Tuần 16 – Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận
Hướng dẫn
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
Những lỗi lập luận thường gặp trong văn nghị luận:
1. Các lỗi liên quan đến việc nêu luận điểm
– Luận điểm chưa rõ, nội dung trùng lặp mà không có sự nhấn mạnh hay phát triển ý.
– Không nêu được luận điểm khái quát, diễn đạt trùng lặp, luẩn quẩn, không trình bày được đúng bản chất của vấn đề.
– Nêu quá nhiều luận điểm trong một đoạn văn nhưng không có luận điểm nào được triển khai đầy đủ.
2. Các lỗi liên quan đến việc nêu luận cứ
– Luận cứ mơ hồ, thiếu chính xác.
– Luận cứ thiếu tính hệ thống, lô gích.
3. Lỗi về cách thức lập luận
– Trình bày luận cứ thiếu lô gích, lộn xộn. Hệ thống luận cứ không đủ làm sáng tỏ cho luận điểm chính.
– Luận điểm không rõ ràng, luận cứ thiếu toàn diện.
II. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
1. – Luận điểm của đoạn văn a không rõ, nội dung trùng lặp (Cảnh vật trong bùi thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến thật là vắng vẻ; cảnh vật dường như ngưng đọng, im lìm; Bởi vậy, nét bút của Nguyễn Khuyến đã tạo dựng thành công cảnh sắc im ắng ấy). Ý văn không được phát triển.
– Luận điểm của đoạn văn b không rõ ràng. Người đọc không hiểu trong các câu ở đoạn văn trên thì câu nào là câu văn nêu luận điểm.
– Đoạn văn c đưa ra quá nhiều luận điểm mà không triển khai, phát triển luận điểm nào một cách đầy đủ.
Để sửa những lỗi trên cần thấy rõ những sai sót mà đoạn văn mắc phải để chỉnh sửa hoặc thay đổi cách viết cho phù hợp.
2. – Đoạn văn a nêu luận cứ không chính xác. Câu thơ của Huy Cận là "Nắng xuống trời lên sâu chót vót" nhưng người viết đã nhầm thành: "Nắng xuống trời lên xanh bát ngát".
– Đoạn văn b nêu luận cứ không đầy đủ. Câu chủ đề của đoạn văn viết: "dân tộc ta anh hùng, hào kiệt thời nào cũng có" nhưng người viết chỉ nêu một ví dụ về một thời kì: Hai Bà Trưng đánh đuổi Thái thú Tô Định.
– Đoạn văn c nêu luận cứ không chính xác. Luận điểm đưa ra là "những tên tuổi sáng chói muôn đời" (tên danh nhân). Nhưng luận cứ nêu cả tên địa danh: ải Chi Lăng, cửa biển Bạch Đằng. Mặt khác, luận cứ của đoạn văn cũng không lô gích, thiếu tính hệ thống. Xét về mặt thời gian lịch sử thì phải kể chiến công Lê Lợi đại phá quân Minh trước việc Nguyễn Huệ đánh tan quân xâm lược nhà Thanh.
Để sửa những lỗi trên cần thấy rõ những sai sót mà đoạn văn mắc phải để chỉnh sửa hoặc thay đổi cách viết cho phù hợp.
3. – Luận cứ trong đoạn văn a không đủ làm sáng tỏ luân điểm. Luận điểm nêu ra hai ý chính là "vẻ đẹp" và "số phận" của người phụ nữ Việt Nam nhưng luận cứ chỉ đề cập đến "bi kịch của người phụ nữ". Mặt khác, luận cứ cũng được sắp xếp lộn xộn, thiếu lô gích (đặt Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến trước Nguyễn Dữ, Đặng Trần Côn).
– Luận cứ trong đoạn văn b thiếu toàn diện. Luận điểm nêu vấn đề là đề tài nông thôn trong văn Nam Cao: "Nam Cao viết nhiều về nông thôn" nhưng các luận cứ chỉ đề cập đến cái đói của những người nông dân bất hạnh.
– Luận điểm trong đoạn văn c không rõ ràng, luận cứ không chính xác (xếp Đỗ Phủ vào thơ ca trung đại Việt Nam).
Mai Thu
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Tuần 18 – Ôn tập phần Văn học
Tuần 18 – Ôn tập phần Văn học Hướng dẫn 1. Quá trình phát triển [...]
Th1
Tuần 17 – Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận
Tuần 17 – Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận Hướng dẫn [...]
Th1
Tuần 17 – Đọc thêm: Những ngày đầu của nước Việt Nam mới (trích Những năm tháng không thể nào quên)
Tuần 17 – Đọc thêm: Những ngày đầu của nước Việt Nam mới (trích Những [...]
Th1
Tuần 17 – Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích)
Tuần 17 – Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) Hướng dẫn I. KIẾN [...]
Th1
Tuần 16 – Người lái đò Sông Đà (trích)
Tuần 16 – Người lái đò Sông Đà (trích) Hướng dẫn I. KIẾN THỨC CƠ [...]
Th1
Tuần 15 – Quá trình văn học và phong cách văn học
Tuần 15 – Quá trình văn học và phong cách văn học Hướng dẫn I. [...]
Th1