Soạn bài: Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học
Hướng dẫn
ĐỀ BÀI THAM KHẢO
1. Trong một bức thư luận bàn về văn chương, Nguyễn Văn Siêu có viết:
“Văn chương […] có loại dáng thờ. Có loại không dáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thở là loại chuyên chú ở con người”.
Hãy phát biểu ỷ kiến về quan niệm trên.
2. Anh (chị) hãy nêu suy nghĩ của mình về giả trị giáo dục của tác phẩm văn học.
3. Anh (chị) hãy bày tỏ quan điểm của mình về ỷ kiến của nhà văn Pháp La Bơ-ruy-e: “Khi một tác phẩm năng cao tinh thần ta lên và gợi cho ta những tỉnh cảm cao quý vù can dăm, không cần tìm một nguyên tắc nào để đánh giả nó nữa: đó là một cuốn sách hay và do một nghệ sĩ viết ra”.
Gợi ý đề 1
I. Phân tích, tìm hiểu đề
– Thể loại-. Bình luận một vấn đề văn học.
– Nội dung: Giá trị văn học nói cụ thể hơn là giá trị của hai loại: “loại đáng thờ” và loại “không đáng thờ”.
– Từ việc giải thích ý kiến của Nguyễn Văn Siêu, ngưòi viết đùa ra ý kiến của mình về quan niệm của Nguyễn Văn Siêu.
II. Dàn bài chi tiết
1. Mở bài
– Vì lẽ gì nhà văn cầm bút? Mục đích tối thượng của văn chương là gì? Là nhằm thể hiện sự điêu luyện, khéo tay của tác giả hay nhằm hướng độc giả vươn tới những giá trị tinh thần cao cả. Đây là vấn đề nóng bỏng đặt.ra từ lâu của nhà nghệ sĩ.
– Là bậc danh sĩ lừng tiếng: “Văn như Siêu Quát vô tiền Hán". Nguyễn Văn Siêu cũng đã nêu lên một quan niệm văn chương xác đáng và thuyết phục.
2. Thân bài
a) Giải thích ý kiến của Nguyễn Văn Siêu
– Nguyễn Văn Siêu dựa trên tiêu chuẩn mục đích để phân loại văn chương. Theo ông, văn chương có hai loại: loại “đáng thờ' và loại “không đáng thờ’. “Loại đáng thờ là loại văn chương vì con người, hướng tới con người. Đây mới là loại văn chương đích thực, đúng nghĩa.
Còn loại văn chương “không đáng thờ" là loại văn chương chỉ chuyên chú ở văn chương”, nghĩa là chỉ quan tâm đến việc gọt đẽo ngôn từ, chạy theo cái đẹp hình thức, cái đẹp “thuần túy" mà chối bỏ trách nhiệm xã hội của người nghệ sĩ. Theo những người này, thiên chức của nghệ sĩ chỉ có một mục đích hướng tới cái đẹp siêu hình. Loại văn chương này đã được họ đẩy đến cực đoan và trở thành chủ nghĩa hình thức, chủ nghĩa duy mĩ, tạo nên những trang viết, những vần thơ bí hiểm, hủ nút, không ai hiểu được, thoát li cuộc đời, cắt đứt sợi dây gắn kết cuộc đời với văn chương.
Trong khi đó, loại “văn chương đáng thờ" là loại văn chương “chuyên chú ở con người", quan niệm “văn học là nhân hóa’, văn chương là cuộc đời. Các nghệ sĩ có quan niệm này đặt lên cao nhất mục đích vì con người, đấu tranh cho con người, giải phóng con người thoát khỏi cảnh bất công, đau khổ, hướng tới các giá trị Chân – Thiện – Mĩ những giá trị cao đẹp nhất của cuộc đời.
b) Bình luận, đánh giá, để xuất ý kiến
– Tuy khẳng định mục đích tốt thượng của văn chương là “chuyên chú ở con người" nhưng Nguyễn Văn Siêu cũng như cha anh chúng ta không hề xem nhẹ hình thức nghệ thuật. Chỉ có điểu là không chấp nhận loại văn chương xem hình thức nghệ thuật là mục đích tối thượng. Hơn nữa, trong thực tế một tác phẩm văn học nghệ thuật luôn luôn có hai mặt không thể tách rời nhau: nội dung và hình thức. Không thể nào khác được.
– Quan niệm của “Thần Siêư" còn đề cao “chữ tâm" của người cầm bút đúng như Nguyễn Du từng nhấn mạnh: Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài (Truyện Kiều). Người nghệ sĩ phải tôn thờ “chữ tâm", phải biết cảm thông với niềm đau nỗi khổ của nhân dân, của dân tộc, phải biết gắn liền số phận mình với cộng đồng, với dân tộc thì mới có thể sáng tạo nên những tác phẩm có “máu thịt", có sức sống vững bền, có tác động lớn lao đến mọi người. Lịch sử văn học Việt Nam và thế giới đã minh chứng điểu này, đó là sức mạnh của loại văn chương “đáng thờ’, “chuyên chú ở con ngườỉ' (nêu ví dụ).
– Ngày nay, cần xác định rõ khái niệm “con ngườỉ": đối tượng phục vụ của văn chương phải là con người lao động, nhân dân lao động chứ nhất định không thể là con người chung chung, trừu tượng, siêu hình. Có thể nói, con người đối tượng mà văn chương, văn học hướng tới để thể hiện và phục vụ tuy là con người nhân loại, nhưng đầu tiên, phải là những con người Việt Nam chân chính, những con người Việt Nam lao động.
3. Kết bài
Quan niệm của Nguyễn Vãn Siêu về văn chương với hai loại “đáng thờ: chuyên chú ở con người” và loại “không đáng thờ: chuyên chú ở nghệ thuật" coi hình thức nghệ thuật là mục đích tối thượng, là quan niệm tiêu biểu truyền thống của cha ông ta vể “Văn dĩ tải đạo". Chính quan niệm này đã giúp cha ông ta xây dựng được một nền văn học dân tộc phong phú đầy tính nhân văn.
– Quan niệm đó vẫn còn giữ nguyên giá trị tới hôm nay. Dựa trên cơ sở truyền thống văn học của cha ông chúng ta tiếp tục xây dựng, phát triển nền văn học chuyên chú ở con người với nhiều tác phẩm, không chỉ có nội dung và tư tưởng sâu sắc mà còn có hình thức nghệ thuật hấp dẫn lôi cuốn.
BÀI THAM KHẢO
Mục đích và ý nghĩa của sáng tác văn chương là gì? Giá trị thật sự của văn chương là ở đâu? Những câu hỏi ấy thường đặt ra đôi với người cầm bút xưa và nay.
Vào giữa những năm ba mươi của thế kỉ trước, trong đời sống văn học nước ta đã nồ ra một cuộc tranh luận sôi nổi về chính vấn đề đó:“nghệ thuật vị nghệ thuật" hay“nghệ thuật vị nhăn sinh”? Thực ra, không phải tới bây giờ, vấn đề cơ bản, quan trọng hàng đầu của lí luận văn học đó mới được đặt ra và mới có những câu trả lời khác nhau của hai phái có hai quan điểm văn chương khác nhau. Cha ông ta từ xưa đã từng suy nghĩ và phát biểu ý kiến về vấn đề này. Nguyễn Văn Siêu (1799 – 1872) – một danh sĩ đời Nguyễn, văn chương nối tiếng như Cao Bá Quát và được người đương thời gọi là “thần Siêu, thánh Quát” – đã nói rất rõ ràng quan điểm của ông: “Văn chương có loại đáng thờ và có loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chí chuyên chú ở văn chương. Loại dáng thờ là loại chuyên chú ở con người”.
Thế nào là văn chương “chỉ chuyên chú ở văn chương”? Đó là loại văn chương chỉ biết có nó, tức là coi hình thức nghệ thuật là trên hết, nhà văn khi sáng tác chỉ chăm lo cái dẹp của hình thức, không mấy chú ý nội dung tư tưởng và không quan tâm đến đời sống, đến vận mệnh con người, không có trách nhiệm xã hội nào.
Biểu hiện của khuynh hướng này cũng đa dạng với những mức độ nặng nhẹ, mức độ tự giác khác nhau, trong những thời đại văn học khác nhau, thuộc những trào lưu khác nhau…
Đối với những văn nhân, thi nhân thời xưa thì “chuyên chú ở văn chương” có nghĩa là chỉ chăm chú gò câu đẽo chữ, tìm chữ cho kêu, đặt câu cho khéo, đối cho thật chỉnh, âm điệu thật réo rắt… hoặc chỉ miệt mài với những trò tiểu xảo cầu kì, như dùng điển tích lắt léo, gieo vần oái oăm, nghĩ ra những kiểu thơ rắc rốì kì khu, hoặc chỉ biết ngâm vịnh phù phiêm, thơ chỉ toàn có “Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi sông"… Hồ Chí Minh đã từng phê phán loại “thơ xưa” chỉ biết “yêu cảnh thiên nhiên đẹp” mà không hề biết đến cuộc đời, đến vận mệnh con người đó…
Quan điểm “nghệ thuật vị nghệ thuật” của khuynh hướng văn học lãng mạn Việt Nam trước 1945 là biếu hiện tự giác của loại văn chương “chỉ chuyên chú ở văn chương” nói trên. Các nghệ sĩ lãng mạn Việt Nam tuyên bố “văn chương là văn chương”, nghĩa là văn chương không dính dáng đến cuộc sống, đến xã hội, nó chỉ biết đi tìm cái đẹp và nó chỉ là nó. Một nhà thơ lãng mạn đã viết:
Anh dù bảo tính tình tôi thay đổi
Không chuyên tâm, không chủ nghĩa, nhưng cần chi?
Tôi chỉ là một khách tình si
Ham cái đẹp có muôn hình muôn vẻ.
Bài thơ đã đặt ra một định nghĩa về người nghệ sĩ: đó là người “khách tình si ham cái đẹp”, chỉ có một thiên chức đi tìm cái đẹp và phụng sự nghệ thuật, chứ không cần bận tâm đến một trách nhiệm xã hội nào. Có điều là trên thực tế, các cây bút lãng mạn đó, không phải chi biết săn tìm cái đẹp và dửng dưng trước niềm vui, nỗi buồn của con người đương thời và vì thế, văn học lãng mạn 1930 – 1945 vẫn có những yếu tố tích cực; nhưng đó lại là chuyện khác.
Thái độ “chuyên chú ở văn chương" không dừng ở dó. Sau đó, nó còn được đấy tới cực đoan, trở thành chủ nghĩa duy mĩ, chủ nghĩa hình thức. Đó là loại văn chương coi hình thức là tất cả, nó phủ nhận hoàn toàn nội dung của văn chương. Chẳng hạn, nó cho rằng thơ chẳng những không được nói dạo đức, chính trị, xã hội, mà cũng không được tả cảnh, tả hình, và không cần nói về bất cứ cái gì, và bảo rằng như thế thơ mới “thuần túy", mới thật là thơ! Nó khẳng định rằng thơ không cần có nghĩa; thơ chỉ là âm thanh, là hình ảnh… mà thôi. Thứ thơ ấy trở thành bí hiểm, “hũ nút", không ai hiểu nổi.
Thế nào là loại văn chương “chuyên chú ở con người"? Đó là loại văn chương quan tâm trước hết tới con người, luôn hướng tới cuộc sống và vì con người; coi giá trị chủ yếu của văn chương không phải ở câu hay từ đắt mà ở chỗ có ích cho cuộc đời. Đó chính là quan điểm “nghệ thuật vị nhân sinh”. Khi M. Gorki nói “Văn học là nhân học" thì cũng với tinh thần cơ bản là như vậy. Nhà thơ Tố Hữu cũng phát biếu xác đáng về quan điểm này: “Văn học không chí là văn chương mà thực chất là cuộc đời. Văn học sẽ không là gì cả nếu không vi cuộc đời mà có. Cuộc đời là nơi xuất phát, củng là nơi đi tới của văn học".
Quan niệm văn chương chuyên chú ở con người cũng có những biểu hiện rất đa dạng.- Khi Nguyễn Đình Chiếu viết:
Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà
thì với nhà thơ, đạo là nhân nghĩa, là yêu nước, thương dân, văn chương phải chở đạo và dâm gian tức phải là vũ khí phò chính trừ tà, cứu đời, cứu người.
Các nhà thơ, nhà văn cách mạng thì quan niệm một cách dứt khoát với sự tự giác sâu sắc rằng văn chương phải là vũ khí chiến đấu cải tạo xã hội và văn nghệ sĩ phải là người chiến sĩ, đứng trong đội ngũ đâu tranh cách mạng. Đó là biểu hiện cao nhất, triệt đế nhất của quan điểm văn chương “chuyên chú ở con người”.
Vì sao theo Nguyễn Văn Siêu loại văn chương “đáng thờ” là loại “chuyên chú ở con người” chứ không phải loại “chuyên chú ở văn chương”?
Nói văn chương “đáng thờ” là Nguyễn Văn Siêu muốn nói đến chân giá trị, đến cái cao quý của văn chương. Và “thần Siêu” đã khẳng định: Chính loại văn chương “chuyên chú ở con người” mới thật sự có giá trị, mới “đáng thờ”. Có thể nói, đó là ý kiến chẳng những xác đáng về lí lẽ mà còn có căn cứ trong thực tiễn văn học.
Phải chăng nếu “chuyên chú ở con người” mà không “chuyên chú ở văn chương” thì văn chương sẽ tự đánh mất mình, sẽ không còn là nó và không mấy giá trị văn chương, nghệ thuật?
Để trả lời câu hỏi này chỉ cần trở lại mệnh đề nồi tiếng dẫn ở trên của M. Gorki: “Văn học là nhản học”. Con người là trung tâm chú ý, thể hiện của văn học, chứ đâu phải là cái ngoài văn học.
Mặt khác, trong văn chương nghệ thuật, hình thức bao giờ cũng gắn liền với nội dung; hình thức – đó là hình thức của nội dung; không có nội dung thì cũng không có hình thức. Xét đến cùng chất lượng nghệ thuật của tác phẩm văn chương chủ yếu là ỏ' chỗ nó đã thế hiện nội dung của tác phẩm một cách nghệ thuật như thế nào. Đành rằng văn chương là một bộ môn nghệ thuật, tức là nó phải tìm kiếm, sáng tạo cái đẹp. Nhưng “cái đẹp chính là sự sống”-, không có cái đẹp “thuần túy”, trừu tượng, không dính dáng đên cuộc sống con người. Cuộc sống muôn màu muôn vẻ và cái đẹp cũng muôn màu muôn vẻ.
Vậy thì “chuyên chú ở con người” đâu phải quay lưng với cái đẹp, văn chương đi ra ngoài con đường của mình? Và văn chương không còn là văn chương nếu không có giá trị nghệ thuật?
Một tác phẩm văn học có giá trị thì tất nhiên phải có giá trị nghệ thuật, tức là phải hay, phải có văn, có nghệ; một nhà văn thật sự phải có tài năng. Nhưng, xét đến cùng, cái chú yếu làm nên giá trị của văn chương lại không phải là hình thức nghệ thuật. Bởi vì, như Nguyễn Du đã viết: “Chữ tâm kia mới bàng ba chư tài\”. Cái tăm – đó là tấm lòng, là tình người, tình đời của người cầm bút — mới là cái góc làm nên giá trị chân chính của vẩn chương. Một áng văn thật sự có giá trị thì trước hết là vì nó chứa đựng cái tâm của người viết. Những câu thơ Truyện Kiều có sức lay động mạnh mẽ đến thế trước hết là vì đã “đọng nỗi đau nhân tỉnh” của một nghệ sĩ lớn, một trái tim lớn. Câu thơ: “Đau đớn thay phận đàn bà” có tân kì, có “văn chương” gì đâu, nhưng ai.bảo nó không hay, không thuộc loại “đáng thờ”?
Vậy là, “chuyên chú ở văn chương” mà văn chương chưa chắc đã hay, còn “chuyên chú ở con người” thì văn chương lại thường hay. Áng văn hay phải là áng văn tâm huyết của người cầm bút. Tâm huyêt người viêt là cái chủ yếu làm nên sức truyền cảm nghệ thuật, sức lay động của tác phẩm văn chương. Cái tâm thường là nguồn nuôi dưỡng, phát huy cái tài. Còn nhà văn dù tài năng đến đâu, chăm sóc văn chương công phu đến đâu, nhưng không hề quan tâm đến đồng loại, dửng dung trước số phận con người, thì cũng không thể nào sáng tác nên những áng văn có giá trị thật sự được, kể cả giá trị nghệ thuật.
Lịch sử văn học đã từng ghi lại hiện tượng dường như vô lí: có những nhà văn lớn đã tuyên bố những lời giống như phủ nhận văn chương, nhưng họ vẫn thật sự là lớn, với sự nghiệp sáng tác bất hủ; lại có không ít cây bút có tài, coi văn chương là trên hết, nhưng không có nổi những sáng tác giá trị. Hồ Chí Minh lúc thiếu thời từng tâm đắc câu thơ cổ: Lập thân tối liạ thị văn chương (lập thân bằng văn chương là thâ'p kém nhất), nhưng Người vẫn trở thành nhà văn lớn.
Thực ra, những nhà văn lớn không coi thường văn chương, mà chỉ vì mang “nỗi đau nhân tình” to lớn, sâu sắc. Họ thất vọng về việc văn chương đã không có hiệu quả trực tiếp, thiết thực trong việc làm thay đổi số phận đaụ thương của con người.
Ý kiến của Nguyễn Văn Siêu về hai loại văn chương “đáng thờ” và “không đáng thờ” trên đây rất tiêu biểu cho quan điểm nghệ thuật đẹp đẽ, trở thành truyền thống của cha ông ta. Chính với quan điểm văn chương “chuyên chú ở con người”, mà cha ông ta đã xây dựng được một nền văn học đầy sức sống và thâm đượm tinh thần nhân văn, nhân đạo với những biểu hiện đa dạng, phong phú, được nền văn học mới kế thừa và phát huy trong thời đại mới hôm nay.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Soạn bài: Kiểm tra tổng hợp cuối năm
Soạn bài: Kiểm tra tổng hợp cuối năm Hướng dẫn KẾT QUẢ CẦN ĐẠT – [...]
Th3
Soạn bài: Ôn tập phần văn học
Soạn bài: Ôn tập phần văn học Hướng dẫn I. NỘI DUNG ÔN TẬP – [...]
Th3
Soạn bài: Ôn tập phần làm văn
Soạn bài: Ôn tập phần làm văn Hướng dẫn I. NHỮNG NỘI DUNG KIẾN THỨC [...]
Th3
Trả bài kiểm tra tổng hợp cuối năm
Trả bài kiểm tra tổng hợp cuối năm Hướng dẫn TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG [...]
Th1
Tổng kết phần tiếng Việt: Lịch sử, đặc điểm loại hình và các phong cách ngôn ngữ
Tổng kết phần tiếng Việt: Lịch sử, đặc điểm loại hình và các phong cách [...]
Th1
Giá trị văn học và tiếp nhận văn học
Giá trị văn học và tiếp nhận văn học Hướng dẫn GỢI Ý HỌC BÀI [...]
Th1