngôn từ mà chưa biết tổng hợp nên ý nghĩa của hình tượng, chưa hiểu được các ý nghĩa hàm ẩn của văn bản thì chưa thể coi là đã nắm được nội dung tác phẩm.
2. Phân tích ý nghĩa một hình tượng mà anh (chị) thấy thích thú trong một bài thơ, hoặc một đoạn thơ ngắn.
Gợi ý: Bài này yêu cầu rèn luyện kĩ năng phát hiện, phân tích và cảm thụ cái hay của hình tượng nghệ thuật. Muốn làm được điều này, cần chú ý ngay từ khi lựa chọn ngữ liệu để phân tích. Ví dụ có thể lựa chọn phân tích các hình tượng: củ ấu gai, tấm lụa đào, khăn, đèn, mắt,… trong những bài ca dao mà chúng ta đã được học ở học kì I (xem Để học tốt Ngữ văn 10, tập một).
3. Hàm nghĩa của văn bản văn học là những lớp nghĩa ẩn kín, tiềm tàng của văn bản được gửi gắm trong hình tượng. Ví dụ trong câu ca dao:
Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng
Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?
khi chàng trai nói đến chuyện đan sàng thì câu ca dao không chỉ mang ý nghĩa tả thực như vậy. Nó còn mang hàm nghĩa chỉ chuyện tình yêu nam nữ, chỉ chuyện ướm hỏi, chuyện cưới xin.
III – HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
1. Đọc các văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.
(1) NƠI DỰA
Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia?
Khuôn mặt trẻ đẹp chìm vào những miền xa nào…
Đứa bé đang lẫm chẫm muốn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bản tay hoa hoa một điệu múa kì lạ.
Và cái miệng nhỏ líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có
Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người dàn bà kia sống.
*
Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên dường kia?
Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết.
Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh, bước từng bước run rẩy.
Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp nhăn chứa đựng bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời.
Ai biết đâu, bà cụ bước không cỏn vững lại chính là nơi dựa cho người chiến sĩ kia đi qua những thử thách.
(Nguyền Đình Thi, Tia nắng, NXB Văn học, 1983)
a) Hãy tìm hai đoạn có cấu trúc (cách tổ chức) câu, hình tượng tương tự nhau của bài Nơi dựa.
b) Những hình tượng (người đàn bà – em bé, người chiến sĩ – bà cụ già) gợi lên những suy nghĩ gì về nơi dựa trong cuộc sống?
Gợi ý:
a) Đây là một bài thơ có hình thức giống một tác phẩm văn xuôi (chỉ khác với ngôn từ văn xuôi thông thường ở chỗ nó có ý thơ và nhịp điệu). Bài có hai đoạn gần như đối xứng nhau (về cách cấu trúc câu), nhất là sự giống nhau của câu mở đầu và câu kết của mỗi đoạn. Các nhân vật được đặt trong mối quan hệ tương phản nhằm mục đích làm nổi bật nội dung tư tưởng của bài thơ.
b) Bài thơ này có một cái tứ khá đặc biệt và rất bất ngờ. Thông thường chỉ có những người yếu đuối tìm “nơi dựa” ở những người vững mạnh, ở đây, Nguyễn Đình Thi có một liên tưởng hoàn toàn ngược lại mà vẫn hợp lí, đặc biệt là phù hợp với lô gích tình cảm. Người mẹ trẻ khoẻ lại dựa vào đứa con mới biết đi chập chững. Anh bộ đội dạn dày chiến trận dựa vào cụ già yếu ớt đang bước từng bước run rẩy trên đường. Các hình tượng nghệ thuật trong bài thơ (người đàn bà – em bé, người chiến sĩ – bà cụ già), vì thế đã gợi lên những suy nghĩ về nơi dựa. “Nơi dựa” nói theo Nguyễn Đình Thi là điểm tựa về mặt tinh thần: nơi con người tìm thấy niềm vui và ý nghĩa của cuộc sống. Trong thực tế, quả đúng có điều như vậy. Con người đâu chỉ tồn tại với cuộc sống vật chất đơn thuần. Họ cần có tình yêu (tình yêu đối với con cái, tình yêu đối với bố mẹ, ông bà… ). Rộng hơn, họ cần phải sống với lòng hi vọng về tương lai, với lòng biết ơn quá khứ… Chính những tình cảm này làm nên phẩm giá của con người, giúp con người vượt qua những trở ngại.
Từ những điều đã phân tích trên đây, rõ ràng ta có thể khẳng định đày là một tác phẩm văn học nghệ thuật đích thực (ngôn từ có sáng tạo, xây dựng được những hình tượng, và từ hình tượng nói lên những thể nghiệm sâu sắc về cuộc sống).
(2) THỜI GIAN
Thời gian qua kẽ tay
Làm khô những chiếc lá
Kỉ niệm trong tôi
Rơi
như tiếng sỏi
trong lòng giếng cạn
Riêng những câu thơ
còn xanh
Riêng những bài hát
còn xanh
Và đôi mắt em
như hai gỉếng nước
(Văn Cao, Lá, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1998)
a) Các câu sau đây hàm chứa ý nghĩa gì?
– Kỉ niệm trong tôi
Rơi
như tiếng sỏi
trong lòng giếng cạn
– Riêng những câu thơ
còn xanh
Riêng những bài hát
còn xanh
(Đối sánh với hai câu mở đầu của bài, chú ý từ xanh)
– Và đôi mắt em
như hai gỉếng nước
b) Qua bài Thời gian, Văn Cao định nói lên điều gì?
Gợi ý:
a) Bài thơ có một cái tứ rõ ràng gắn với bố cục có thể chia làm hai đoạn: bốn câu thơ đầu nói lên sức mạnh tàn phá của thời gian và ba câu còn lại nói lên những cái tồn tại vĩnh hằng. Thời gian trôi chảy từ từ, nhẹ, im, tưởng như yếu ớt (“Thời gian qua kẽ tay"), thời gian “làmkhô những chiếc lá". “Chiếc lá” ớ đây rõ ràng chỉ là một hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng. Chiếc lá hay chính là những mảnh đời đang trôi đi theo nhịp thời gian? Những chiếc lá khô hay chính là những cuộc đời không thể tránh khỏi vòng sinh diệt? Những chiếc lá khô, những cuộc đời ngắn ngủi và những kỉ niệm của đời người cũng sẽ bị rơi vào quên lãng (hòn sỏi rơi vào lòng giếng cạn đầy bùn cát thì chẳng có tiếng vang gì cả). Như thế cuộc đời và những kỉ niệm đều tàn tạ, đều bị thời gian xoá nhoà.
Thế nhưng trong cuộc sống vẫn có những điều tồn tại mãnh liệt với thời gian, đó là:
Riêng những câu thơ
còn xanh
Riêng những bài hát
còn xanh
Đó là nghệ thuật khi đã đạt đến độ kết tinh xuất sắc sẽ tươi xanh mãi mãi, bất chấp thời gian, như truyện Kiều chẳng hạn.
Bài thơ khép lại bằng câu thơ đầy xúc động:
Và đôi mắt em
như hai gỉếng nước
“Đôi mắt em”: đôi mắt người yêu (kỉ niệm tình yêu); “giếng nước”: giếng nước không cạn, gợi lên những điều trong mát ngọt lành. Câu kết đúng là rất giàu sức gợi. Lời thơ tự nhiên mà ý tứ thấm đượm, sâu xa. Sau này, trong bài thơ Đất nước của nhà thơ Nguyễn Đình Thi, ta cũng gập hình ảnh đôi mắt người yêu rất đẹp:
Những đêm dài hành quân nung nấu,
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu.
b) Qua bài thơ này, Văn Cao muốn gửi đến chúng ta một thông điệp: Thời gian có thể xoá nhoà đi tất cả, thậm chí tàn phá cả cuộc đời của mỗi chúng ta. Duy chỉ có văn học nghệ thuật và kỉ niệm về tình yêu là có sức sống lâu dài.
(3) MÌNH VÀ TA
Mình là ta đấy thôi, ta vẫn gửi cho mình.
Sâu thẳm mình ư? Lại là ta đấy!
Ta gửi tro, mình nhen thành lửa cháy,
Gửi viên đá con. mình dựng lại nên thành.
(Chế Lan Viên, Ta gứi cho mình, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1986)
a) Giải thích rõ quan niệm của Chế Lan Viên về mối quan hệ giữa người đọc (mình) và nhà văn (ta) ở các câu 1. 2.
b) Nói rõ quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản vẫn học và tác phẩm văn học trong tâm trí của người đọc ở các câu 3, 4.
Gợi ý:
a) Thơ Chế Lan Viên rất giàu chất triết lí và đây là một trong những bài thơ như thế. Chỉ có điều, cái chất triết lí ấy không phải được trình bày một cách khô khan mà trình bày bằng những hình tượng giàu tính nghệ thuật. Ví như trong hai câu đầu của bài thơ này, nhà thơ đã có một liên tưởng sâu sắc và tinh tế khi so sánh mối quan hệ giữa bạn đọc và nhà văn như hai người tri kỉ (mình với ta):
Mình là ta đấy thôi, ta vẫn gửi cho mình.
Sâu thẳm mình ư? Lại là ta đấy!
Đúng vậy! Thực ra chỗ sâu thẳm trong tâm hồn người đọc cũng chính là chỗ mà người viết tìm đến khai thác và diễn tả. Nó cũng là cái đích mà người viết muốn vươn tới để sáng tạo nên những áng văn chương bất hủ, mang đậm tính nhân dân và tiêu biểu cho tâm hồn dân tộc. Ngược lại, người đọc vừa là những người bạn đồng hành, vừa là người kiểm nghiệm, định giá và khẳng định hay phủ định những điều mà nhà văn gửi gắm trong tác phẩm văn chương.
b) Trong hai câu thơ tiếp:
Ta gửi tro, mình nhen thành lửa cháy,
Gửi viên đá con, mình dựng lại nên thành.
Nhà thơ Chế Lan Viên lại muốn nói lên quá trình từ văn bản của nhà văn đến tác phẩm vãn học trong tâm trí của người đọc. Theo đó, một tác phẩm văn chương chỉ trở thành tác phẩm văn chương thực sự khi nó đến tay độc giả. Thêm nữa, quá trình đi từ văn bản của nhà văn đến tác phẩm trong tâm trí người đọc không phải là một quá trình sao chép hoàn toàn thụ động của người xem sách. Nhà văn khi sáng tác đã tự “để ra” những “khoảng trống” cho người đọc và kế đó trong quá trình tiếp nhận, người đọc lại tiếp tục phát huy tính chủ động sáng tạo của mình (từ tro nhen lên thành lửa, từ đá dựng lại nên thành). Cứ thế, tác phẩm văn chương tồn tại trong trạng thái động và có sức cuốn hút người đọc nhiều thời với nhiều thế hệ khác nhau.
Mai Thu
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Tuần 35 – Ôn tập phần Làm văn
Tuần 35 – Ôn tập phần Làm văn Hướng dẫn I – PHẦN LÍ THUYẾT [...]
Th1
Tuần 34 – Tổng kết phần Văn học
Tuần 34 – Tổng kết phần Văn học Hướng dẫn 1. Tổng kết khái quát [...]
Th1
Tuần 33 – Viết quảng cáo
Tuần 33 – Viết quảng cáo Hướng dẫn I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN [...]
Th1
Tuần 33 – Luyện tập viết đoạn văn nghị luận
Tuần 33 – Luyện tập viết đoạn văn nghị luận Hướng dẫn I – KIẾN [...]
Th1
Tuần 33 – Ôn tập phần tiếng Việt
Tuần 33 – Ôn tập phần tiếng Việt Hướng dẫn 1. Nhắc lại những kiến [...]
Th1
Tuần 32 – Viết bài làm văn số 7: Văn nghị luận (Bài làm ở nhà)
Tuần 32 – Viết bài làm văn số 7: Văn nghị luận (Bài làm ở [...]
Th1