Từ ghép
Hướng dẫn
I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
1. Thế nào là từ ghép?
Định nghĩa về từ ghép, các em đã được học trong nội dung bài Từ vầ cấu tạo của từ tiếng Việt, ở tuần 1 lớp 6. Từ ghép – một loại thuộc từ phức – lả những từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
Ví dụ:
– trồng trọt, lao động, nhân vật, nguồn gốc,…
– quần ảo, sách vở, nói cười, đi đứng…
– sinh đẻ, tươi đẹp, luyện tập,…
2. Phân loại từ ghép
Dựa vào mối quan hệ ngữ pháp giữa các tiếng tạo thành từ ghép, ta có thể chia từ ghép thành hai loại:
a) Từ ghép chínhì phụ
Đó là loại từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ. Tiếng chính đứng trước và tiếng phụ đứng sau và làm nhiệm vụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính.
Ví dụ:
– hoa hồng
(tiếng chính) (tiếng phụ)
– bà ngoại
(tiếng chính) (tiếng phụ)
– thơm phức
(tiếng chính) (tiếng phụ)
b) Từ ghép đẳng lập
Đó là loại từ ghép có các tiếng bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp, không phân biệt tiếng chính, tiếng phụ.
Trong tiếng Việt, có một số từ ghép đẳng lập, các tiếng có thể đổi vị trí cho nhau. Ví dụ:
áo quần —> quần áo
bát đũa —> đũa bát
chăn chiếu —> chiếu chăn
nói cười —> cười nói
3. Nghĩa của từ ghép
a) Nghĩa của từ ghép chính phụ
Từ ghép chính phụ có tính chât phân nghĩa, tức là nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính. Ví dụ:
– hoa hồng < hoa
+ hoa hồng: chỉ loài hoa gồm nhiều cánh màu trắng, hồng hoặc đỏ, thường có hương thơm (lá kép có răng, thân có gai,…)
+ hoa: chỉ hoa nói chung
– bà ngoại < bà
+ bả ngoại: chỉ người đàn bà sinh ra mẹ
+ bà: chỉ người đàn bà sinh ra cha hoặc mẹ, hay chỉ người đàn bà đứng tuổi nói chung
– thơm phức < thơm
+ thơm phức: có mùi thơm bốc lên manh
+ thơm: có mùi dễ chịu như hương của hoa nói chung
b) Nghĩa của từ ghép đăng lập
Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa, tức là nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của từng tiếng tạo thành. Ví dụ:
– quẩn áo > quần
quần áo > áơ
+ quần áo: chỉ trang phục nói chung
+ quần: chỉ trang phục mặc phía dưới cơ thể người
+ áo: chỉ trang phục mặc phía trên cơ thể người
– dọc ngang > dọc
dọc ngang > ngang
+ dọc ngang: ngang và dọc, đủ các hướng
+ dọc: theo chiều dài
+ ngang: theo chiều rộng
Chúng ta có thể hiểu rõ hơn những nội dung trên qua sơ đồ dưới đây
II – HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
1. Để xác định được đâu là từ ghép chính phụ, đâu là từ ghép đẳng lập và xếp được các từ ghép đó vào đúng vị trí trong bảng phân loại, các em có thê tiến hành theo trật tự sau:
a) Xem xét mổỉ quan hệ ngữ pháp giữa các tiếng trong từ.
b) Nếu các em thấy:
+ Giữa các tiếng có quan hệ chính phụ và nghĩa của từ ghép hẹp hơn nghĩa của tiếng chính thì đó là từ ghép chính phụ.
+ Giữa các tiếng có quan hệ ngang bằng và nghĩa của từ ghép khái quát hơn nghĩa của từng tiếng till đó là từ ghép đắng lập.
Cụ thể:
Từ ghép chính phụ lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, cười nụ
Từ ghép đẳng lâpsuy nghĩ, cây cỏ, ẩm ướt, đầu đuôi, chài lưới
2. Để điền thêm được các tiếng vào những tiếng đã có trong bài tập để tạo thành từ ghép chính phụ, cần chú ý:
– Từ tạo ra là từ ghép chính phụ, vì thế tiếng được ghép thêm vào phải có tác dụng hạn đinh nghĩa cho tiếng chính đã có.
– Nghĩa của từ ghép tạo thành phải hẹp hơn nghĩa của tiếng chính đã cho trước.
Có thể điền như sau:
– bút bi, bút máy, bút mực, bút vẽ,…
– ăn chay, ăn kiêng, ăn ảnh, ăn xăng,…
– thước kẻ, thước vuông, thước đo độ,…
– trắng muốt, trắng phau, trắngtinh, trắng lốp,…
– mưa ngầu, mưa rào, mưa đả, mưa phùn,…
– vui tính, vui thú, vui mắt, vui miệng,…
3. Để điền thêm các tiếng vào sau những tiếng đã có trong bài tập để tạo thành từ ghép đẳng lập, cần chú ý:
– Từ tạo ra là từ ghép đẳng lập, vì thế tiếng được ghép thêm vào phải có quan hệ ngang bằng về ngữ pháp với tiếng đã có.
– Nghĩa của từ ghép tạo thành phải khái quát hơn nghĩa của từng tiếng tạo thành từ ghép đó.
Có thể điền như sau:
– núi sông, núi non, núi rừng…
– mặt mũi, mặt mày,…
– ham mê, ham thích, ham muốn,…
– học hỏi, học hành,…
– xinh đẹp, xinh tươi,…
– tươi đẹp, tươi tốt, tươi xinh,…
4. Để trả lời được câu hỏi trong bài tập này, các em cần biết:
– Trong tiếng Việt, danh từ khi mang nghĩa cá thể mới có khả năng kết hợp được với những từ chỉ số lượng cụ thể đứng trước. Ví dụ:
+ một (cái) bàn, năm (cái) bân
+ hai (chiếc) ghế, sáu (chiếc) ghế
– Còn những từ ghép danh từ có quan hệ đẳng lập mang nghĩa khái quát không thể kết hợp được với những từ chỉ số lượng cụ thể đứng trước. Những danh từ này chỉ có thể kết hợp với những từ chỉ toàn bộ. Ví dụ:
+ tất cả bần ghế
+ hết thảy bàn ghế
+ toàn bộ bàn ghế
Bởi vậy, các em có thể thây:
– sách: khi kết hợp với cuôn tạo thành cuôh sách mang nghĩa cá thể. Bởi vậy ta có thê nói: một cuôn sách, năm cuốn sách.
– sách vở: là danh từ mang nghĩa tông hợp nên không thể kết hợp với cuôh mang nghĩa cá thể. BỞi thê" ta không thể nói: một cuốn sách vở, ba cuốn sách vở,… được.
5. Một số gợi ý:
a) Không thể gọi mọi thứ hoa có màu hồng là hoa hồng vì hoa hồng là tên một loại hoa để phận biệt với các loại hoa khác như hoa huệ, hoa ngâu, hoa đào,… chứ không phải tên gọi hoa hồng này là để chỉ màu sắc của hoa.
Bản thân hoa hồng cũng có loại hồng vàng, hồng bạch, hồng đào.
b) Em Nam nói: "Cái áo dài của chị em ngắn quả /" là đúng. Vì áo dài là một loại áo chứ không phải áo dài dùng để chỉ cái áo may bị dài. Áo dài may vẫn có thê bị dài quá hoặc cũng có thể bị ngắn quá.
c) Không phải mọi loại cà chua đều chua, vì cà chua là tên gọi một loại quả, dù quả cả chua đó ngọt, chua hay chát. Vì thế ta vẫn có thê nói: "Quả cà chua này ngọt quá!".
d) Không phải mọi loại cá màu vàng đều là cá vàng. Cá vảng là tên gọi loại cá nuôi chủ yếu đê làm cảnh, không nuôi để lấy thịt. Vì vậy, nếu cá nuôi để lấy thịt, để ăn thì dù có màu vàng cũng không gọi là cá vàng.
6. Trong bài tập này có hai từ ghép chính phụ mát tay, nóng lòng và một từ ghép đẳng lập gang thép. Nghĩa của tất cả các từ này không thê suy ra được từ nghĩa của các tiếng tạo thành.
Các em hãy so sánh:
a) mát tay
– mát: cảm giác khoan khoái, dễ chịu, không nóng bức.
– tay: bộ phận phía trên của thân thể người, thường được coi là biểu tượng của lao động cụ thể của con người.
– mát tay: thường đạt được kết quả tốt trong công việc, dễ thành công trong việc làm cu thể.
b) nóng lòng
– nóng; có nhiệt độ cao hơn so với mức trung bình.
– lòng: bụng của con người, được coi là biểu tượng của tâm lí, tình cảm, ý chí, tinh thần.
– nóng lòng: có tâm trạng mong muốn cao độ làm một việc gì.
c) gang thép
– gang: hợp kim của các – bon và một số chất, thường dùng để đúc đồ vật.
– thép: hợp kim bền, cứng, dẻo của sắt với một lượng nhỏ các – bon.
– gang thép: cứng cỏi, vững vàng đến mức không gì lay chuyển được.
7. Các em có thể phân tích cấu tạo của từ ghép ba tiếng như dưới đây:
a) máy hơi nước
b) than tổ ong
c) bánh đa nem
Mai Thu
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Ôn tập phần tiếng Việt (tiếp theo)
Ôn tập phần tiếng Việt (tiếp theo) Hướng dẫn 1. – Về khái niệm từ [...]
Th1
Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo)
Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo) Hướng dẫn 1. Nguyễn Trãi có những [...]
Th1
Ôn tập phần tiếng Việt
Ôn tập phần tiếng Việt Hướng dẫn I. Em vẽ lại hai sơ đổ trong [...]
Th1
Ôn tập tác phẩm trữ tình
Ôn tập tác phẩm trữ tình Hướng dẫn 1. ĐốI chiếu tác phẩm để điền [...]
Th1
Luyện tập sử dụng từ ngữ
Luyện tập sử dụng từ ngữ Hướng dẫn HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP 1. Em đọc [...]
Th1
Mùa xuân của tôi
Mùa xuân của tôi Hướng dẫn I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG [...]
Th1