Soạn bài: Ôn tập phần văn học
Hướng dẫn
I. NỘI DUNG ÔN TẬP
– Truyện ngắn và tiểu thuyết: Vợ chồng A Phủ, Vợ nhặt, Rừng xà nu, Những đứa con trong gia đình, Chiếc thuyền ngoài xa.
– Kịch: Hồn Trương Ba, da hàng thịt.
– Văn học nước ngoài: Thuốc, Số phận con người, Ông già và biển cả.
II. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
Câu 1
Phân tích chủ nghĩa nhân đạo được thể hiện qua các tác phẩm Vợ chồng A Phủ, Vợ nhặt.
Dàn bài
1. Mở bài
– Bên cạnh các chủ đề ca ngợi cuộc sống mới, con người mới, văn học cách mạng 1945, 1975 còn ca ngợi chủ đề nhân đạo chủ nghĩa.
– Vợ chồng A Phủ, Vợ nhặt đã thể hiện một tư tưởng nhân đạo sâu sắc.
– Thử phân tích vấn đề này để thấy những nét mới tích cực của văn học cách mạng.
2. Thăn bài
a. Thế nào là chủ nghĩa nhân đạo trong văn học:
– Lòng yêu thương quý trọng con người, đề cao cá tính, hạnh phúc của con người.
– Vì tự do, bình đẳng, công bằng cho mọi người mà lên án mọi bất công áp bức đỗì với con người.
b. Chủ nghĩa nhân đạo trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài:
– Niềm cảm thông, thương xót đô'i với những con người bất hạnh chịu số phận trâu ngựa (cha con Mị, A Phủ và lên án tô' cáo ách thông trị bả't nhân của bọn thông lí đốì với phụ nữ và người làm trong nhà, đốì với ngứời lao động).
– Thái độ biểu hiện, trân trọng tin tưởng vào sức sông hồn nhiên tiềm tàng không sao dập tắt được của Mị và A Phủ. Chính sức sống đó và lương tri đã khiến họ tự giải thoát mình và sau này được cách mạng nâng đỡ.
c. Chủ nghĩa nhân đạo trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân.
– Lòng cảm thông thấu hiếu niềm khát khao và khát khao hạnh phúc gia đình của nhân vật nên đã xây dựng cuộc gặp gỡ, việc “nhặt vợ” đầy xúc động, cảm thông.
– Khẳng định niềm tin bất diệt vào cuộc sống, lòng ham sống mãnh liệt hơn cái chết đang chực chờ khắp nơi, trân trọng nâng niu những khát vọng tốt lành của những con người lao động nghèo khổ ngay trên bờ vực thẳm của cái chết.
– Niềm tin bất diệt vào cuộc sống, lòng ham sống đã hướng nhân vật về phía hành động cách mạng.
3. Kết bài
– Dù mang sắc thái khác nhau như Vợ chồng A Phủ, Vạ nhặt đều ngợi ca, khẳng định tình yêu cuộc sống, tố cáo mạnh mẽ những hành vi chà đạp lên cuộc sống con người.
– Tinh thần nhân đạo dã hướng con người về phía tô't đẹp, lành mạnh cách mạng.
– Chủ nghĩa nhân đạo là một nội dung chủ yếu của văn học cách mạng
1945, 1975.
Câu 2
Hãy nhận xét sự thể hiện da dạng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng qua hai tác phẩm Rừng xà nu (NGUYỄN TRUNG THÀNH) và Những đứa con trong gia đình (NGUYỄN THI).
Dàn bài
1. Mở bài
Đặt vấn đề: Văn học cách mạng thể hiện xuất sắc chủ nghĩa anh hùng cách mạng qua hai tác phẩm Rừng xà nu và Những đứa con trong gia đlnli.
2. Thân bài
– Thể nào là chủ nghĩa anh hùng cách mạng?
Anh hùng là gì? (những người có hành động dũng cảm yêu thương vì chính nghĩa vì lí tưởng được mọi người kính phục).
– Chủ nghĩa anh hùng trong Rừng xà nu không chỉ một đôi người mà cả một tập thể, một làng anh hùng (Tnú, Mai, Cụ Mết, Dít, Heng…).
– Chủ nghĩa anh hùng trong Những đứa con trong gia dìnlv. hình ảnh một gia đình anh hùng cha mẹ hi sinh, hai chị em nuôi chí di bộ đội trả thù và đã thực hiện tốt tâm nguyện đó.
– Còn nhiều tác phẩm khác: Quán rượu người câm (NGUYỄN QUANG SÁNG), Mảnh trăng cuối rừng (NGUYỄN MINH CHÂU)… cũng đã khắc họa được những tấm gương anh hùng cách mạng
3. Kết bài
Những tâm gương anh hùng cách mạng trong văn học cách mạng còn sống mãi trong lòng người hôm nay và mai sau.
Những tấm gương ấy ngày trước cố vũ đồng bào ta trong chiến đấu giờ đây vẫn góp phần bồi đắp truyền thống anh hùng cách mạng cho thế hệ hôm nay và mai sau.
Câu 3
Phân tích tình huống truyện trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.
Gợi ý
Đối với nghệ thuật truyện ngấn, dựng được một tình huống mới lạ độc đáo nhằm nêu bật vấn đề, nêu bật tâm trạng, tư tưởng, tính cách của nhân vật, chủ đề của tác phẩm là một điều có ý nghĩa lớn, ý nghĩa then chót. Theo nhà văn Nguyễn Minh Châu, tình huôìig là “cái tình thế xảy ra truyện”, là một khoảnh khắc mà trong đó sự sống hiện ra rất dậm đặc là “cái khoảnh khắc chứa đựng cả một đời người”. Có 3 loại tình huống phổ biến trong truyện ngắn, tình huống hành động, tình huống tâm trạng và tình huống nhận thức. Nếu tình huống hành động nhằm tới hành động có tính bước ngoặt của nhân vật, tình huống tâm trạng chủ yếu hướng tới khám phá diễn biến tình cảm, cảm xúc của nhân vật thì tình huống nhận thức chủ yếu là cắt nghĩa cái giây phút “ngộ” ra chân lí của nhân vật.
Tình huống trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu là tình huống thứ ba, tình huống nhận thức. Trong truyện này, các chi tiết chính của câu chuyện:
– Người đàn ông đánh vợ
– Thái độ cam chịu nhẫn nhục của người đàn bà
– Phản ứng của cậu bé Phác.
Điều đã được định hướng “chuẩn bị” cho giây phút bừng tỉnh, “ngộ” ra chân lí của Đẩu, “Một cái gì mới mẻ vừa vỡ ra trong đầu vị Bao Công của cái phố huyện vùng biển”.
Câu 4
Qua đoạn trích Õng già và biển cả của Ilê-minh-uê, anh (chị) thấy chiến thắng của ông lão Xan-ti-a-gô đối với con cá kiếm đã được nhà văn miêu tả như thế nào?
Gợi ý
Trong đoạn trích có hai thời điểm cần chú ý. Một là thời khoảng ông lão săn đuối con cá kiếm, Hai là vào giây phút quyết định đâm chết được con cá. Ở thời điểm đầu trong cuộc săn đuổi, tuy đã mệt mỏi rã rời, nhưng ông lão cũng đã cố sức kéo con cá kiếm ép nó vào mạn thuyền mình. Tuy đã mệt đã đuối sức rồi nhưng ông vẫn gom hết sức tàn để cầm cự với con cá. Ở thời điểm sau vào lúc có tính quyết định, ông bỗng có sức mạnh mới đủ để đâm chết con cá kiếm.
Ớ thời chiến đấu, nhà văn theo lối tăng tiến mô tả sự việc lặp đi lặp lại với mức độ dần tăng, đặt ông lão và con cá vào thế sóng đôi, mâu thuẫn với hình thức độc thoại nội tâm và đối thoại, con cá được coi như người bạn đáng nể trọng của ông già.
Ở thời điểm sau, nhà văn kết hợp miêu tả và trần thuật ngắn gọn cụ thể sinh động. Dưới ngòi bút của ông, con cá đẹp lộng lẫy. Ông lão vì kiếm sống đã phải hạ thủ nó nhưng vẫn xem nó là người bạn oai hùng đáng nể trọng. Như thế, con người vẫn luôn là bạn của thiên nhiên và lúc cần thiết, họ có thế chiến thắng thiên nhiên một cách vẻ vang.
Về những tác phẩm khác, học sinh có thể dựa vào các câu hỏi ở phần Hướng dẫn học bài để ôn tập.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Soạn bài: Kiểm tra tổng hợp cuối năm
Soạn bài: Kiểm tra tổng hợp cuối năm Hướng dẫn KẾT QUẢ CẦN ĐẠT – [...]
Th3
Soạn bài: Ôn tập phần làm văn
Soạn bài: Ôn tập phần làm văn Hướng dẫn I. NHỮNG NỘI DUNG KIẾN THỨC [...]
Th3
Soạn bài: Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học
Soạn bài: Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học Hướng dẫn ĐỀ [...]
1 Comment
Th3
Trả bài kiểm tra tổng hợp cuối năm
Trả bài kiểm tra tổng hợp cuối năm Hướng dẫn TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG [...]
Th1
Tổng kết phần tiếng Việt: Lịch sử, đặc điểm loại hình và các phong cách ngôn ngữ
Tổng kết phần tiếng Việt: Lịch sử, đặc điểm loại hình và các phong cách [...]
Th1
Giá trị văn học và tiếp nhận văn học
Giá trị văn học và tiếp nhận văn học Hướng dẫn GỢI Ý HỌC BÀI [...]
Th1