Soạn bài: Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)
Hướng dẫn
I – NỘI DUNG CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
1. Thấy được những biểu hiện của phương ngữ trong tiếng Việt với ba vùng phương ngữ lớn Bắc – Trung – Nam.
2. Sự khác biệt giữa các vùng phương ngữ trong tiếng Việt không lớn (biểu hiện là số từ địa phương không nhiều và một số từ địa phương có thể chuyển thành từ toàn dân), do đó nó vừa làm nên sự đa dạng vừa vẫn duy trì sự thông nhất của tiếng Việt
3. Thống kê được những từ địa phương nơi em cư trú (theo miền, vùng, tỉnh, huyện, xã,…).
II – HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Bài tập 1
Một số từ ngữ địa phương:
a) Một số từ ngữ chỉ sự vật hiện tượng không có tên gọi trong các phương ngữ khác và trong từ toàn dân:
– Móm (vùng Vĩnh Phúc, Phú Thọ): lá cọ non, phơi tái, dùng để gói cơm nắm, thức ăn, các loại quả khi đem đi xa.
– Nhút: món ăn của vùng Nghệ – Tĩnh làm bằng xơ mít muối trộn với một vài thứ khác (Nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn).
– Đước: Cây mọc vùng ngập mặn Tây Nam Bộ, có bộ rễ chùm lớn, hạt nảy mầm ngay trên cây. (Đước thân cao vút rễ ngang mình – Trổ xuống nghìn tay ôm đất nước- Xuân Diệu).
b) Đồng nghĩa nhưng khác về âm với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân:
Phương ngữ Bắc |
Phương ngữ Trung |
Phương ngữ Nam |
bố mẹ, thầy mẹ |
ba má, tía má |
ba má |
ông bà |
ông mụ |
ông bà |
vào |
vô |
vô |
chậm (muộn) |
trễ |
trễ |
béo |
mập |
mập |
c) Đồng âm nhưng khác về nghĩa với những từ trong các phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân:
Phương ngữ Bắc |
Phương ngữ Trung |
Phương ngữ Nam |
hòm: đồ đựng bằng gỗ hoặc kim loại hình chữ nhật |
hòm: quan tài |
hòm: quan tài |
đau: cảm giác khó chịu ở bộ phận bị tổn thương của cơ thể |
đau: bệnh tật, ốm đau, trái nghĩ với khỏe |
đau: (như phương ngữ Bắc) |
Bài tập 2. Những từ chỉ các sự vật nêu ở bài tập l.a chỉ có ở những địa phương ấy, do đó cũng không có tên gọi ở các địa phương khác, không có trong ngôn ngữ toàn dân. Sự xuất hiện của các từ ngữ đó thể hiện tính đa dạng về tự nhiên và xã hội của các vùng miền trên đất nước ta. Số lượng từ này không nhiều, chứng tỏ sự khác biệt giữa các vùng miền ở nước ta không lớn. Một số từ ngữ loại này có thể chuyển thành từ ngữ toàn dân (khi sự vật đó được phổ biến rộng rãi), ví dụ: măng cụt, sầu riêng, chôm chôm,…
Bài tập 3. Qua bảng mẫu ở bài tập l.b, l.c, ta thấy phương ngữ Bắc được dùng phổ biến nhất trong ngôn ngữ toàn dân (giữa ngã – bổ- té, chọn ngã ;giữa ốm là "bệnh” – ốm là “gầy”, chọn ốm là “bệnh”). Như vậy, phương ngữ Bắc được dùng phổ biến nhất. Tuy không có văn bản chính thức quy định nhưng từ lâu người Việt Nam (ý thức hoặc không ý thức) vẫn chọn phương ngữ Bắc làm chuẩn ngôn ngữ toàn dân (thể hiện trong các văn bản hành chính, văn chương, khoa học,…
Bài tập 4
– Những từ ngữ địa phương có trong bài Mẹ Suốt: chi, rứa, nờ, tui, cớ răng, ưng, mụ. Những từ ngữ đó thuộc phương ngữ Trung, chủ yếu sử dụng ở vùng Bắc Trung Bộ.
– Việc sử dụng các từ địa phương này có tác dụng làm rõ màu sắc địa phương (cho thấy đúng là lời nói và cách nghĩ của vùng đất ấy), do đó làm cho hình ảnh mẹ Suốt càng chân thực, sinh động.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Soạn bài: Kiểm tra phần Tiếng Việt
Soạn bài: Kiểm tra phần Tiếng Việt Hướng dẫn Bài tập 1 Những từ láy [...]
Th3
Soạn bài: Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại
Soạn bài: Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại Hướng dẫn I – KIẾN [...]
Th3
Soạn bài: Ôn tập phần Tiếng Việt
Soạn bài: Ôn tập phần Tiếng Việt Hướng dẫn I – NỘI DUNG CƠ BẢN [...]
Th3
Soạn bài: Tổng kết về từ vựng (Tiếp theo)
Soạn bài: Tổng kết về từ vựng (Tiếp theo) Hướng dẫn I – NỘI DUNG [...]
Th3
Soạn bài: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự
Soạn bài: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự Hướng dẫn I – KIẾN [...]
Th3
Soạn bài: Sự phát triển của từ vựng
Soạn bài: Sự phát triển của từ vựng Hướng dẫn I – NỘI DUNG CƠ [...]
Th3