Phân tích truyện ngắn Những đứa con trong gia đình-Nguyễn Thi

Phân tích truyện ngắn Những đứa con trong gia đình-Nguyễn Thi

Hướng dẫn

  • Mở bài:

Nguyễn Thi (còn có bút danh khác là Nguyễn Ngọc Tấn) tên thật là Nguyễn Hoàng Ca. Ông sinh năm 1928 tại Hải Hậu, Nam Định. Nhưng Nguyến Thi có nhiều năm sống gắn bó sâu sắc với nhân dân Nam Bộ đã thực sự trở thành nhà văn của người dân Nam Bộ trong thời kì kháng chiến chống Mỹ.

Nhân vật tiêu biểu nhất trong sáng tác của Nguyễn Thi phần lớn là nhân dân Nam Bộ, có lòng căm thù giặc sâu sắc, vô cùng gan góc kiên cường, thủy chung sắc son với quê hương; đất nước và Cách Mạng.

Nguyễn Thi là cây bút có năng lực phân tích tâm lí nhân vật sắc sảo. Ông có khả năng xâm nhập sâu vào đời sống nội tâm nhân vật, phân tích và diễn tả chính xác những quá trình tâm lí tinh tế của con người, đặt biệt là người nhân dân Nam Bộ. Truyện ngắn Những đứa con trong gia đình viết năm 1966, là một trong những tác phẩm đặc sắc nhất của Nguyễn Thi, cũng như của văn xuôi VN trong những năm kháng chiến chống Mỹ.

  • Thân bài:

Ý nghĩa nhan đề của truyện Những đứa con trong gia đình

Đối tượng miêu tả của nhà văn: là Việt và Chiến – những đứa con. Nhưng sợi dây gắn bó, kết nối các nhân vật này chính là gia đình, là truyền thống, là quê hương đất nước. Như vậy, mạch truyện được mở rộng, nhưng vẫn được qui tụ về Gia đình.

Trong gia đình Việt và tình yêu nước, tình yêu Cách Mạng gắn bó với nhau như một lẽ tự nhiên, tất yếu cha mẹ Việt đến với nhau, nên vợ nên chồng cũng vì có chung một tấm lòng với Cách Mạng: Chồng bị giắc Pháp giết, mẹ Việt tiếp tục tham gia đấu tranh, đảm đang nuôi con nhưng mong sau này con lớn báo thù cho cha. Mẹ Việt bị đạn pháo giặc Mỹ giết hại, tội ác của kẻ thù lại chồng chất lên với gia đình này. Những đứa con của gia đình tình nguyện đi chiến đấu, chính là biểu hiện cụ thể của tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ. Hơn ở đâu hết, tình cảm của Việt gắn bó chặt chẽ với tình yêu nước, tình cảm Cách Mạng.

Những hình ảnh, chi tiết nào trong truyện ngắn thể hiện rõ tình cảm gắn bó sâu nặng của Việt, Chiến với gia đình

Mặc dù ba má đã mất lâu, nhưng dường như hình ảnh của Má luôn hiện lên rất sống động, cụ thể từng suy nghĩ, hành động của những đứa con.

Khi tính toán thu xếp việc nhà, Việt và Chiến vẫn làm theo cách của Má trước đây, thậm chí Việt thấy chị Chiến nói năng, tính cách mọi chuyện y hệt như Má.

Đêm trước ngày lên đường cả hai chị em cùng khiêng bàn thờ của Má sang gửi nhà chú Năm – hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng sâu sắc

Việt và Chiến xung phong đi tòng quân cũng là để trả thù nhà, đền nợ nước.

Có thể nói, truyền thống yêu nước của dân tộc ta được thể hiện cụ thể trong truyền thống của gia đình Việt ở cuốn sổ chú Năm giữ – cuốn gia phả của sự căm thù và đấu tranh, ghi rõ từng người và chiến công, cá nhân hòa trong gia đình, gia đình hòa trong đất nước. Mối thù chung của cả dân tộc được nhen lên từ mối thù riêng: “chú Năm thường quí chuyện gia đình của ta nó dài như dòng sông để rồi chú sẽ chia cho mỗi người một khúc và ghi vào đó, chú kể con sông nào ở nước ta cũng đẹp, lắm nước bạc, nhiều phù sa, vườn ruộng mát mẻ cũng sinh ra từ đó, lòng tốt của con người cũng sinh ra từ đó, trăm sông đổ về một biển, con sông của gia đình ta cũng chảy về biển, mà biển rộng lắm, chị em Việt lớn lên rồi cũng biết, rộng bằng nước ta và ra ngoài cả nước ta”.

Mối quan hệ gắn bó giữa cái riêng và cái chung, giữa gia đình với quê hương, đất nước. Qua hình ảnh “dòng sông của chú Năm còn nói đến sự tiếp nối truyền thống từ thế hệ này qua thế hệ khác, và mỗi con người đều phải có ý thức bổn phận để tô thêm cái truyền thống ấy.

Xem thêm:  Sức mạnh của tình yêu thương con người thể hiện qua “Vợ nhặt” của Kim Lân và “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài

Phân tích các nhân vật:

Truyện ngắn đã khắc họa cụ thể và dinh động hình tượng những con người thuộc nhiều thể hệ khác nhau trong một gia đình Cách Mạng. Họ gắn bó với nhau trong tình máu mủ ruột thịt, có những nét chung thống nhất nhưng mỗi người lại có một cá tính riêng không ai giống ai

Nhân vật Chú Năm

Đó là một người dân Nam Bộ tiêu biểu, là một người chất phác, nhưng có tâm hồn phong phú.

Chú là người lưu trữ truyền thống của gia đình, dòng họ. Cuốn sổ gia phả của chú ghi rất rõ từng con người, từng sự việc và từng chiến công.

Mặc dù là người ít học nhưng chú rất thích ghi chép, và trong lời ăn tiếng nói thường hay nói chữ (như: gọn bề gia thất, nặng bề non nước)

Trong dòng sông truyền thống gia đình, chú Năm là khúc thượng nguồn, là nơi kết tinh đầy đủ hơn cả truyền thống gia đình, dòng họ.

Chú hay kể sự tích gia đình cho đám con cháu và là tác giả của cuốn gia phả của gia đình, ghi chép cụ thể chi tiết tội ác của giặc và chiến công của các thành viên khác trong gia đình.

Chú Năm là hình ảnh tiêu biểu của người nông dân Nam Bộ chất phác nhưng giàu tình cảm. Tâm hồn chú Năm bay bổng dạt dào cảm xúc nhất là khi cất lên tiếng hò trên sông nước, những lúc đó chú Năm đặt cả trái tim mình vào trong câu hò tiếng hát.

Nhân vật Má của Việt

Là người phụ nữ đảm đang tháo vát, yêu chồng thương con và có một tình cảm gắn bó sâu sắc, thủy chung với Cách Mạng.

Người Má cũng là hình ảnh tiêu biêu cho tính cách con người Nam Bộ: sống tình cảm nhưng đồng thời cũng rất hiên ngang, cứng cỏi, nhất là với quân thù.

Có thể nói người Má cũng là người phụ nữ lưu giữ đầy đủ nhất và truyền cho những đứa con của mình những truyền thống tốt đẹp của gia đình mình, của dòng họ.

Cùng với chú Năm, má Việt cũng là một hiện thân đầy đủ nhất của truyền thống, đây là hình tượng người phụ nữ mang đậm nét tính cách của Nguyễn Thi. Đó la người phụ nữ nông dân Nam Bộ rất gan góc, căm thù giặc sâu sắc, rất mực thương chồng, thương con, đảm đang tháo vát. Cuộc đời làm lụng vất vả, chồng chất những đau thương, tan tóc nhưng vẫn cắn răng nén chặt nỗi đau thương của mình để nuôi con đánh giặc.

Nhà văn Nguyễn Thi đã khéo léo chọn những chi tiết điển hình, dồn nén biết bao ý nghĩa để khắc họa hình tượng người phụ nữ này: Một tay bồng con, một tay cắp rổ đi theo giặc đòi đầu chồng hiên ngang đối đáp với kẻ thù mà “hai bàn tay tỏ bản” vẫn giữ lên đầu đàn con, đang nép dưới chân. Mỗi lần bọn lính bắn dọa “ mắt Má lại sắc ánh lên nhìn lại bọn lính – đôi mắt của người đã từng vượt sông biển” – đó là hình ảnh của sự gan góc, chở che, mang ý nghĩa biểu tượng của người phụ nữ nông dân Nam Bộ lam lũ, vất vả, chồng chất đau thương nhưng rất đổi kiên cường, cao cả.

Má Việt ngã xuống trong cuộc đấu tranh,trái cà nông lép má nhặt đem về vẫn còn nóng hổi. Như vậy, trong quan niệm của Nguyễn Thi, cái phần thực chỉ là thể phách còn linh hồn thì bất tử – sống mãi trong những đứa con. Không phải ngẫu nhiên mà cái đêm sắp xa nhà đi chiến đấu, những đứa con như cảm thấy linh hồn má vẫn phản phất đâu đây theo dõi chúng từng bước đi

Nhân vật Chiến

Lúc xung phong đi tòng quân đánh giặc, Chiến còn rất trẻ con (mới 19) nên vẫn tranh giành phần hơn với em (từ chuyện bắt ếch cho đến thành tích bắn tàu chiến Mỹ,…)

Tuy nhiên là chị cả của những đứa em sớm mồ côi bố mẹ nên ở Chiến có sự từng trải, già dặn trước tuổi, biết quan tâm, lo lắng cho các em; Thu xếp mọi việc trong nhà trước lúc lên đường chu đáo,…

Ở Chiến có sự kiên trì, gan góc khác hẳn với Việt. Cô có thể ngồi đánh vần từng chữ hết ngày này qua ngày khác, đọc cho xong cuốn gia phả của gia đình.

Chiến cũng là người rất có ý thức về truyền thống gia đình (không phải ngẫu nhiên Việt nhận thấy chị thu xếp mọi việc trong nhà, nói năng y hệt má,…)

Xem thêm:  Thuyết minh về Bến Nhà Rồng - Văn hay lớp 12

Qua những dòng hồi tưởng của Việt, nhân vật Chiến hiện ra với cả một quá trình, từ lúc còn nhỏ cho tới khi trở thành một chiến sĩ trong hàng ngũ quân giải phóng. Đó là một cô gái có tính khí còn rât “trẻ con”, vẫn hay tranh giành với em từ chuyện giành phần bắt ếch nhiều hay ít cho đến giành nhau thành tích bắn tàu chiến Mỹ, giành nhau ghi tên tòng quân.

Là con gái nên ở Chiến có tính kiên trì, gan góc riêng của người phụ nữ. Việt có thể dũng cảm trong chiến đấu nhưng không thể kiên trì ngồi đánh vần cuốn sổ của chú Năm như Chiến: “có lúc Việt bỏ về nhà ăn cơm nhưng chị Chiến cứ ngồi ở một góc vắng, lông mày cau lại, chiếc khăn hở ngang miệng, đánh vần hoài. Chị đọc tiếng đặng tiếng mất, chữ mẹ đẻ chữ con, từ trưa tới xế, từ xế tới chiều, bỏ ăn, quên cả trời chạng vạng”.

Chiến là một cô gái đảm đang tháo quát, sớm biết lo biết nghĩ và lại cha mẹ cô mất cả, cô lại là chị lớn phải biết sớm làm chủ gia đình vì thế ở Chiến có gì đó tỏ ra khôn ngoan, già dặn trước tuổi. Không phải ngẫu nhiên mà đêm trước ngày nhập ngũ, Việt thấy Chiến thu xếp mọi việc trong nhà, nói năng rọt đâu ra đấy, giống in như mẹ: “ Chà! Chị Chiến bửa nay nói in như Má vậy, cũng ở trong giường mà nói với ra, cũng nằm với thằng Út em ở trên cái giường đó”. Ngay cả chú Năm khi nghe Chiến trình bày ý kiến của mình cũng phải khen “Khôn, việc nhà nó thu xếp gọn gàng thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề gia thất, đặng bề nước non”.

Nhân vật Việt

Là một chiến sĩ giải phóng quân trẻ tuổi, lập được nhiều chiến công nhưng ở Việt vẫn còn mang nhiều nét trẻ con của tuổi mới lớn ( hay tranh giành với chị; lúc bàn bạc, trao đổi chuyện nhà với chị vẫn chụp con đom đóm trên tay rồi ngủ khì lúc nào không biết; đi bộ đội vẫn mang theo cái ná thun bên mình; rồi đánh giặc, bị thương không sợ nhưng lại sợ ma; giấu anh em trong đội việc mình có chị gái vì sợ mất chị)

Việt là một chiến sĩ dũng cảm, chiến đấu bị thương nằm lại một mình ở chiến trường vẫn không hề mảy may lo sợ, sẵn sàng chiến đấu đến cùng với giặc.

Việt là một con người có tâm hồn phong phú, nhạy cảm, có tình cảm gắn bó với những người đã sinh ra mình, với quê hương, đất nước.

Trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình, Việt là người xuất hiện nhiều nhất và được tái hiện xuyên suốt cả truyện ngắn. Toàn bộ câu chuyện được dẫn dắt, nhìn nhận thông qua điểm nhìn của nhân vật Việt và chính từ điểm nhìn ấy mà nhân vật Việt đã hiện lên cụ thể, sinh động trước mắt chúng ta. Vừa là cậu con trai mới lớn hồn nhiên, ngây thơ, vừa là một chiến sĩ quân giải phóng gan góc, dũng cảm, kiên cường.

Ở Việt có nét riêng dễ mến của một cậu con trai vô tư, tính tình trẻ con ngây thơ, hiếu động. Nếu như Chiến luôn biết nhường nhịn em thì ngược lại, Việt lại hay tranh giành phần hơn với chị. Việt rất thích đi câu cá, bắn chim. Ngay cả khi đi bộ đội giải phóng vẫn đem theo cây ná thun trong túi;còn vô tâm,chưa biết nghĩ. Mọi việc trong nhà Việt đều phó mặc cho chị. Đêm trước ngày lên đường, trong khi Chiến lo toan, thu xếp công việc nhà: từ Út em, nhà cửa, ruộng nương cho đến bàn thờ Má, bàn bạc với em một cách trang nghiêm thì Việt vẫn vô tâm “ lăn kềnh ra ván cười khì khì, vừa nghe vừa chụp một con đom đóm úp trong lòng bàn tay” rồi ngủ quên lúc nào không biết. Cách thương chị của Việt cũng rất trẻ con: “ giấu chị như giấu của riêng” vì sợ mất chị. Đánh giặc không sợ chết nhưng lại sợ ma. Lúc gặp lại đồng đội thì vừa khóc vừa cười “ giống hệt như thằng Út em ở nhà, khóc đó rồi cười đó”.

Xem thêm:  Hoàn cảnh sáng tác và nội dung tập thơ Nhật kí trong tù (Ngục trung nhật kí) của Hồ Chí Minh

Là nhân vật chính trong truyện ngắn và câu chuyện kể về những thành viên trong gia đình chủ yếu được thông qua những suy nghĩ, những dòng hồi tưởng của nhân vật Việt.

Ở nhân vật này còn những nét hồn nhiên, ngây thơ, vô tư của tuổi mới lớn (như tranh giành phần hơn với chị, đi bộ đội vẫn mang theo cái ná thun,…)

Tuy nhiên,ở nhân vật này, người đọc cũng bắt gặp những phẩm chất tiêu biểu mang tính truyề thống của gia đình như: yêu đất nước, yêu quê hương, có lòng căm thù giặc sâu sắc; có tình cảm gắn bó với Cách Mạng với những người thân trong gia đình.

Tuy vẫn còn có vẻ hồn nhiên, vô tư của tuổi mới lớn nhưng Việt cũng thật đường hoàng, chững chạc, trong tư thế của người chiến sĩ trẻ dũng cảm, kiên cường. Dòng máu nóng chảy trong người Việt là dòng máu truyền thống của những người gan góc, không bao giờ biết lùi bước trước những thế lực tàn bạo. Cho nên lúc còn bé mà Việt đã dám xông thẳng vào thằng địch đã giết hại cha mình.

Trong chiến đấu, Việt tỏ ra rất nhanh nhẹn, dũng cảm, đã dùng thủ pháo diệt được một xe bọc thép của địch và đến khi bị thương nặng, một mình nằm lại giữa chiến trường, hai mắt không còn nhìn thấy gì, vừa đau đớn, vừa đói, vừa khát nhưng Việt vẫn luôn ở trong tư thế sẵn sàng chiến đấu: “ta sẽ chờ mày. Trên trời có mây, dưới đất có mây, cả khu rừng này có mình tao, mày có bắn tao thì tao cũng bắt được mày. Nghe súng nổ, các anh tao sẽ chạy đến đâm mày. Có thể nói, hành động giết giặc để trả thù nhà, đền nợ nước đã trở thành một trong những thước đo quan trọng nhất về phẩm chất con người của nhân vật Nguyễn Thi.

* Những điểm chung và riêng giữa Việt và Chiến:

* Điểm chung: Cả Việt và Chiến đều còn rất trẻ (chị 19 tuổi, còn em mới 18). Chính vì vậy mà ở họ vẫn còn có nhiều nét hồn nhiên, ngây thơ, thậm chí còn “trẻ con”: vẫn hay tranh giành nhau từ chuyện bắt ếch đến chuyện thành tích bắn tàu chiến Mỹ, rồi xung phong đi tòng quân đánh giặc. Cả hai chị em Việt và Chiến đều gan góc, dũng cảm trong chiến đấu và đã lập nhiều chiến công.

* Nét khác biệt giữa hai nhân vật này:

Ở Việt, trước sau vẫn hết sức hồn nhiên, vô tư, ngay cả khi vào bộ đội vẫn không quên mang theo cái ná thun bên người, cách ứng xử cũng rất vô tâm “khóc đó rồi cười đó”

Chiến mặc dù còn rất trẻ và ít nhiều vẫn có tính trẻ con nhưng là chị gái những đứa em sớm mồ côi bố mẹ nên Chiến phải đảm nhận vai trò người chị trong gia đình. Chính vì thế ở Chiến có những nét khôn ngoan, già dặn trước tuổi: biết nhường nhịn em, không muốn em phải gặp nguyn hiểm nên mũi tên hòn đạn; rồi trước khi lên đường thu xếp mọi chuyện trong nhà một cách ổn thỏa, chu đạo.

Ở Chiến còn có sự kiên trì, gan góc mà ở Việt chúng ta không thấy. Chiến có thể ngồi đánh vần từng chữ, đọc cho bằng hết cuốn gia phả của chú Năm. Nhưng trong khi đó, Việt bỏ về nhà ăn cơm hoặc ngủ khì.

* Ý nghĩa chi tiết hai chị em đưa bàn thờ má đi gửi bên nhà chú Năm trước lúc lên đường:

Nó thể hiện tấm lòng hiếu thảo của những đứa con

Qua chi tiết này, tác giả cũng thể hiện được mối thù đối với giặc Mỹ. Nó trở nên cụ thể, có sức nặng trên vai.

Nó cũng tạo nên được một không khí trang trọng, thiêng liêng trước giờ phút lên đường.

Nguồn: Vietvanhoctro.com