Tuần 30 – Phát biểu tự do

Tuần 30 – Phát biểu tự do

Hướng dẫn

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

– Trong cuộc sống, người ta có thể gặp những tình huống cần phát biểu không theo các nội dung đã chuẩn bị sẩn như trong hình thức phát biểu theo chủ đề. Hình thức phát biểu như thế được gọi là phát biểu tự do.

– Muốn thành cồng, người phát biểu tự do phải hiểu biết và có hứng thú với chủ đề mà mình đã chọn. Người phát biểu tự do còn cần phải quan tâm đến nhu cầu của người nghe, để từ đó tìm được nội dung và cách phát biểu thích hợp, có khả năng đem lại cho người nghe những điều đúng đắn, mới mẻ và bổ ích.

II – HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI

1. Anh (chị) hãy tìm một vài ví dụ ở đời sống quanh mình, của chính bản thân mình để chứng tỏ rằng: trong thực tế, không phải lúc nào con người cũng chỉ phát biểu những ý kiến mà mình dã chuẩn bị kĩ càng, theo những chủ đề định sẵn.

Ví dụ: Trong buổi họp lớp bất ngờ được mời phát biểu; được bạn bè, người thân hỏi ý kiến về một việc nào đó; được yêu cầu cho ý kiến trong một cuộc nói chuyện,…

2. Trên cơ sở những ví dụ đã tìm được anh (chị) hãy trả lời câu hỏi: Vì sao con người lại có nhu cầu phát biểu tự do.

Gợi ý: Con người có nhu cầu phát biểu tự do vì ai cũng muốn được nói lên những tâm tư, nguyện vọng, suy nghĩ của bản thân trước những sự vật, sự việc trong cuộc sống. Mặt khác, việc phát biểu còn khẳng định cái tôi của mỗi người, vì vậy phát biểu tự do là một hình thức để chúng ta tự khẳng định mình.

Xem thêm:  Tuần 28 - Diễn đạt trong văn nghị luận

3. Những ví dụ trên đây cho thấy, người phát biểu tự do thường không đủ thời gian đổ chuẩn bị cho lời phát biểu. Vậy phải làm thế nào để có thể đạt được thành công? Hãy chọn trong các phương án sau đây những câu trả lời đúng.

a) Không phát biểu những gì mình không hiểu và thích thú.

b) Phải bám sát chủ đề, không để bị xa đề hoặc lạc đề.

c) Phải tự rèn luyện để có thể nhanh chóng tìm ý và sắp xếp ý.

d) Nên xây dựng lời phát biểu thành một bài hoàn chỉnh.

e) Chỉ nên tập trung vào những nội dung có khả năng làm cho người nghe cảm thấy mới mẻ và thú vị.

g) Luôn luôn quan sát nét mặt, cử chỉ của người nghe để có sự điều chỉnh kịp thời.

(Các phương án nêu trên đều hợp lí)

4. Anh (chị) hãy tưởng tượng tình huống sau:

Anh (chị) đang có mặt giữa đông đảo bạn bè, mọi người đang trao đổi, bàn luận với nhau về những vấn đề (hiện tượng, câu chuyện,…) đang được bàn cãi sôi’ nổi trong giới trẻ… Anh (chị) có những ý kiến riêng về một chủ đề này khi nghe thảo luân và muốn phát biểu những ý kiến đó cho các bạn bè cùng nghe.

Hãy cho biết:

a) Anh (chị) định phát biểu về chủ đề cụ thể nào?

Gợi ý: Việc nói năng chêm xen tiếng nước ngoài, các kênh truyền hình đáng quan tâm, việc lựa chọn khối thi – trường thi (đại học),…

Xem thêm:  Tuần 26 - Thuốc

b) Vì sao anh (chị) lựa chọn chủ đề ấy.

Người phát biểu dựa váo hoàn cảnh cụ thể để lựa chọn lí do phù hợp (đó là vấn đề bản thân quan tâm, vấn đề đang được sự chú ý của dư luận, vấn đề đang gây bức xúc,…).

c) Anh (chị) đã phác nhanh trong óc mình những ý chính nào của lời phát biểu và đã sắp xếp chúng lại theo thứ tự nào?

Gợi ý:

– Nêu thực trạng của vấn đề: vấn đề đó đang diễn ra như thế nào? Sự quan tâm của dư luận ra sao / tính cấp thiết của vấn đề như thế nào?

– Thực trạng đó cần được biểu dương / nhân rộng hoặc đáng bị lên án như thế nào? Tại sao?

Phương pháp để nhân rộng / ngăn chặn những sự việc trên?

d) Anh (chị) định làm thế nào để thu hút sự chú ý của người nghe.

– Nhấn mạnh những chỗ có ý nghĩa quan trọng trong lời phát biểu.

– Đưa ra những thông tin mới, bất ngờ, có sức gây ấn tượng.

– Lồng nội dung phát biểu vào những câu chuyện kể lí thú, hấp dẫn.

– Tìm cách diễn đạt tiếp nhận trong hoàn cảnh thích hợp, có thêm sự biểu cảm hay hài hước.

– Thể hiện sự hào hứng của bản thân qua ánh mắt, giọng nói, điệu bộ.

– Tạo cảm giác gần gũi, có sự giao lưu giữa người nói và người nghe.

Xem thêm:  Tuần 21 - Vợ Nhặt

(Nên áp dụng tất cả các phương án trên)

III – HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Sưu tầm những lời phát biểu tự do mà anh (chị) đánh giá là đặc sắc, đáng kể cho mình học tập

Tham khảo ý kiến của nhân vật An-đơ-rơ-súc (Thép đã tôi thế đấy – Ô-xtơ-rốp-ki) về cái chết của nhân vật Ruồi Trâu trong tác phẩm cùng tên.

Chết mà biết mình chết vì một sự nghiệp gì thì chết cũng đáng lắm. Trong cái trường hợp ấy anh thấy mình có đủ sức mạnh để không sợ chết. Ta sẵn sàng đi đến cái chết một cách kiên nhẫn khi ta cảm thấy có chính nghĩa ở phía ta. Chính cái đó làm cho con người trở thành anh hùng đấy!

2. Giả sử anh (chị) tham gia cuộc thảo luận về một cuốn sách được giới trẻ quan tâm, yêu thích và đã phát biểu một cách tự do những ý kiến của riêng mình. Hãy ghi lại lời phát biểu của anh (chị) có những ưu điểm và hạn chế gì.

Gợi ý: Chú ý đến những khía cạnh sau trong bài phát biểu.

– Về nội dung: Đã đúng vấn đề chưa? Đã thể hiện hết ý kiến của mình chưa? Có đóng góp mới mẻ gì cho cuộc trao đổi?,…

– Về hình thức: Cách nói đã đúng mực chưa? Cử chỉ, tác phong thế nào? Cách trình bày có biểu cảm, hấp dẫn không?,…

Mai Thu