Tuần 21 – Khái quát lịch sử tiếng Việt
Hướng dẫn
I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẮN NẮM VỮNG
1. Lịch sử tiếng Việt gắn bó chặt chẽ với lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam. Những kết quả nghiên cứu đã chứng minh được tiếng Việt thuộc họ ngôn ngữ Nam Á, dòng Môn – Khmer và có quan hệ cội nguồn, họ hàng gần gũi với tiếng Mường. Tiếng Việt cũng có quan hệ tiếp xúc khá gần gũi với tiếng Thái, tiếng Ba-na, tiếng Hán,…
2. Tiếng Việt không ngừng phát triển qua các giai đoạn lịch sử, không ngừng vươn lên để thực hiện dầy đủ các chức năng và những đòi hỏi ngày càng cao, càng phong phú của đời sống xã hội. Trong quá trình này, tiếng Việt đã tiếp nhận và cải biến nhiều yếu tố ngôn ngữ từ bên ngoài đưa tới. Chính vì vậy mà tiếng Việt ngày càng trở nên phong phú, uyển chuyển, tinh tế và chuẩn xác.
Trong thời đại hiện nay, hơn lúc nào hết, chúng ta cần phải bảo vệ sự trong sáng và phải làm cho tiếng Việt ngày một trong sáng hơn. Để thực hiện được yêu cầu ấy, trước hết cần hiểu đúng và dùng đúng từ ngữ Việt, chống thái độ tuỳ tiện trong nói viết tiếng Việt và chống lạm dụng từ ngữ nước ngoài.
3. Trước khi có chữ Nôm, trong một thời gian khá dài của lịch sử, dân tộc ta phải dựa vào vãn tự Hán. Vì thế sự ra đời của chữ Nôm là một thành quả văn hoá lớn lao, thể hiện ý thức độc lập tự chủ rất cao của một dân tộc vốn rất giàu truyền thống. Song do còn tồn tại nhiều hạn chế, nên chữ Nôm vẫn không chiếm được vị trí chủ đạo trong đời sống. Giữa lúc đó, chữ quốc ngữ xuất hiện với những ưu điểm như sự đơn giản, thuận tiện, dễ viết, dễ đọc,… đã sớm trở thành hệ thống chữ viết ưu việt, đáp ứng được nhu cầu của toàn dân cũng như ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội và sự phát triển của đất nước ta.
II – HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
1. Nêu một số ví dụ để minh hoạ cho các biện pháp Việt hoá từ ngữ Hán được vay mượn:
– Việt hoá theo hình thức sao phỏng, dịch nghĩa ra tiếng Việt: Bô lão thành người cao tuổi, cẩm thạch thành đá hoa, chi lưu thành sông nhánh, ái quốc thành yêu nước,…
– Việt hoá theo kiểu nát gọn, đảo lại vị trí, thay đổi yếu tố: Chính đại quang minh thành quang minh chính đại, chính thị thành đích thị, diệp lục tố thành diệp lục, dương dương tự đắc thành tự đắc, đại trượng phu thành trượng phu,…
2. Cần nêu được các ưu điểm của chữ quốc ngữ: sự đơn giản, thuận tiện, dễ viết, dễ đọc. Những ưu điểm này rõ ‘ràng có tác dụng giúp cho việc phổ cập tiếng Việt được nhanh chóng, giúp cho quá trình sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp không gập khó khăn và do đó, nó có khả năng thúc đẩy các lĩnh vực khác của đời sống xã hội phát triển.
3. Tim yí dụ để minh hoạ cho ba cách thức đặt thuật ngữ khoa học:
– Phiên âm thuật ngữ khoa học của phương Tây: Base —> Bazơ (ba-dơ), cosin —> côsin, container—> công-te-nơ, laser —> ỉa-de,…
– Vay, mượn thuật ngữ khoa học, kĩ thuật qua tiếng Trung Quốc: Bán dẫn, biến trở, nguyên sinh, côn trùng học, đa bội,…
– Đặt thuật ngữ thuần Việt (dịch ý hoặc sao phỏng): Giống loài (thay cho chủng loại), âm khép, âm rung, máy tính, cà vạt, giấy chứng minh (thay cho chứng minh thừ),…
Mai Thu
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Tuần 35 – Ôn tập phần Làm văn
Tuần 35 – Ôn tập phần Làm văn Hướng dẫn I – PHẦN LÍ THUYẾT [...]
Th1
Tuần 34 – Tổng kết phần Văn học
Tuần 34 – Tổng kết phần Văn học Hướng dẫn 1. Tổng kết khái quát [...]
Th1
Tuần 33 – Viết quảng cáo
Tuần 33 – Viết quảng cáo Hướng dẫn I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN [...]
Th1
Tuần 33 – Luyện tập viết đoạn văn nghị luận
Tuần 33 – Luyện tập viết đoạn văn nghị luận Hướng dẫn I – KIẾN [...]
Th1
Tuần 33 – Ôn tập phần tiếng Việt
Tuần 33 – Ôn tập phần tiếng Việt Hướng dẫn 1. Nhắc lại những kiến [...]
Th1
Tuần 32 – Viết bài làm văn số 7: Văn nghị luận (Bài làm ở nhà)
Tuần 32 – Viết bài làm văn số 7: Văn nghị luận (Bài làm ở [...]
Th1