Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng

Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng

Hướng dẫn

Bài tập 1

a) Trong câu thơ Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo, từ được dùng theo nghĩa gốc. chỉ bộ phận của cây, thường ở trên ngọn hay trên cành cây, thường có màu xanh, hình dạng mỏng có bề mặt. Nghĩa gốc này có ngay từ đầu khi từ xuất hiện trong tiếng Việt.

b) Trong tiếng Việt từ còn được dùng theo nhiều nghĩa khác trong những trường hợp sau:

lá gan, lá phổi, lá lách…

lá thư, lá đơn, lá thiếp, lá phiếu, lá bài…

lá cờ, lá buồm…

lá cót, lá chiếu, lá thuyền… lá tôn, lá đồng, lá vàng…

Từ lá ở đây gọi tên các vật khác nhau nhưng đều có đặc điểm giống nhau là có hình dáng mỏng, dẹt có bề mặt như cái lá cây.

Do đó các nghĩa của từ có quan hệ với nhau: đều có nét chung chỉ các vật có hình dáng mỏng như lá cây.

Bài tập 2

Đặt câu

Tay:

– Bạc tinh nổi tiếng lầu xanh

Một tay chôn biết mấy cành phù dung

(Nguyền Du – Truyện Kiều)

– Gặp phải tay tổ rồi.

Miệng:

Nhà tôi có sáu miệng ăn.

Chân:

Đó là một chân sút lừng danh.

Đầu:

Đầu xanh có tội tình gì!

Dựa theo các mẫu này học sinh có thể đặt câu tiếp.

Xem thêm:  Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (trích Vũ Như Tô)

Bài tập 3

Các từ chỉ vị giác là mặn, ngọt, chua, cay, dáng, chát, bùi… có khả năng chuyển nghĩa chỉ đặc điểm của âm thanh (giọng nói), chỉ tính chất của tình cảm, cảm xúc.

Câu nói của anh thật chua chát.

Anh nói ngọt lọt đến xương em.

Những lời nói mặn nồng thắm thiết không còn nữa.

Tình cảm ngọt ngào của bạn bè làm anh ấy xúc dộng.

Bộ phim “Vị đắng tình yêu’’ khá hay.

Câu chuyện anh kể nghe thật bùi tai.

Bài tập 4

Trong câu thơ

Cậy em em có chịu lời

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.

(Nguyễn Du – Truyện Kiều)

– Từ cậy có từ đồng nghĩa là nhờ. Hai từ này có sự giống nhau về nghĩa: bằng lời nói tác động đến người khác với mục đích mong muốn họ giúp mình làm một việc gì đó. Nhưng từ cậy khác với từ nhờ ở nét nghĩa: thể hiện được niềm tin vào sự sẵn sàng giúp đỡ và hiệu quả giúp đỡ của người khác.

– Từ chịu có các từ đồng nghĩa trong sự kết hợp, với từ lời là nhận, nghe, vâng để chỉ sự đồng ý, sự chấp thuận với đề nghị của người khác. Tuy vậy, các từ đó vẫn có sắc thái khác nhau:

Nhận: sự tiếp nhận, sự đồng ý một cách trung hòa.

Nghe, vâng: đồng ý, chấp thuận của kẻ dưới đối với người trên, thể hiện thái độ ngoan ngoãn, kính trọng.

Xem thêm:  Chữ người tử tù

Chịu (lời): thuận theo lời người khác theo một lẽ nào đó mà mình có thể không hài lòng. Dùng từ chịu lời, Kiều tỏ được thái độ tôn trọng em gái mình, đồng thời cũng coi trọng tình cảm cao quý đối với Kim Trọng.

Bài tập 5

b) Canh cánh vì:

– Các từ phản ánh, thể hiện, biểu hiện, bộc lộ, biểu lộ nếu dùng chỉ nói đến một tấm lòng nhớ nước như một đặc điểm nội dung của tác phẩm Nhật kí trong tù.

– Từ canh cánh khắc họa tâm trạng day dứt triền miên của Hồ Chủ tịch. Khi dùng từ này cụm từ chủ ngữ “Nhật kí trong tù” chuyển nghĩa: không chỉ thể hiện tác phẩm mà còn biểu hiện con người Bác Hồ.

b) Chỉ có thể dùng một trong các từ: dính dáng, can dự, liên can. Còn các từ còn lại không phù hợp về ngữ nghĩa hoặc sự kết hợp ngữ pháp.

c) Chỉ có thể dùng từ bạn. Các từ còn lại: bầu bạn, bạn hữu, bạn bè đều có nghĩa chung là bạn nhưng khác nhau ở chỗ:

– Bầu bạn có sắc thái khẩu ngữ, nghĩa khái quát chỉ một tập thể nhiều người. Ớ đây chủ ngữ Việt Nam (số ít) nên không dùng từ bầu bạn được.

– Từ bạn hữu có ý nghĩa cụ thể, chỉ những người bạn thân thiết nên dùng nói về quan hệ quốc tế là không phù hợp.

Xem thêm:  Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học

– Từ bạn bè cũng có nghĩa khái quát và còn có sắc thái thân mật, suồng sã nên dùng để nói về quan hệ quốc tế là không phù hợp.

Mai Thu