Tuần 21 – Đọc thêm: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (trích Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba)
Hướng dẫn
I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
1. Thân Nhán Trung (1418 – 1499), tự là Hậu Phủ, người làng Yên Ninh, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Ông đỗ tiến sĩ năm 1469, là người nổi tiếng văn chương, được vua Lê Thánh Tông rất tin dùng, thường cho vào hầu văn bút. Khi hội Tao đàn được thành lập, ông được ban phong là Tao đàn phó nguyên suý (chỉ đứng sau vua Lê Thánh Tông).
2. Vào triều Lê, để phát triển nền giáo dục nước nhà, khuyến khích nhân tài cống hiến hết mình cho đất nước, từ năm 1439 trở đi, nhà nước đặt ra lệ xướng danh, treo bảng, ban mũ áo, cấp ngựa, mở yến tiệc và vinh quy bái tổ cho những người đỗ đạt cao. Người đỗ tiến sĩ còn được khắc họ tên, quê quán vào bia đá để lưu danh hậu thế. Bài Đại Bảo tam niên Nhâm Tuất khoa tiến sĩ đê’ danh bi kí – Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba (1442) – do Thân Nhân Trung soạn năm 1484 thời Hồng Đức là một trong 82 bài văn bia tiến sĩ hiện còn lưu giữ ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội).
3. Khắc bia tiến sĩ là chính sách trọng dụng nhân tài rất đáng biểu dương của triều đại Lê Thánh Tông. Bởi nó không chỉ cho thấy sự quan tâm của nhà nước đối với nền giáo dục mà còn có ý nghĩa tích cực trong việc thúc đẩy phong trào học tập, khuyến khích người tài. Được tôn vinh, người hiền tài sẽ cống hiến hết mình cho đất nước và cũng là để làm rạng rỡ hơn thêm bảng vàng thành tích và học vấn của mình. Như thế, khắc bia tiến sĩ chẳng những là việc làm có ý nghĩa lớn với đương thời mà còn có ý nghĩa lâu dài với đời sau.
II – HƯỚNG DẪN ĐỌC – HlỂU VĂN BẢN
1. Người hiền tài là những người học rộng, tài cao, thông minh, sáng suốt. Đối với mỗi quốc gia, có thể coi đó là cái hạt nhân khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển.
– Người hiền tài có quan hệ lớn đến sự thịnh suy của mỗi quốc gia. ớ Trung Hoa ngày trước, vào thời Xuân Thu – Chiến Quốc rồi thời Tam Quốc phân tranh, các nước mạnh yếu khác nhau đều là nhờ vào việc trọng dụng nhân tài. Ở nước ta cả ngày trước và giờ đây cũng vậy, thời nào người hiền tài được trọng dụng, triều đại nào, chế độ nào được nhiều người hiền tài giúp sức thì phát triển ngày càng mạnh. Ngược lại, nếu đất nước thiếu đi những bậc hiền tài thì tất sẽ suy vong.
– Người hiền tài quan trọng đối với đất nước như vậy, thế nên, nhà nước đã từng hết sức quý chuộng hiền tài, làm mọi việc cho đến mức cao nhất để khuyến khích, phát triển nhân tài: đề cao danh tiếng, cho chức tước, cấp bậc, ghi tên ở bảng vàng, ban yến tiệc v.v. Những việc đã làm thâm chí còn chưa xứng với vai trò, vị trí của hiền tài, vì vậy cần phải khắc bia tiến sĩ để lưu danh sử sách. Những việc làm trên đây của nhà nước chính là những minh chứng hùng hồn nhất khẳng định vai trò của người hiền tài đối với mỗi quốc gia.
2. Ý nghĩa, tác dụng của việc khắc bia ghi tên tiến sĩ đối với đương thời và đối với các thế hệ sau:
– Khuyên khích nhân tài: ‘khiến cho kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn hâm mộ, rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua".
– Noi gương hiền tài, ngăn ngừa điều ác, "kẻ ác lấy đó làm răn, người thiện theo dó mà gắng".
– Làm cho đất nước hưng thịnh, bền vững dài lâu "dẫn việc dĩ vãng, chỉ lối tương lai, vừa để rèn giũa danh tiêhg cho sĩ phu, vừa để củng cố mệnh mạch cho nhà nước".
3. Bài học lịch sử rút ra từ việc khắc bia ghi tên tiến sĩ:
– Thời nào thì “hiền tài cũng là nguyên khí của quốc gia’". Vì thế, cần phải biết quý trọng nhân tài, phải có những chính sách đãi ngộ đối với họ, nhất là trong thời kì mở cửa nạn chảy máu chất xám không phải là hiếm như ngày nay.
– Trong thời kì mở cửa, người hiền tài không chỉ có ý nghĩa sống còn đối với sự thịnh suy của đất nước nói chung mà vai trò của họ còn được thể hiện ngay ở những cấp độ nhỏ hơn. Cơ quan, đơn vị nào biết trọng dụng người tài, có nhiều người có nãng lực tham gia vào công tác quản lý hoặc là những người lao động trưc tiếp thì đều có thể thúc đẩy công việc của mình một cách hiệu quả và nhanh chóng.
– Thấm nhuần tư tưởng ấy, nhà nước ta hiện nay cũng vẫn coi “giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Đồng thời vẫn tiếp tục có nhiều chính sách ưu đãi để người hiền tài có điều kiện được cống hiến hết mình cho đất nước.
4. Sơ đồ kết cấu bài vãn bia của Thân Nhân Trung
Mai Thu
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Tuần 35 – Ôn tập phần Làm văn
Tuần 35 – Ôn tập phần Làm văn Hướng dẫn I – PHẦN LÍ THUYẾT [...]
Th1
Tuần 34 – Tổng kết phần Văn học
Tuần 34 – Tổng kết phần Văn học Hướng dẫn 1. Tổng kết khái quát [...]
Th1
Tuần 33 – Viết quảng cáo
Tuần 33 – Viết quảng cáo Hướng dẫn I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN [...]
Th1
Tuần 33 – Luyện tập viết đoạn văn nghị luận
Tuần 33 – Luyện tập viết đoạn văn nghị luận Hướng dẫn I – KIẾN [...]
Th1
Tuần 33 – Ôn tập phần tiếng Việt
Tuần 33 – Ôn tập phần tiếng Việt Hướng dẫn 1. Nhắc lại những kiến [...]
Th1
Tuần 32 – Viết bài làm văn số 7: Văn nghị luận (Bài làm ở nhà)
Tuần 32 – Viết bài làm văn số 7: Văn nghị luận (Bài làm ở [...]
Th1