Tuần 19 – Phú sông Bạch Đằng (Bạch Đằng giang phú)

Tuần 19 – Phú sông Bạch Đằng (Bạch Đằng giang phú)

Hướng dẫn

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Trương Hán Siêu (? – 1354) tự là Thăng Phủ, người làng Phúc Am, huyện Yên Ninh (nay thuộc thành phố Ninh Bình), từng làm tới chức Hàn lâm học sĩ, rồi Tham tri chính sự. Trương Hán Siêu tính tình cương trực, học vấn uyên thâm, được các vua Trần tin cậy và được nhân dân vô cùng kính trọng. Trương Hán Siêu có công cùng Nguyễn Trung Ngạn soạn bộ Hoàng triều đại điển và bộ Hình thư.

Tác phẩm của Trương Hán Siêu hiện còn 4 bài thơ, 3 bài văn; trong đó có bài Phú sông Bạch Đằng nổi tiếng.

2. Sông Bạch Đằng từng ghi dấu nhiều chiến công oanh liệt trong lịch sử giữ nước của dân tộc ta. Tại đây, nãm 938, Ngô Quyền phá tan quân Nam Hán giết Lưu Hoằng Thao và trận thuỷ chiến năm 1288, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đánh tan quân Mông – Nguyên, bắt sống tướng giặc Ô Mã Nhi.

Từ xưa sông Bạch Đằng đã trở thành nguồn cảm hứng dồi dào của các tao nhân mặc khách. Trần Minh Tông viết Bạch Đằng giang, Nguyễn Trãi có Bạch Đằng hải khẩu, Nguyễn Mộng Tuân với Hậu Bạch Đằng giang phú,… Trong đó, bài Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu được nhiều người biết đến nhất.

3. Phú nghĩa đen có nghĩa là bày tỏ ra, phô bày ra. Phú là một thể văn có vần hoặc xen lẫn văn vần và văn xuôi, dùng để tả cảnh vật, phong tục, kể sự việc, bàn chuyện đời,… Phú có bốn loại: cổ phú, bài phú, luật phú, văn phú. Nhìn chung, một bài phú thường gồm 4 đoạn: đoạn mở, đoạn giải thích, đoạn bình luận và đoạn kết.

Bài Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu làm theo lối phú cổ thể – loại phú có từ trước thời Đường, có vần mà không đối, cuối bài thường được kết bằng thơ.

4. Phú sông Bạch Đằng là niềm tự hào về truyền thống yêu nước, về những chiến công lịch sử thông qua những hoài niệm sâu sắc về quá khứ oai hùng. Đồng thời, nó cũng là niềm tự hào về truyền thống đạo lí nhân nghĩa, về tư tưởng nhân văn của dân tộc thông qua việc đề cao vai trò, vị trí và đức độ của con người.

Xem thêm:  Tuần 20 - Tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh

5. Niềm tự hào, tự tôn dân tộc của bài văn được tạo ra bởi những hình ảnh nghệ thuật phóng khoáng, giàu sức gợi kết hợp trong những câu vãn vừa hào sảng, vừa vang vọng vừa đậm chất suy tư.

II – HƯỚNG DẪN ĐỌC – HlỂU VĂN BẢN

1. Đọc kĩ lại phần Tiểu dẫn, cần tóm tắt để nắm được bố cục bài phú, vị trí của chiến thắng Bạch Đằng trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc. Nắm được vị trí của đề tài sông Bạch Đằng trong văn học. Đọc lại các chú thích để hiểu các từ khó, các điển tích, điển cố được dùng trong bài.

2. a) Nhân vật “khách” trong tác phẩm này thể hiện một phần cái tôi của tác giả. “Khách” giương buồm giong gió lướt bể chơi trăng nhưng mục đích không chỉ để thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên, mà còn tìm hiểu mảnh đất từng ghi dấu nhiều chiến công oanh liệt của dân tộc. “Khách” xuất hiện với tư thế của con người đi nhiều, hiểu biết rộng, lại có tâm hồn phóng khoáng, chí hướng lớn lao:

Nơi có người đi, đâu mà chẳng biết.

Đầm Vân Mộng chứa vài trăm trong dạ cũng nhiều,

Mà tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết.

b) Cái tráng chí bốn phương của “khách” được gợi lên thông qua hàng loạt địa danh. Những địa danh này chia thành hai loại: Loại địa danh lấy trong điển cố Trung Quốc, tác giả (“khách”) đi qua chủ yếu bằng sách vở, bằng tưởng tượng. Những địa danh này đều gắn với không gian to rộng phù hợp với “tráng chí bốn phương”.

Loại địa danh thứ hai gắn với không gian cụ thể trên đất Việt Nam, ví dụ: cửa Đại Than, bến Đông Triều,… Những địa danh này đều có thực và đang hiển hiện ngay trước mắt. Cảnh được nhà thơ miêu tả cũng như trên, rất hùng vĩ và hoành tráng:

Bát ngát sóng kình muôn dặm,

Thướt tha đuôi trĩ một màu.

Qua những địa danh này chúng ta có thể thấy nhân vật “khách” có tầm hiểu biết rộng về lịch sử dân tộc, có tráng chí bốn phương và có tâm hồn tự do, phóng khoáng.

3. Trước cảnh thiên nhiên sông Bạch Đằng (vừa hùng vĩ, hoành tráng lại vừa ảm đạm, đìu hiu), với một tâm hồn phong phú và nhạy cảm, “khách” vừa tự hào lại vừa buồn thương, nuối tiếc. “Khách” vui trước cảnh non sông hùng vĩ và thơ mộng {nước trời: một sắc, phong cảnh: ba thu), tự hào trước dòng sông từng ghi dấu bao chiến công hiển hách. Nhưng “khách” cũng buồn đau nuối tiếc vì chiến trường xưa một thời oanh liệt nay trở nên trơ trọi hoang vu. Dòng thời gian đang vùi lấp dần bao giá trị vào quá khứ.

Về mặt nghệ thuật, đoạn thơ chủ yếu ngắt bằng nhiều nhịp chẵn tạo nên giọng điệu nhịp nhàng, trầm lắng và khơi gợi nhiều nỗi suy tư.

4. Trong bài phú này, hình tượng các bô lão đóng vai trò là người kể chuyện và là người bình luận những chiến tích xưa. Các nhân vật này có thể là thật nhưng cũng có thể là nhân vật hư cấu, nhân vật đối thoại để nhà thơ bày tỏ tâm tư tình cảm của mình.

Các bô lão xuất hiện và kể cho “khách” nghe về những chiến công, nhất là chiến công của “nhị thánh”. Lời kể của các bô lão rành rọt theo trình tự diễn biến tình hình: từ lúc quân ta xuất trận với khí thế hào hùng, đến khi trận chiến diễn ra gay go, quyết liệt. Và rồi cuối cùng chính nghĩa đã chiến thắng gian tà, quàn giặc “hung đồ hết lối” đành chấp nhận chuốc lấy bại vong:

Đến nay nước sông tuy chảy hoài.

Mà nhục quân thù khôn rửa nổi!

Thái độ và giọng điệu của các bô lão khi kể chuyện đầy nhiệt huyết, tự hào.’ Nó là cảm hứng của những người trong cuộc. Lời kể tuy ngắn gọn, súc tích và cô đọng nhưng vẫn khái quát đầy đủ, chân thực, sinh động không khí của trận đánh, của chiến trường.

Qua lời bình luận của các bô lão về chiến thắng trên sông Bạch Đằng, có thể thấy ta thắng giặc vì địa thế núi sông hiểm trở, hơn nữa, do ta có nhân tài mà chí hướng, sức mạnh có thể nuốt sao Ngưu.

Kìa trận Bạch Đằng mà đại thắng,

Bởi đại vương coi thế giặc nhàn.

5. Lời ca của các vị bô lão vừa mang ý nghĩa tổng kết vừa thể hiện một chân lí sáng ngời:

Xem thêm:  Tuần 30 - Truyện Kiều (tiếp theo - Đọc thêm: Thề nguyền)

Những người bất nghĩa tiêu vong,

Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh.

Lời của “khách” ca ngợi sự “anh minh” của “hai vị thánh quân” (Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông) đồng thời ca ngợi giá trị của những chiến công lịch sử (đem lại nền thái bình muôn thuở). Nhân vật “khách” bình luận rồi đi đến kết luận: trong mối quan hệ giữa “địa linh” (đất hiểm) với “nhân kiệt” (người tài) thì “nhân kiệt” giữ vai trò quyết định. Ta thắng giặc không chỉ ở “đất hiểm” mà quan trọng hơn còn là bởi dân tộc ta có “đức cao”. Sau này trong Đại cáo bình Ngô, Nguyễn Trãi cũng nhắc đến cái “đức” của ta. Tư tưởng đề cao nhân tố con người, đề cao sức mạnh của chính nghĩa trở thành một điểm nhấn về giá trị nhân văn của bài phú.

6. Khái quát về giá trị của bài phú

– Giá trị nội dung: Bài phú thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc – tự hào về truyền thống anh hùng bất khuất và truyền thống đạo lí nhân nghĩa sáng ngời của dân tộc Việt Nam. Tác phẩm cũng thể hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp qua việc đề cao vai trò, vị trí của con người.

– Giá trị nghệ thuật: Phú sông Bạch Đằng có cấu tứ đơn giản mà hấp dẫn, bố cục chặt chẽ, lời văn linh hoạt, hình tượng nghệ thuật sinh động, vừa gợi hình tượng vừa giàu sức khái quát và triết lí. Ngôn từ nghệ thuật của tác phẩm trang trọng, tráng lệ và lắng đọng, gợi cảm, giàu suy tư.

III – HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

Lời ca của “khách” trong phần kết của bài Bạch Đằng giang phú và bài thơ Bạch Đằng giang của Nguyễn Sưởng có nhiều nét giống nhau: cả hai bài thơ đều thể hiện lòng tự hào trước những chiến công hiển hách trên sông Bạch Đằng. Ngoài lòng tự hào dân tộc, cả hai bài còn là lời khẳng định sự anh minh của “nhị thánh” và bày tỏ thái độ đề cao, trân trọng vai trò và vị trí của con người trong quá trình làm nên lịch sử.

Mai Thu