Tuần 10 – Luật thơ (tiếp theo)
Hướng dẫn
1. So sánh những nét giống và khác nhau về cách gieo vần, ngắt nhịp, hài thanh trong luật thơ ngũ ngôn truyền thống ở bài Mặt trăng với đoạn thơ 5 tiếng trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.
– Quan sát cách gieo vần, ngắt nhịp và hài thanh của hai bài thơ theo mô hình dưới đây.
Ôi con sóng / ngày xưa
B B T B B
Và ngày sau / vẫnthế
B B B T T
Nỗi khát vọng / tình yêu
T T T B B
Bồi hồi / trong ngực trẻ
B B B T T
Trước muôn trùng / sóng bể
T B B T T
Em nghĩ về / anh em
B T B B B
Em nghĩ về / biển lớn
B T B T T
Từ nơi nào / sóng lên?
B B B T B
(Xuân Quỳnh – Sóng)
Bài thơ Mặt trăng:
Vằng vặc / bóng thuyền quyên
B T T B B
Mây quang / gió bốn bên
B B T T B
Nề cho / trời đất trắng
B B B T T
Quét sạch / núi sông đen
T T T B B
Có khuyết / nhưng tròn mãi
T T B B T
Tuy già / vẫn trẻ lên
B B T T B
Mảnh gương / chung thế giới
T B B T T
Soi rõ: / mặt hay, hèn
B T T B B
– So sánh:
+ Gieo vần: bài thơ Mặt trăng gieo một vần (độc vận), vần cách ; trong khi đó đoạn thơ trong bài Sóng của Xuân Quỳnh được làm theo thể 5 tiếng tự do có vần cách (thế, trẻ), có vần chân (trẻ, bể ; lớn, lên) nhưng không chặt chẽ (không chú trọng gieo vần mà chú trọng âm điệu).
+ Ngắt nhịp: bài thơ Mặt trăng ngắt nhịp lẻ 2/3 ; trong khi đó đoạn thơ trích trong bài Sóng cơ bản ngắt nhịp 3/2 (riêng câu thứ 4 ngắt nhịp 2/3).
+ Hài thanh: xét từng cặp câu thơ (1-2, 3-4, 5-6, 7-8) ta thấy bài thơ Mặt trăng hài thanh bằng cách luân phiên B – T ở tiếng thứ 2, thứ 4 một cách tương đối hài hoà. Trong khi đó, ở bài thơ của Xuân Quỳnh, các cặp câu 3-4 và 5-6 cũng hài thanh theo luật này nhưng hai cặp câu 1-2 và 7-8 lại phá cách.
Như vậy, hai bài thơ về cơ bản chỉ giống nhau ở số tiếng trong một dòng (5 tiếng) những yếu tố còn lại như hiệp vần, nhịp thơ, hài thanh,… đều khác nhau.
2. Phân tích cách gieo vần, ngắt nhịp trong khổ thơ đầu của bài thơ Tống biệt hành (Thâm Tâm) để thấy sự đổi mới, sáng tạo trong thể thơ 7 tiếng hiện đại so với thơ thất ngôn truyền thống.
Đưa người/ ta / không đưa qua sông
Sao/ có tiếng sóng / ở trong lòng?
Bóng chiều / không thắm / không vàng vọt
Sao/ đầy hoàng hôn/ trong mắt trong.
– Thơ thất ngôn truyền thống gieo vần chân ; bài thơ Tống biệt hành gieo vần lưng (sông, sóng ; bóng, trong), vần liền (lòng, bóng).
– Thơ thất ngôn truyền thống ngắt nhịp 4/3 (hoặc 2/2/3) ; bài thơ Tống biệt hành còn có những cách ngắt nhịp khác như 2/1/4, 1/3/3.
3. Ghi lại mô hình âm luật của bài thơ thất ngôn tứ tuyệt qua bài thơ Mời trầu (Hồ Xuân Hương).
Quan sát mô hình âm luật của bài thơ và bảng mô tả bên dưới.
MỜI TRẦU
Quả cau nho nhỏ / miếng trầu hôi
T B B T T B Bv
Này của Xuân Hương / mới quệt rồi
B T B B T T Bv
Có phải duyên nhau / thì thắm lại
T T B B B T T
Đừng xanh như lá, / bạc như vôi.
B B B T T B Bv
Chú ý: riêng về niêm, quan sát thanh của các 2, 4, 6 trong các cặp câu 2 – 3, 1 – 4, ta thấy các từ này đều trùng thanh với nhau, nghĩa là bài thơ đảm bảo về niêm.
4. Chứng minh ảnh hưởng của âm luật thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật đối với thơ mới trong khổ thơ của bài Tràng giang (Huy Cận).
Sóng gợn tràng giang / buồn điệp điệp
T T B B B T T
Con thuyền xuôi mái / nước song song
B B B T T B B
Thuyền về nước lại / sầu trăm ngả
B B T T B B T
Củi một cành khô / lạc mấy dòng.
T T B B T T B
Ảnh hưởng của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật đối với khổ thơ trên:
– Cách ngắt nhịp 4/3.
– Sử dụng một vần, vần chân (vần ong) và gieo ở các câu 2, 4 (song – dòng).
– Hài thanh: đúng theo quy định của một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt, cụ thể thanh của các tiếng ở dòng 1 và dòng 4 lần lượt là: T – B – T; ở dòng 2 và dòng 3 lần lượt là: B – T – B.
Mai Thu
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Tuần 18 – Ôn tập phần Văn học
Tuần 18 – Ôn tập phần Văn học Hướng dẫn 1. Quá trình phát triển [...]
Th1
Tuần 17 – Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận
Tuần 17 – Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận Hướng dẫn [...]
Th1
Tuần 17 – Đọc thêm: Những ngày đầu của nước Việt Nam mới (trích Những năm tháng không thể nào quên)
Tuần 17 – Đọc thêm: Những ngày đầu của nước Việt Nam mới (trích Những [...]
Th1
Tuần 17 – Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích)
Tuần 17 – Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích) Hướng dẫn I. KIẾN [...]
Th1
Tuần 16 – Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận
Tuần 16 – Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận Hướng dẫn I. KIẾN [...]
Th1
Tuần 16 – Người lái đò Sông Đà (trích)
Tuần 16 – Người lái đò Sông Đà (trích) Hướng dẫn I. KIẾN THỨC CƠ [...]
Th1