Tuần 26 – Hồi trống Cổ Thành (trích hồi 28 – Tam quốc diễn nghĩa)
Hướng dẫn
I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
1. La Quán Tiling (1330 – 1400?) tên La Bản, hiệu Hồ Hải tản nhân, người Thái Nguyên thuộc tỉnh Sơn Tây cũ. La Bản tính tình cô độc, lẻ loi, thường thích một mình ngao du đây đó. Khi nhà Minh được thành lập, ông chuyên tâm sưu tầm và biên soạn dã sử. Tác phẩm hiện còn: Tam quốc diễn nghĩa, Tuỳ Đường lưỡng triều chí truyện, tấn Đường ngũ đại sử diễn nghĩa, Bình yêu truyện,…
La Quán Trung là người đầu tiên có đóng góp xuất sắc cho sự hình thành và phát triển của trường phái tiểu thuyết lịch sử thời Minh Thanh ở Trung Hoa.
2. Tam quốc diễn nghĩa thuộc loại tiểu thuyết chương hồi, ra đời vào thời Minh (1368 – 1644), gồm 120 hồi, kể về cục diện “cát cứ phân tranh” trong thời gian gần 100 năm của nước Trung Quốc thời Tam quốc – với ba tập đoàn phong kiến Nguy, Thục, Ngô (thế kỉ II và III). Trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa, các sự kiện được trần thuật theo trình tự thời gian; tính cách nhân vật được khắc hoạ chủ yếu qua hành động và ngôn ngữ đối thoại.
3. Đoạn trích Hồi trống cổ Thánh thuộc hồi 28, kể lại sự kiện anh em Quan Công, Trương Phi hội ngộ. La Quán Trung thể hiện nổi bật tính cách bộc trực, ngay thẳng của Trương Phi, đồng thời ngợi ca tình nghĩa “vườn đào” cao đẹp của anh em Lưu Bị, Vân Trường, Trương Phi.
II – HƯỚNG DẪN ĐỌC – HlỂU VĂN BẢN
1. Trong Tam quốc diễn nghĩa, Trương Phi là một con người ngay thẳng, không chấp nhân bất cứ một sự quanh co, lắt léo nào, với kẻ thù chỉ có thể nói chuyện bằng gươm đao. Vì thế, dù rất nặng lòng trung nghĩa và coi trọng lời thề son sắt năm xưa nhưng khi nghe tin Quan Công hàng Tào Tháo, Trương Phi đã nổi giận và chỉ chờ có dịp được giáp mặt Vân Trường để nói rõ đen trắng bằng giáo gươm. Trương Phi nổi giận vì nghĩ Quan Công không còn trung tín, phản bội lời thề bỏ anh theo Tào Tháo, phụ nghĩa “vườn đào”. Thế nên khi vừa nghe tin Quan Công đến, Trương Phi mới hành động một cách vô cùng bộc trực: Phi “mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm", chẳng nói chẳng rằng lên ngựa đi tất… múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công.
2. Trong đoạn trích này, Hồi trống cổ Thành đã trở thành một biểu tượng nghệ thuật. Nó là chi tiết quan trọng đẩy kịch tính truyện lên đến cao trào nhằm làm nổi bật tính cách nóng nảy của Trương Phi, đồng thời giúp nhân vật Quan Công có dịp để bộc lộ trọn vẹn cái trung tín.và phẩm chất siêu việt của người anh hùng trong chiến trận. Tiêu đề Hồi trống cổ Thành đã thể hiện được đầy đủ nội dung tư tưởng của đoạn trích. Nó là hồi trống ra quân, cũng là hồi trống thu quân, hồi trống giải oan, hồi trống đoàn tụ.
3. Ý kiến cho rằng “nóng như Trương Phi” còn là nóng lòng muốn biết sự thực, nóng lòng xác định phải trái, đúng sai, chứ không chỉ là nóng nảy do cá tính gàn dở là có lí. Nói Trương Phi là người nóng tính vì nhân vật này thiếu sự bình tĩnh trước tình huống đột ngột khó giải quyết. Con người này thường hay phản ứng tức thì, thiếu những suy nghĩ chín chắn. Nhưng cũng là người không chịu được những lắt léo, quanh co nên trước mọi sự hồ nghi, Trương Phi đều có mong muốn nhanh chóng làm cho rõ trắng đen, phải trái. Tính cách cương trực của Trương Phi có mặt tốt là sự thẳng thắn. Thế nhưng cũng có khi, dễ dãn đến những hành động lỗ mãng và thô bạo. Nhìn chung đoạn trích đã khắc hoạ khá sinh động, chân thực và điển hình tính cách của Trương Phi.
4. Tam quốc diễn nghĩa giàu màu sắc của thể loại sử thi anh hùng. Nó rền vang âm hưởng anh hùng ca chiến trận với những con người và những sự việc to lớn, siêu phàm. Mỗi hồi trong truyện giống như một màn kịch ngắn căng thẳng và hấp dẫn, có dẫn dắt, có diễn biến, có cao trào và có phần giải quyết. Ở trong đoạn trích này, chi tiết Trương Phi thẳng tay giục trống cho Quan Công ra trận là cao trào của truyện. Nó khiến cho cuộc hội ngộ và giải oan của những người anh hùng thực sự mang màu sắc của một bản hùng ca. Hồi trống giục vừa là thước đo tài năng của Quan Công, vừa thể hiện tính cách bộc trực của Trương Phi, vừa tạo ra không khí hào hùng – không khí của cái thời Tam quốc phân tranh. Nó làm cho đoạn văn đậm đà không khí chiến trận và khí phách anh hùng, đậm đà cái “ý vị Tam quốc".
Ill – HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
1. Tóm tắt đoạn trích:
Quan Công đưa hai chị sang Nhiĩ Nam. Kéo quân đến cổ Thành thì nghe nói Trương Phi đã cướp được thành và đang ở đó. Quan Công mừng rỡ sai Tôn Càn vào thành háo Trương Phi ra đón hai chị.
Trương Phỉ khi ây đang tức giận, nghe tin báo liền sai quân lính mở cổng thành, rồi một mình một ngựa vác bát xà mâu lao đến đòi giết Quan Công. Quan Cóng bị bất ngờ nhưng rất may tránh kịp nên không mất mạng. Đang nóng giận, Trương Phi nhất quyết không chịu ghi nhận lòng trung của Quan Công dù cả hai vị phu nhân và Tôn Càn đã hết lời thanh minh, nói rõ sự thật.
Giữa lúc đang bối rối chưa biết giải quyết ra sao thì đột nhiên ở đằng xa, Sái Dương mang quân Tào đuổi tới. Trương Phi càng thêm tức giận vì nghĩ Quan Công cho quân lính đến bắt mình. Trương Phi buộc Vân Trường phải lấy đầu ngay tên tướng đó để chứng thực lòng trung. Quan Công không nói một lời, múa long đao xô lại. Chưa dứt một hồi trống giục, đầu Sái Dương đã lăn dưới đất. Quan Công bắt một tên lính đến kể rỗ cho Trương Phi nghe những việc lúc ở Hứa Đô. Bấy giờ, Trương Phi mới tin anh là thực. Trương Phi mời hai chị vào thành rồi cúi đầu sụp lạy xin lỗi Quan Cóng.
2. Những chi tiết nghệ thuật làm nổi bật lên tính cách của nhân vật Trương Phi:
– Trương Phi trong khi đang chờ nghe ngóng tin của Huyền Đức, một hôm “chợt đi qua Cổ Thành, vào huyện vay lương thực. Quan huyện không cho vay. Phi nổi giận đuổi quan huyện đi, cướp lấy ấn thụ, chiếm thành…".
– Khi nghe tin Quan Công đến, Phi “chẳng nói chẳng rằng, lập tức mặc áo giáp, vác mâu lên ngựa, dẫn một nghìn quân, đi tắt ra cửa bắc…”.
– Thấy Quan Công, “Trương Phi mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công".
– Khi đối thoại với anh, Trương Phi dùng những lời thẳng thắn có pha sự tức giận và lỗ mãng như đang nói chuyện với kẻ thù vậy: “Trương Phi hầm hầm quát: Mày đã bội nghĩa […] tao quyết liều sống chết với mày,… ”.
– Đặc biệt là chi tiết Trương Phi thẳng cánh đánh trống giục Vân Trường chém tướng Tào là Sái Dương như vừa thách thức, vừa trút lên đôi tay bao giận dữ đang sôi sục trong lòng.
– Thế nhưng khi mọi sự đã rõ ràng hết cả, Trương Phi lại hồn nhiên như đứa trẻ “rỏ nước mắt khóc, thụp lạy Vân Trường”.
Chuỗi những chi tiết nghệ thuật trên đây đã khắc hoạ khá rõ nét tính cách xốc nổi, bộc trực của Trương Phi, một nhân vật đã in sâu trong tâm trí của mỗi người như là một biểu tượng về hình ảnh con người chính trực, thẳng thắn nhiều khi đến đơn giản thậm chí có phần thô lỗ.
3. Trương Phi là con người “thẳng như làn tên bắn, sáng như tấm gương soi”, trực tính, không biết quanh co, mọi sự đều thích đen trắng phải rõ ràng… Vì thế, chỉ vừa mới nghe tin Quan Công đến liền nổi giận đùng đùng, “chẳng nói chẳng rằng, lập tức mặc áo giáp, vác mâu lên ngựa”. Khi trông thấy Quan Công thì “mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công”. Kế đó, Phi lại gạt phắt qua một bên lời thanh minh hộ Vân Trường của hai chị dâu và của Tôn Càn để thẳng tay giục trống. Nhìn chung, Trương Phi cương trực, nói là làm; nhiều khi hành động đơn giản, lỗ mãng, có lúc thô bạo.
Khác với Trương Phi, Quan Công tỏ ra rất độ lượng và từ tốn trong ứng xử. Trước thái độ có phần ngang ngược và xốc nổi của người em kết nghĩa, Quan Công-nhún mình để thanh minh. Thanh mình không được, Quan Công viện đến hai chị giải thích, rồi cuối cùng sẵn sàng chấp nhận điều kiện khắc nghiệt để minh oan…
Dù tính cách của các nhân vật có phần phức tạp, song nhìn chung, bằng tài nãng khắc hoạ tính cách nhân vật thông qua hành động, La Quán Trung đã làm nổi bật lên ở cả Trương Phi lần Vân Trường vẻ đẹp uy vũ, siêu phàm và trung nghĩa của những người anh hùng chiến trận.
Mai Thu
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Tuần 35 – Ôn tập phần Làm văn
Tuần 35 – Ôn tập phần Làm văn Hướng dẫn I – PHẦN LÍ THUYẾT [...]
Th1
Tuần 34 – Tổng kết phần Văn học
Tuần 34 – Tổng kết phần Văn học Hướng dẫn 1. Tổng kết khái quát [...]
Th1
Tuần 33 – Viết quảng cáo
Tuần 33 – Viết quảng cáo Hướng dẫn I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN [...]
Th1
Tuần 33 – Luyện tập viết đoạn văn nghị luận
Tuần 33 – Luyện tập viết đoạn văn nghị luận Hướng dẫn I – KIẾN [...]
Th1
Tuần 33 – Ôn tập phần tiếng Việt
Tuần 33 – Ôn tập phần tiếng Việt Hướng dẫn 1. Nhắc lại những kiến [...]
Th1
Tuần 32 – Viết bài làm văn số 7: Văn nghị luận (Bài làm ở nhà)
Tuần 32 – Viết bài làm văn số 7: Văn nghị luận (Bài làm ở [...]
Th1