Tuần 24 – Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Tản Viên từ phán sự lục – trích Truyền kì mạn lục)

Tuần 24 – Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Tản Viên từ phán sự lục – trích Truyền kì mạn lục)

Hướng dẫn

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Nguyễn Dữ (chưa rõ nãm sinh, năm mất), sống vào khoảng thế kỉ XVI, người xã Đỗ Tùng, Trường Tân nay là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Cha ông là tiến sĩ đời Lê Thánh Tông, bản thân cũng đã từng đi thi và làm quan nhưng không bao lâu ông từ quan về ở ẩn. Trước tác của ông có tác phẩm nổi tiếng Truyền kì mạn lục, một tác phẩm thể hiện quan niệm sống và tấm lòng của ông trước cuộc đời.

2. Truyền kì là một thể loại văn xuôi tự sự thời trung đại phản ánh hiện thực qua các yếu tố kì lạ, hoang đường. Trong truyện truyền kì, thế giới con người và thế giới cõi âm với những thần linh, ma quỷ có sự tương giao làm nên sự hấp dẫn đặc biệt cho thể loại. Tuy nhiên, đằng sau những chi tiết phi hiện thực là những vấn đề cốt lõi của đời sống xã hội cũng như những quan niệm và thái độ của tác giả đối với nhân sinh.

3. Truyền kì mạn lục viết bằng chữ Hán, gồm 20 truyện, được viết vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVI. Các truyện hầu hết gắn với thời Lí, Trần, Hồ, Lê sơ và đều mang yếu tố hoang đường. Nhưng đằng sau những yếu tố hoang đường đó chính là hiện thực xã hội phong kiến đương thời với đầy rẫy những xấu xa mà tác giả muốn vạch trần, phê phán. Qua mỗi tác phẩm, người đọc thấy được số phận bi thảm của những con người nhỏ bé trong xã hội, những bi kịch tình yêu mà thiệt thòi thường rơi vào người phụ nữ. Tập truyện của Nguyễn Dữ thể hiện tinh thần dân tộc, bộc lộ niềm tự hào về nhân tài, văn hoá nước Việt, đề cao đạo đức, nhân hậu, thuỷ chung, đồng thời khẳng định quan điểm sống “lánh đục về trong” của các trí thức ẩn dật đương thời.

Truyền kì mạn lục không chỉ có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc mà còn có giá trị nghệ thuật cao. Nó là một tuyệt tác của thể loại truyện truyền kì, từng được khen tặng là “thiên cổ kì bút" (Vũ Khâm Lân).

4. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là một trong những truyện ngắn hay trong tập Truyền kì mạn lục. Câu chuyện ngợi ca-phẩm chất dũng cảm, kiên cường của nhân vật chính Ngô Tử Văn – đại biểu cho chính nghĩa chống lại các thế lực gian tà. Qua tác phẩm, nhà văn đã củng cố lòng tin yêu của con người vào chính nghĩa và niềm tự hào về người trí thức Việt Nam.

Xem thêm:  Tuần 27 - Lập dàn ý bài văn nghị luận

II – HƯỚNG DẪN ĐỌC – HlỂU VĂN BẢN

1. Việc làm của Ngô Tử Văn mang nhiều ý nghĩa. Nó vừa thể hiện sự khẳng khái, chính trực và dũng cảm muốn vì dân trừ hại, vừa thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ qua việc diệt trừ tên giặc xâm lược hung bạo, bảo vệ Thổ thần nước Việt, người từng có công giúp Lí Nam Đế chống ngoại xâm.

Câu trả lời a chỉ đúng một phần vì Ngô Tử Văn chỉ đả phá sự ngu tín của nhân dân khi họ tin vào cả những thần ác, thần bất chính, chứ không đả phá tập tục thờ cúng thần linh nói chung. Câu trả lời c thì hoàn toàn sai vì Tử Văn không đốt đền một cách vô căn cứ. Như vậy, đáp án xác đáng nhất là sự kết hợp của hai phương án b và d.

2. Chi tiết Diêm Vương xử kiện ở âm phủ là một chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm. Chi tiết này thể hiện niềm tin của người trung đại về một thế giới khác bên cạnh cõi trần (thế giới âm phủ), nơi con người sau khi chết sẽ phải đến để nhận sự phán xét và thưởng phạt về những việc làm của mình khi còn sống. Nó cũng đồng thời thể hiện khát vọng công lí chưa thực hiện được trong cuộc sống trần thế của người xưa. Đây là một bước ngoặt của câu chuyện, là chi tiết cần thiết nhằm đẩy kịch tính của truyện lên đến cao trào để nhân vật chính có dịp bộc lộ bản lĩnh và khí phách của mình. Nó cũng mang ý nghĩa khuyên răn, nhằm giáo dục con người nên sống và hành động thế nào cho đúng đắn, hợp lẽ phải, tránh làm điều ác.

3. Phán sự là chức quan chuyên xem xét về các vụ kiện tụng, giúp việc cho người xử án – đó là chức quan thực hiện công lí. Chàng trai Ngô Tử Văn đã dũng cảm đứng lên bảo vệ công lí và chính nghĩa, vì thế chức Phán sự ở đền Tản Viên như là một sự thưởng công xứng đáng, có ý nghĩa nêu gương cho người sau, khích lệ mọi người dũng cảm đấu tranh chống cái ác, bảo vệ công lí.

4. Về nghệ thuật kể chuyện:

– Câu chuyện được mở đầu bằng chi tiết Tử Văn “châm lửa đốt đền, mọi người đều lắc đầu lè lưỡi, lo sợ thay cho Tử Văn…”. Chi tiết này ngay lập tức gây được sự chú ý của người đọc, đồng thời nó dự báo về những diễn biến căng thẳng và gay cấn sẽ nối tiếp diễn ra sau đó. Cách mở đầu truyện của Nguyễn Dữ như thế vừa hấp dẫn, vừa gây sự tò mò, tạo ra hứng thú cuốn người đọc đi sâu vào truyện.

– Câu chuyện được thắt nút và nối tiếp sau đó là những xung đột cứ dần căng thẳng rồi được đẩy lên đến cao trào:

+ Tử Vãn "thấy trong mình khó chịu, đầu lảo đảo và bụng run run, rồi nổi lên một cơn sốt nóng sốt rét”. Tử Vãn mơ màng thấy tên hung thần đến trách mắng, đe doạ.

+ Thổ thần đến báo cho Tử Văn biết sự việc đã trở nên nghiêm trọng: "Hắn quyết chống chọi với nhà thầy, hiện đã kiện thầy ở Minh ti” và bảo cho Tử Văn cách đối phó khi xuống Minh ti.

+ Bệnh Tử Văn nạng thêm, rồi bị quỷ sứ bắt đi đến chỗ dành cho những người gây tội ác sâu nặng trước đó ở trần gian. Quang cảnh ở đây thật rợn người: "’gió tanh sóng xám, hơi lạnh thấu xương”, "‘mấy vạn quỷ Dạ Xoa đều mắt xanh tóc đỏ, hình dáng nanh ác”.

+ Tử Văn bị giải đến trước điện của Diêm Vương, bị Diêm Vương quát mắng, nhưng vẫn bình tĩnh kể rõ đầu đuôi sự việc, "lời rất cứng cỏi, không chịu nhún nhường chút nào”.

– Câu chuyện được cởi nút khi lời của Tử Văn được chứng thực, sự thật được phơi bày, tên hung thần phải đền tội, người lương thiện, dũng cảm được sống lại và được đền đáp.

Nhìn chung cốt truyện của Nguyền Dữ giàu kịch tính, kết cấu chặt chẽ, lô gích, cuốn hút người đọc dõi theo từng tình tiết truyện. Cách dẫn truyện khéo léo, lối kể sinh động và hấp dẫn tạo được sự đồng cảm của người đọc với thái độ và quan điểm của nhà văn, nhất là thái độ ngợi ca người trí thức, ngợi ca tinh thần dân tộc, quan niệm ác giả ác báo,…

5. Chủ đề truyện:

Truyện có nhiều ý nghĩa (phản ánh hiện thực, ca ngợi những người trí thức dũng cảm,…) nhưng trong đó chủ yếu nhất vẫn là nhằm đề cao nhân vật Tử Văn – đại biểu cho người trí thức nước Việt giàu tinh thần dân tộc, yêu chuông chính nghĩa, dũng cảm cương trực, dám đấu tranh chống cái ác trừ hại cho dân.

Xem thêm:  Tuần 35 - Ôn tập phần Làm văn

III – HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Với yêu cầu viết đoạn kết của truyện, anh (chị) có thể đồng tình hay không đồng tình với kết thúc như đã có và đưa ra một cách kết thúc khác. Điều quan trọng là có thể giải thích một cách hợp lí và thuyết phục về ý kiến của mình.

2. Tóm tắt truyện.

Gợi ý: Khi tóm tắt truyện cần chú ý đảm bảo những chi tiết quan trọng:

– Ngô Tử Văn, một kẻ sĩ khảng khái, chính trực đã dũng cảm đốt đền của một tên hung thần vốn là một tên giặc xâm lược nước ta để trừ hại cho dân.

– Tên hung thần đe doạ Tử Văn nhưng chàng được Thổ thần bày cho cách đối phó.

– Tử Văn bị quỷ sứ bắt xuống âm phủ. Trước mặt Diêm Vưomg, Tử Văn đã dũng cảm và thẳng thắn vạch trần tội ác của tên giặc với đầy đủ chứng cớ. Cuối cùng tên giặc đã bị trừng trị, Thổ thần được phục chức và Tử Văn sống lại.

– Ngô Tử Văn được Thổ thần tiến cử giữ chức Phán sự đền Tản Viên.

Có thể tham khảo văn bản tóm tắt truyện dưới đây.

Ngô Tử Văn người đất Lạng Giang, vốn khảng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà thì không chịu được. Cuối đời Hồ, có tên giặc tử trận gần ngôi đền trong làng rồi làm yêu làm quái trong dân gian. Tử Văn tức giận bèn châm lửa đốt đền.

Về nhà, chàng lên cơn sốt rồi mơ thấy tên giặc kia đến doạ nhưng mặc kệ, cứ ngồi thản nhiên, chều tối lại có ông già đến, tự xưng là Thổ công. Ông già kể cho Tử Vãn rõ mọi sự tình rồi bày cho chàng cách ứng xử khi bị bắt xuống Minh ti.

Tử Văn đứng trước Diêm Vương tâu trình rõ đầu đuôi sự việc, lời lẽ rất cứng cỏi, không chịu nhún nhường chút nào. Diêm Vương sinh nghi bèn cho người đến đền Tản Viên để lấy chứng thực.

Quân lính về tâu, nhất nhất đúng lời Văn nói. Diêm Vương tức giận liền sai quân lính đày tên giặc giả danh kia xuống ngục Cửu u.

Tử Văn sống lại cùng dân làng mua gỗ dựng lại toà đền. Viên Thổ công cảm kích bèn đến mời Tử Vãn về làm Phán sự cho Đức Thánh Tản ở đền Tản Viên. Tử Văn nghe nói, vui vẻ nhận lời, bèn thu xếp việc nhà rồi không bệnh mà mất ngay sau đó.

Mai Thu