Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối

Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối

Hướng dẫn

I. Luyện tập về phép điệp (điệp ngữ)

1. Bài tập 1

Đọc các ngữ liệu và trả lời các câu hỏi:

a. Ở ngữ liệu (1) nụ tầm xuân được lặp lại nguyên vẹn. Nếu thay thế bằng hoa tầm xuân hay hoa cây này… thì câu thơ sẽ mất hay, mức độ biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa cũng như khả năng gợi hình tượng nghệ thuật sẽ giảm sút, cũng không gợi được hình ảnh người con gái…

Cũng như ngữ liệu (1)

Bây giờ em đã có chồng

Như chim vào lồng như cá mắc câu

Cá mắc câu biết đâu mà gỡ

Chim vào lồng biết thuở nào ra.

Ở đây có sự lặp lại ở hai câu sau. Sự lặp lại đó giúp cho sự so sánh thêm rõ ý, tạo âm hưởng và khiến người đọc dễ nhớ hơn.

b. Trong các câu ở ngữ liệu (2), việc lặp từ không phải là phép điệp tu từ. Việc lặp từ ở đây có tác dụng nhấn mạnh ý nghĩa và khiến người đọc dễ nhớ hơn.

c. Phát biểu định nghĩa về phép điệp.

Phép điệp là biện pháp tu từ lặp lại một yếu tố diễn dạt (vần, nhịp, từ, cụm từ, câu) nhằm nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa, có khả năng gợi hình tượng nghệ thuật.

II. Luyện tập về phép đối

Bài tập 1

Xem thêm:  Tóm tắt văn bản thuyết minh

a. Ở ngữ liệu (1) và (2) ta thấy cách sắp xếp từ ngữ có nét đặc biệt là phân chia thành hai vế cân đối với nhau, gắn kết lại nhờ phép đối xứng vị trí của các danh từ (chim, người, tổ, tông…) các tính từ (đói rách, sạch, thơm…) các động từ (có, diệt, trừ…) tạo thế cân đối rất mực chỉnh chu.

b. Trong ngữ liệu (3) và (4)

Ngữ liệu (3) có tiểu đối trong bốn chữ: hoa cười / ngọc thốt và tiểu đối trong khuôn khổ một câu: Khuôn trăng đầy đặn / nét ngài nở nangMây thua nước tóc / tuyết nhường màu da.

Ngữ liệu (4) 2 câu: câu trên đối với câu dưới tạo thế cân xứng giữa hai câu.

c. Học sinh tự tìm một số ví dụ về phép đối trong:

– Hịch tướng sĩ (Trần Hưng Đạo).

– Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi).

– Truyện Kiều (Nguyễn Du).

– Thơ Đường luật.

d. Học sinh tự phát biểu định nghĩa về phép đối đã học.

Phép đối là cách xếp đặt từ ngữ cụm từ và câu ở vị trí câu xứng nhau để tạo hiệu quả giống nhau hoặc trái ngược nhau, nhằm ngợi ca một vẻ đẹp hoàn chỉnh và hài hòa trong diễn đạt một ý nghĩa nào đó.

Bài tập 2

a. Phép đối trong tục ngữ có tác dụng:

– Phong phú về ý nghĩa (tương đồng và tương phản).

– Thống nhất hài hòa về âm thanh

Xem thêm:  Lập luận trong văn nghị luận

– Cần đối trong xếp đặt, có vẻ đẹp cân xứng của ý nghĩa và âm thanh.

– Hoàn chỉnh và khả năng ghi nhớ.

Người ta không thể thay được những từ đó vì trong những từ đó đã được chắt lọc kĩ càng.

Phép đối còn dựa vào biện pháp ngôn ngữ vần như ta thường thấy.

b. Tục ngữ ngắn mà khái quát được hiện tượng rộng, người không học mà cũng nhớ, không cố giữ lại mà vẫn được lưu truyền là nhờ biện pháp ngôn ngữ vần, nhờ phép đối.

Mai Thu