Tuần 30 – Nhìn về vốn văn hóa dân tộc
Hướng dẫn
I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
1. Trần Đình Hượu (1928 – 1995) quê ở Võ Liệt, Thanh Chương, Nghệ An. Từ 1963 đến 1993, ông giảng dạy tại Khoa Văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Ông chuyên nghiên cứu lịch sử tư tưởng và văn học Việt Nam trung cận đại. Tác phẩm tiêu biểu: Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900 -1930 (Chủ biên, 1988), Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại (1995), Đấn hiện đại từ truyền thống (1996),… Ông được phong Phó Giáo sư năm 1981 và nhân Giải thưởng Nhà nước về Khoa học xã hội và nhân văn nãm 2000.
2. Văn bản trích từ công trình Đến hiện đại từ truyền thống, phần Về vấn đề tìm đặc sắc văn hoá dân tộc, mục 5, phần II và toàn bộ phần III.
Đoạn trích thể hiện một cái nhìn khá toàn diện và sâu sắc của tác giả về những đặc trưng văn hoá của dân tộc Việt Nam. Theo đó, trên cơ sở phân tích những biểu hiện vừa phong phú, đa dạng vừa thống nhất trên cả hai mặt đời sống vật chất và tinh thần của xã hội, tác giả đã khái quát những mặt tích cực và một số hạn chế của văn hoá truyền thống. Bài viết khẳng định: "Giữa các dân tộc, chúng ta không thể tự hào là nền văn hoá của ta đồ sộ, có những cống hiến lớn lao cho nhân loại, hay có những đặc sắc nổi bật. […] ở ta, thần thoại không phong phú, tôn giáo hay triết học cũng đều không phát triển. Thực tế đó cho ta biết […] sự hạn chế của trình độ sản xuất, của đời sống xã hội. Đó là văn hoá của dân nông nghiệp định cư, không có nhu cầu lưu chuyển, trao đổi, không có sự kích thích của đô thị […]".
Một số nét đặc sắc văn hoá hoặc giả chắc chắn có liên quan gần gũi đến nó (theo cách gọi của tác giả) là: Người Việt Nam có thể coi là ít tinh thần tôn giáo. Họ coi trọng hiện thế, trần tục hơn thế giới bên kia. Trong cuộc sống, ý thức về cá nhân và sở hữu không phát triển cao. Con người được ưa chuông là con người hiển lành, tình nghĩa. Cái đẹp vừa ý là xinh, là khéo. Màu sắc chuông cái dịu dàng, thanh nhã, ghét sặc sỡ. Quy mô chuông sự vừa khéo, vừa xinh, phải khoảng. Giao tiếp ứng xử chuộng hợp tình, hợp lí, áo quần, trang sức, món ãn đều không chuộng sự cầu kì. Tất cả đều hướng vào cái đẹp dịu dàng, thanh lịch, duyên dáng và có quy mô vừa phải. Tinh thần chung của văn hoá Việt Nam là thiết thực, linh hoạt, dung hoà.
Tất cả những điều vừa nêu đã lắng đọng, đã ổn định, đã được dân tộc ta sàng lọc, tinh luyện để thành bản sắc của mình.
Bài viết có bố cục rõ ràng, ý tứ mạch lạc, vãn phong khoa học chính xác, lập luận chặt chẽ.
II – HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU BÀI
1. Trong đoạn trích, tác giả Trần Đình Hượu đã đề cập đến những đặc điểm của văn hoá truyền thống Việt Nam trên cơ sở các phương diện chủ yếu của đời sống tinh thần và vật chất, đó là: tôn giáo, nghệ thuật (kiến trúc, hội hoạ, văn học), ứng xử (giao tiếp cộng đồng, tập quán), sinh hoạt (ăn, ở, mặc). Những mặt tích cực và hạn chế của mỗi đặc điểm được trình bày đan xen vào nhau tạo cho bài văn sự uyển chuyển, hài hoà. Ví như, về tôn giáo: Người Việt không cuồng tín, không cực đoan mà dung hoà các tôn giáo khác nhau để tạo nên sự hài hoà, mặt khác họ cũng không tìm sự siêu thoát tinh thần bằng tôn giáo, về nghệ thuật: Người Việt sáng tạo được những tác phẩm tinh tế nhưng không có quy mô lớn, không mang vẻ đẹp kì vĩ, tráng lệ, phi thường, về ứng xử: Người Việt ưa chuộng con người hiền lành, tình nghĩa, không chuông trí dũng; không kì thị cực đoan, thích yên ổn. về sinh hoạt: người Việt ưa sự chừng mực, vừa phải,… Có thể nói, đoạn trích đã nêu được những nét đặc thù của vốn văn hoá Việt Nam để phát huy tiếp tục những giá trị đó trong thời kì hiện đại.
Khi bàn về những đặc điểm nổi bật của văn hoá Việt Nam, tác giả một mặt rất khách quan, tỉnh táo trong việc phân tích, làm rõ những đặc điểm ấy: "Giữa các dân tộc, chúng ta không thể tự hào là nền văn hoá của ta là đồ sộ, có những cống hiến lớn lao cho nhân loại, hay có những đặc sắc nổi bật". Nhưng mặt khác, tác giả lại bày tỏ niềm yêu mến về những vốn văn hoá dân tộc mình: "Cái đẹp vừa ý là xinh, là khéo. Ta không háo hức cái tráng lệ, huy hoàng, không say mê cái huyền ảo, kì vĩ,…".
(Theo SGV Ngữ văn 12, tập hai)
2. Đặc điểm nổi bật của văn hoá Việt Nam: "Cái đẹp vừa ý là xinh, là khéo. Ta không háo hức cái tráng lệ, huy hoàng, không say mê cái huyền ảo, kì vĩ. Màu sắc chuộng cái dịu dàng, thanh nhã, ghét sặc sỡ. Quy mô chuông sự vừa khéo, vừa xinh, phải khoảng. Giao tiếp, ứng xử chuông hợp tình, hợp lí, áo quần, trang sức, món ăn đều không chuông sự cầu kì. Tất cả đều hướng vào cái đẹp dịu dàng, thanh lịch, duyên dáng và có quy mô vừa phải". Những nét bản sắc này hình thành từ chính thực tế địa lí, lịch sử, đời sống cộng đồng của người Việt cũng như hình thành trong quá trình giao lưu, tiếp xúc, tiếp nhận, biến đổi các giá trị văn hoá của một số nền văn hoá khác (như Trung Hoa, Ân Độ). Văn hoá Việt Nam giàu tính nhân bản, tinh tế, hướng tới sự hài hoà trên mọi phương diện.
Có thể lấy dẫn chứng trong đời sống như công trình kiến trúc chùa Một Cột, các lăng tẩm của vua chúa đời Nguyễn,…; dẫn chứng trong văn học có thể lấy những câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao,…: "Chim khôn kêu tiếng rảnh rang – Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe", "Lời chào cao hơn mâm cỗ",…
Có thể đối chiếu những điều đó với thực tế đời sống các dân tộc, các nền văn hoá khác: sự kì vĩ của những Kim tự tháp (Ai Cập), của Vạn lí trường thành (Trung Quốc), thái độ "phớt ãng-lê" của người Anh,…
3. Bài viết không tách bạch mặt tích cực cũng như hạn chế của văn hoá Việt Nam mà phân tích song song, xen kẽ nhau. Thậm chí ngay trong những mặt tích cực cũng hàm chứa những hạn chế. Do tính chất trọng sự dung hoà trong tất cả các lĩnh vực của đời sống tinh thần và vật chất nên văn hoá Việt Nam chưa có một vóc lớn lao, chưa có một vị trí quan trọng, chưa nổi bật và chưa có khả năng tạo được ảnh hưởng sâu sắc tới các nền văn hoá khác. Trong tâm lí của người Việt: "Đối với cái dị kỉ, cái mới, không dễ hoà hợp nhưng cũng không cự tuyệt đến cùng, chấp nhận cái gì vừa phải, hợp với mình nhưng cũng chần chừ, dè dặt, giữ mình". Nét tâm lí – văn hoá này khiến văn hoá Việt Nam không có những xung đột quyết liệt về tôn giáo, sắc tộc như ở các cộng đồng khác nhưng nó lại gây ra sức ì, cản trở bước phát triển mạnh mẽ, những cách tân táo bạo hay những khám phá phi thường – điều kiện để tạo nên những giá trị văn hoá có tầm vóc lớn lao. Từ việc phân tích những nét tâm lí – vãn hoá như trên, tác giả Trần Đình Hượu đã chỉ rõ những hạn chế trong các phương diện của vốn văn hoá truyền thống: "Tôn giáo hay triết học cũng đều không phát triển", "Không có một ngành khoa học, kĩ thuật, giả khoa học nào phát triển đến thành có truyền thống. Âm nhạc, hội hoạ, kiến trúc đều không phát triển đến tuyệt kĩ", "Không chuông trí mà cũng không chuộng dũng. Dân tộc chống ngoại xâm liên tục nhưng không thượng võ", "Không ca tụng trí tuệ mà ca tụng sự khôn khéo", "Không có công trình kiến trúc nào, kể cả của vua chúa, nhằm vào sự vĩnh viễn". Tất cả những điều này cho thấy, bản chất của văn hoá truyền thống: "Đó là vãn hoá của dân nông nghiệp định cư, không có nhu cầu lưu chuyển, trao đổi, không có sự kích thích của đô thị". Theo tác giả, nguyên nhân của những hạn chế này: "Phải chăng đó là kết quả của ý thức lâu đời về sự nhỏ yếu, về thực tế nhiều khó khăn, nhiều bất trắc?" của dân tộc.
4. Những tôn giáo có ảnh hưởng mạnh nhất đến văn hoá truyền thống của Việt Nam: Phật giáo, Nho giáo. Người Việt Nam tiếp nhận những tư tưởng tôn giáo này trên cơ sở chọn lọc những tư tưởng tiến bộ, nhân văn của những tôn giáo đó: sự từ bi, hỉ xả của đạo Phật, khao khát giúp nước cứu đời của đạo Nho,… Người Việt thờ Phật để hướng thiện chứ không phải để giác ngộ, siêu thoát. Lịch sử đã ghi nhận trong nhiều giai đoạn (nhất là thời Lí, Trần), các nhà sư cũng tích cực nhập thế giúp nước, giúp đời; khi đất nước an bình lại lui về cửa Phật tĩnh tâm tu hành, cầu mong cho quốc thái, dân an. Nho giáo cũng ảnh hưởng mạnh mẽ và rộng rãi đến đời sống văn hoá người Việt, tuy nhiên nó không trở thành tư tưởng cực đoan. Ví như, tư tưởng trung quân ái quốc, tôn sư trọng đạo của Nho giáo được người Việt tiếp thu theo hướng phù hợp với xã hội và tâm lí của mình (dù vẫn rất coi trọng: "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư" nhưng cũng không quên nhắc nhở: "Học thầy không tày học bạn"). Trong hê thống tư tưởng của Nho giáo, tư tưởng nhân nghĩa được nhiều nhà nho yêu nước Việt Nam tiếp nhận ở những khía cạnh tích cực để tạo nên sức mạnh tinh thần cho dân tộc. Có thể thấy rõ điều này trong các tác phẩm: Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi), Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu).
5. Kết luận trên đã đánh giá khách quan tinh thần chung của nền văn hoá dân tộc. Đó không phải là sự sáng tạo, tìm tòi, khai phá nhưng nó đã khẳng định được sự khéo léo, tinh tế, uyển chuyển của người Việt trong việc thu nhận và hấp thu những tinh hoa văn hoá của nhân loại. Chính tinh thần chung đó đã tạo thành một nét riêng độc đáo của văn hoá Việt Nam.
6. Dân tộc ta trải qua một thời gian dài bị đô hộ, áp bức và đồng hoá. Những giá trị văn hoá gốc phần nhiều đã bị mai một, xoá nhoà. Bởi vậy, văn hoá Việt Nam không thể trông cậy nhiều vào khả năng tạo tác. Chúng ta "trông cậy vào khả năng chiếm lĩnh, khả năng đồng hoá các giá trị văn hoá bên ngoài". Và dân tộc ta thực sự có bản lĩnh trong vấn đề này.
Chúng ta tiếp thu nhưng không bao giờ rập khuôn máy móc văn hoá của quốc gia khác. Tiếp nhận văn hoá ngoại lai, người Việt ngay lập tức biến đổi để nó mang những ý nghĩa riêng của dân tộc mình. Lấy ví dụ trong thơ ca. Chúng ta sử dụng chữ Hán làm chữ viết chính nhưng sau đó, trên cơ sở chữ Hán chúng ta lại sáng tạo ra chữ Nôm để khẳng định bản sắc dân tộc. Chúng ta sử dụng các thể thơ Trung Quốc nhưng lại thổi vào đó những tư tưởng của dân tộc mình, cảnh sắc của quê hương mình (Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương,…).
Ill – HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Viết một bài luân về một trong những vấn đề sau:
1. Anh (chị) hiểu thế nào là truyền thống tôn sư trọng đạo – một nét đẹp của văn hoá Việt Nam? Trình bày những suy nghĩ của anh (chị) về truyền thống này trong nhà trường và xã hội hiện nay.
Hướng dẫn:
– Giải thích nghĩa của thành ngữ: tôn sư trọng đạo.
– Những biểu hiện của truyền thống này trong thời đại xưa và nay?
– Những suy nghĩ về truyền thống này trong nhà trường và xã hội hiện nay.
+ Đã và đang được phát huy một cách tốt đẹp.
+ Có những hiện tượng lợi dụng, lạm dụng cẩn lên án và xoá bỏ.
2. Theo anh (chị), nét đẹp văn hoá gây ấn tượng nhất trong những ngày Tết Nguyên Đán của Việt Nam là gì? Trình bày hiểu biết và quan điểm của anh (chị) về vấn đề này.
Hướng dẫn: Có thể lựa chọn một trong những nét đẹp sau.
– Nấu bánh chưng: Cả gia đình đoàn tụ quây quần thể hiện tinh thần đoàn kết, hướng về cội nguồn.
– Đi chúc Tết: Thể hiện mong muốn những điều tốt đẹp sẽ đến với người thân, bạn bè.
– Trồng cây ngày Tết: Do Bác Hồ phát động thể hiện mong muốn một năm mới nhiều may mắn, phát tài lộc,…
Những nét đẹp văn hoá trên đều là những truyền thống văn hoá cần được bảo tồn và phát huy.
3. Theo anh (chị), hủ tục cần bài trừ nhất trong các ngày lễ, Tết ở Việt Nam là gì? Trình bày hiểu biết và quan điểm của anh (chị) về vấn đề này.
Hướng dẫn:
Có thể lựa chọn: tụ tập rượu chè, đốt vàng mã, cúng bái,… Đây đều là những tàn dư phong kiến còn sót lại, là sản phẩm của thái độ chây lười, mê tín dị đoan có hại cho đời sống cá nhân, gia đình và toàn xã hội.
Mai Thu
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Soạn bài: Tuần 35 – Kiểm tra tổng hợp cuối năm
Soạn bài: Tuần 35 – Kiểm tra tổng hợp cuối năm Hướng dẫn I – [...]
Th3
Tuần 34 – Ôn tập phần văn học
Tuần 34 – Ôn tập phần văn học Hướng dẫn 1. Những phát hiện khác [...]
Th1
Tuần 33 – Tổng kết phần tiếng Việt: Lịch sử, đặc điểm loại hình và các phong cách ngôn ngữ
Tuần 33 – Tổng kết phần tiếng Việt: Lịch sử, đặc điểm loại hình và [...]
Th1
Tuần 33 – Giá trị văn học và tiếp nhận văn học
Tuần 33 – Giá trị văn học và tiếp nhận văn học Hướng dẫn I [...]
Th1
Tuần 32 – Ôn tập phần làm văn
Tuần 32 – Ôn tập phần làm văn Hướng dẫn I – KIẾN THỨC ÔN [...]
Th1
Tuần 32 – Tổng kết phần tiếng Việt: hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
Tuần 32 – Tổng kết phần tiếng Việt: hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ [...]
Th1