Ông già và biển cả (trích)
Hướng dẫn
1. Trong nền văn học hiện đại Mĩ, Ơ – nít Hề – minh – uê (1899 – 1961) là một trong những hiện tượng vãn học độc đáo. Nhiều tác phẩm của ông để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả trên thế giới.
Ơ – nít – Hê – minh – uê sinh tại Oák Pac, thuộc bang Illinois (Mĩ). Ngay tuổi học sinh, Hê-minh-uê rất say mê thể thao, thích săn bắn, câu cá. Năm 18 tuổi, Hê-minh-uê trở thành phóng viên và ít lâu sau tình nguyện chiên đấu ở Pháp, Italia. Ông trở về Mĩ do bị thương nặng với tâm trạng chán chường không hòa nhập với cuộc sống thực tại. Hê-minh-uê tự xếp mình thuộc vào “thế hệ vứt đi”. Năm 1923, Ba. câu chuyện và mười bài thơ được xuất bản, tiếp đến là Trong thời đại chúng ta (1925). Các tác phẩm Mặt trời vẫn mọc (1926). Giã từ vũ khí (1929), thể hiện đời sống và tâm trạng của lớp thanh niên và trí thức thời kì Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
Vào đầu những năm ba mươi, Hê-minh-uê đi nhiều nơi trên đất Tây Ban Nha, các nước châu Phi, Cuba và viết nhiều tập truyện kí phản ánh sinh động thiên nhiên hoang dã, những trận đấu bò, săn thú đầy sức hấp dẫn: Chết vào buổi chiều (1932), Những ngọn đồi xanh châu Phi (1933) và một số truyện ngắn xuất sắc: hạnh phúc ngắn ngủi của Francix Măccômbơ, Tuyết trên đỉnh Kilimangiarô.
Đầu năm 1937, Hê-minh-uê tham gia đội quán Quốc tế chống phát xít ở Tây Ban Nha, ông làm phóng viên mặt trộn và sáng tạo nghệ thuật. Tác phẩm nổi tiếng thời kì này là tiểu thuyết Chuông nguyện hồn ai (1940). Chiến tranh thế giới lần thứ hai nồ ra, Hê-minh-uê tiếp tục làm phóng viên mặt trận cho nhiều báo, tình nguyện vào đội quân săn tàu ngầm phát xít. Năm 1950, ông viết Bên kia sông và dưới vòm cây lá.
Nối tiếng hơn cả trong sự nghiệp văn chương của Hê-minh-uê là tác phẩm Ông già và biển cả (1952); chính nó góp phần quan trọng, đem lại niềm vinh quang cho nhà văn: giải thưởng Pulitze (1953), và giải Nô-ben (1954).
Cuộc sống của Hê-minh-uê chủ yếu ở ngoài nước Mĩ; ông đi nhiều, ưa hoạt động. Những năm cuối đời, ông sống ở Cu ba. Hê-minh-uê mất tại nhà riêng trong dịp trở về Mĩ chữa bệnh.
Là nhà văn tài năng, bản lĩnh, say mê tìm tòi, khám phá, sáng tạo, Hê- minh-uê viết nên “áng văn xuôi giản dị, trung thực về con người” và đề xướng nguyên lí “tảng băng trôi”. Hê-minh-uê không xen vào chuyện mà để cho nhân vật tự bộc lộ. Bút pháp Hê-minh-uê nhiều giọng điệu: trữ tình và mỉa mai, tả thực và biểu tượng. Sáng tác của ông đa tầng ý nghĩa.
2: Ông già thắng con cá kiếm là một trong những đoạn văn độc đáo trong tác phẩm Ông già và biển cả (The Old Man and the Sea, 1952). Đoạn trích này phản ánh sự việc diễn ra vào trưa ngày thứ ba kể từ khi Xan-ti-a-gô ra khơi.
Suốt thời gian hơn hai ngày và hai đêm, ông già gian khổ vật lộn với con cá. Ông chưa nhìn thấy nó một cách cụ thế nhưng cảm nhận được rằng con cá rất to. Ban đầu nó “lù lù như một cái bóng đen sẫm”, lướt qua dưới đáy thuyền lâu đến nỗi ông lão không thế nào tin là nó dài đến thế. Khi con cá nổi lên mặt nước mỗi lúc một gần con thuyền thì hình dáng nó hiện lên càng rõ nét, cụ thể hơn: cái đuôi dựng dứng, cao hơn một chiếc lưỡi hái cỡ lớn, “thận hình đồ sộ của nó có những đường vân màu đỏ thầm loang lổ”. Ông già nhìn rõ cánh vi trên, những bộ vi to lớn hai bên lườn. Lão không ngờ con cá lại to đến thế và bắt đầu lo sợ cá kiếm có thề sẽ sổng mất. Không chịu để cho cá tiếp tục lôi thuyền đi, Xan-ti-a-gô chuẩn bị đô’i đầu với nó. Lão đã tính toán phải đâm vào đúng giữa tim nó chứ không nhằm vào đầu.
Song khi cá kiếm càng đến gần con thuyền vẫn cứ “bình tĩnh đầy vẻ tự tin”, còn ông lão ngày càng kiệt sức, sắp ngất đi thì nỗi lo con cá sẽ tuột khỏi tay lão càng tăng lên.
Lão cố trấn tĩnh, luôn tự động viên mình: “Phải bình tĩnh và phải vững tay”. Khi tay chân rã rời, mất hoa lên, lão vẫn kiên trì cố kéo con cá quay lại mạn thuyền. Với lòng quyết tâm, lão “thu hết tàn lực, hết chút lòng dũng cảm và kiêu hãnh còn lại để cầm cự” với đôi thủ. Cuộc chiến đấu cuôi cùng rất mực căng thẳng quyết liệt: Ông lão không chịu “bó tay dù sức lực cạn kiệt, con cá trong tình thê bị động, đau đớn vẫn không chịu khuât phục, vùng vẫy hi vọng thoát khỏi dây câu”. Vượt qua tất cả, Xan-ti-a-gô quyết tâm bắt bằng được con cá xứng dáng với khd năng và công sức của mình. Nhân vật của Hê-minh-uê có ý thức rất cao trong việc tự khẳng định bản thân.
Trong Ông già thắng con cá hiếm có sự đan xen lời người kể chuyện và độc thoại nội tâm của nhân vật. Hê-minh-uê không đưa nhiều sự kiện, biến cố, hành động vào đoạn trích này, không tạo dựng chân dung, cũng không tập trung bút lực khắc họa tính cách mà chủ trương lấy trạng thái tâm lí nhân vật Xanchiagô làm đối tượng miêu tả. Nhà văn không tường thuật thế giới nội tâm một cách gián tiếp mà đế nó bộc lộ một cách trực tiếp qua độc thoại nội tâm.
Ở đây, độc thoại nội tâm phần lớn được người kê chuyện báo cho biết bằng cách chỉ rõ ông lão “tự nhủ”, “nghĩ bụng”, “bụng bảo dạ”, “nghĩ thầm”, “tự nói với mình”. Cũng có khi ông lão thốt lên thành tiếng. Những độc thoại nội tâm này mang dáng dấp đối thoại một chiều. Đó là đoạn ông lão nói với cá kiếm: “Cá này, dẫu sao thì mày cũng sẽ chết. Mày muôn tao cùng chết nữa à?”. Lần khác, ông lão nói với chính mình: “Phải bình tĩnh lại… Phải bình tĩnh lại!”. Song dạng đối thoại một chiều ở Xan-ti-a-gô giảm đi rất nhiều so với hai ngày trước vì ông lão đã quá mệt mỏi. Đôi lúc theo thói quen lão thốt lên thành tiếng nhưng không thế “nói to” được mà chỉ “bằng một giọng nói mà chính lão cũng chỉ còn nghe thấy một cách mơ hồ”. Độc thoại nội tâm trong Ông già và biển cả không thuần túy là sự biểu hiện trạng thái cô đơn khép kín. Đó là những lời tự nhủ của Xan-ti-a-gô, là lời đô’i thoại một chiều của ông lão với cá kiếm, với hai bàn tay, hai chân và cái đầu của lão.
Độc thoại nội tâm xuất hiện chủ yếu trong phần trung tâm đoạn văn miêu tả ông lão quyết tâm tấn công cá kiếm trong hoàn cảnh, tình thế hết sức khó khăn. Nội dung các độc thoại nội tâm bộc lộ tâm trạng khá phức tạp của ông lão. Các lời độc thoại nội tâm ở đây có chức năng thế hiện chiều sâu tâm lí của nhân vật một cách trực tiếp.
Thông thường, độc thoại nội tâm gắn liền với nhân vật thiên về đời sống nội tâm hoặc ở trong tình trạng căng thẳng về tâm lí buộc có sự lựa chọn hành động. Trường hợp Xan-ti-a-gô có khác. Nhà vãn không đặt nhân vật này trong tình trạng phải quyết định lựa chọn gay gắt giữa ngã ba đường mà đưa ông lão cô đơn này ra giữa biển khơi trong tình huống không kém phần quyết liệt: Cuộc vật lộn giữa con người và thiên nhiên, giữa khả năng chiến thắng và thất bại, giữa sự tồn tại và cái chết. Dưới ngòi bút điêu luyện của ông, hành động của nhân vật không chỉ là hành động hướng ngoại mà có cả hành động hướng nội – hành động bên.trong mà nhà văn đặc biệt quan tâm.
Hê-minh-uê rất thành công khi sử dụng kết hợp các thủ pháp nghệ thuật để thế hiện cuộc vật lộn đầy vất vả của ông già với con cá kiếm. Nghệ thuật tả sinh động, giàu sức gợi hình, gợi cảm. Phần đầu đoạn trích chủ yếu miêu tả con cá. Lúc đầu nó “lù lù như cái bóng đen sẫm”, thân hình nó đồ sộ với “những đường vằn màu đỏ thầm loang lổ”, sau rõ dần, cái đuôi màu tím nhạt, “cánh vi trên sống lưng nó xếp lại, còn những bộ vi to lớn hai bên sườn thì xòe rộng cả ra”. Dưới mắt ông lão, con cá kiếm hiện lên từ những nét khái quát đến những chi tiết, màu sắc thật cụ thể, sống động.
Nghệ thuật tả được sử dụng linh hoạt và tập trung tả con cá kiếm hơn là miêu tả ông lão đánh cá. Bút pháp tả thực dược thể hiện đậm nét ở phần đầu và cuối đoạn trích. Nếu ở đoạn đầu hình dáng, màu sắc, sự vùng vẫy chống trả của cá kiếm hiện lên qua cái nhìn của ông lão Xan-ti-a-gô thì ở phần cuối đoạn trích, nó hiện lên lung linh qua ngôn từ người kể chuyện và qua mắt của ông lão.
Ngôn ngữ người kể chuyện cũng như lời độc thoại nội tâm của nhân vật là ngôn ngữ ngắn gọn, cô đọng, giản dị, xa lạ với lôi văn chương hoa mĩ. Ớ đây có sự lặp từ, điệp hình ảnh: “lão già trông thây” (7 lượt) “cái.đuôi” to lớn (4 lượt): “Phải bình tĩnh” (4 lượt), “cố một lần nữa” (3 lượt)… nhằm đạt hiệu quả cao trong việc thế hiện nhân vật người đánh cá.
Hê-minh-uê dùng hình ảnh “tảng băng trôi” đế nói về phương pháp sáng tạo văn chương. “Nếu không đến nỗi sau lạc quá – ông nói – tôi muốn song song như thế này: tôi muốn viết theo phương pháp của những tảng bàng trôi. Bảy phần tám khôi lượng của nó chìm dưới nước, chỉ có một phần tám là nổi lên cho mọi người thây. Nhờ thế tảng băng của anh sẽ tiến tới một cách chắc chắn và đáng sợ hơn” Nhà văn nói lên ý tưởng của mình bằng hình tượng nghệ thuật giàu sức gợi để độc giả tìm ra phần sâu kín, đầy ẩn ý. Trong Ông già và biển cả phần nổi của “tảng băng trôi” – đoạn trích là sự kiện diễn ra ngoài biển khơi giữa Xan-ti-a-gô và cá kiếm vào trưa ngày thứ ba trong chuyến ra khơi của ông lão, còn phần chìm là dòng ý thức của nhân vật người đánh cá và ý nghĩa biểu tượng của cuộc săn bắt, vật lộn với con cá kiếm. Với đoạn trích nói riêng, tác phẩm Óng già và biển cả nói chung, Hê- minh-uê đã viết nên “một áng văn xuôi giản dị, trung thực về con người”
3. Ơ – nít Hê-minh-uê không thuộc những nhà tiên phong của “Trào lưu hiện đại”, song sáng tác của ông chịu sự chi phối nhất định của các nhà văn đi trước. Hê-minh-uê không đi vào phản ánh cái cao siêu, xa lạ mà là cái bình thường hằng ngày với con người của đời sống thực. Tác phẩm Ông già và biển cả tập trung thể hiện một mảnh đời của nhân vật, quá khứ, tương lai chỉ được đề cập một cách thoáng qua. Đoạn trích Ồng già và biển cả lại chỉ hướng vào cái hiện đại của nhân vật, tâm trạng một nhân vật – Xan-ti-a- gô. Ông già bé nhỏ, cô đơn trên vùng sóng nước xa lạ của đại dương bao la phải đương đầu với con cá kiếm khổng lồ, mạnh mẽ quen thuộc với biển khơi, vào cái khoảnh khắc ông dang kiệt sức vì đói, vì bị thương. Sự chiến thắng của Xan-ti-a-gô không phải là ngẫu nhiên, may mắn. Đưa một nhân vật già nua, đơn độc ra giữa đại dương đương đầu với con cá khống lồ trong tình thế bất lợi, đầy nguy hiềm, Hê-minh-uê khẳng định sức mạnh tiềm tàng, bất diệt và lòng dũng cảm của con người.
NGƯYỀN NGỌC THI
GỢl Ý HỌC BÀI
Câu 1
– Hình ảnh những vòng lượn của con cá kiếm được nhắc đi nhắc lại trong đoạn văn khiến người đọc có thể nghĩ đến hình ảnh một lão ông đánh cá giỏi nghề và rất mực kiên cường. Chỉ với con mắt giàu kinh nghiệm nghề nghiệp và cảm giác đau đớn ở đôi bàn tay dày dạn, ông lão đã có thể ước chừng được là khoảng cách giữa con cá với ông ngày mỗi một gần hơn, được vẽ lên bằng vòng lượn của con cá từ rộng tới hẹp, từ xa đến gần.
– Những vòng lượn của con cá kiếm vừa nói cũng chính là những cố gắng cuối cùng nhưng cực kì mạnh mẽ của nó cố sao thoát khỏi sự bủa vây, trì kéo của ông lão. Sự dũng cảm kiên cường của.con cá chẳng thua kém chút nào so với đốì thủ của nó, ông lão đánh cá.
– Cảm nhận về con cá kiêm chủ yếu tập trung vào hai giác quan thị giác và xúc giác của ông lão. Thực ra ông lão chưa thể nhìn thấy rõ con cá mà chỉ mới đoán biết được nó qua các vòng lượn.
Câu 2
Như vừa nói, cảm nhận về con cá kiếm chủ yếu tập trung vào hai giác quan thị giác và xúc giác của ông lão. Cảm nhận này mỗi lúc một mạnh mẽ và trực tiếp hơn, đặc biệt là từ “đến vòng thứ ba, lão dầu tiên thấy con cá”.
Diễn biến sự việc được nhà văn miêu tả chân thực, đúng như đã xảy ra trong cuộc sông thực. Đốì với một con cá lớn đến như thế trước tiên ông lão nhìn thấy từng bộ phận, ông chỉ tấn công được vào từng bộ phận trước khi nó hiện ra đầy đủ trước mắt ông. Ngay cảm nhận về con cá qua xúc giác của ông cũng có phần gián tiếp vì phải thông qua sợi dây, qua mũi lao nhưng rất mạnh mẽ và ngày một đau đớn nhiều hơn.
Câu 3
Phải chăng ông lão chỉ cảm nhận đốì tượng của mình, con cá kiếm, bằng giác quan của một kẻ đi săn, một kẻ chỉ nhằm tiêu diệt đối thủ, bắt lấy con mồi của mình? Để hiểu được điều này ta đọc kĩ lời trò chuyện của ông với con cá. Đúng là ở đây không phải chỉ là sự cảm nhận mà phải nói là có sự cảm thông. Nếu cảm nhận là chỉ bằng động tác thì cảm thông là bằng cả trái tim, cả tấm lòng.
Ở đây đúng là quan hệ giữa ông lão đánh cá và con cá kiếm không phải chỉ là quan hệ giữa kẻ đi săn và con mồi.
Người đọc có cảm nhận con cá như một “nhân’ vật” của tiểu thuyết nhờ mối tình cảm và lối biểu hiện như vừa nói. Qua lời trò chuyện của ông lão đánh cá với con cá, người đọc còn cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của ông: ông cảm thông thâu hiểu và chiêm ngưỡng đối thủ của mình.
Câu 4
a) Một là từ vẻ đẹp, sự cao quý của con cá kiếm. Hai là từ thái độ, quan hệ giữa ông lão đánh cá là người đi săn và con cá mà nhiều người đã cho rằng: Con cá kiếm ở đây chính là hình ảnh của ưó’c mơ, lí tưởng mà mỗi con người thường theo đuổi trong đời.
b) Đọc kĩ hai đoạn trong văn bản:
– Khi ấy con cá, mang cái chết trong mình, sực tỉnh, phóng vút lên khỏi mặt nước phô hết tầm vóc khổng lồ, vẻ đẹp ỵà sức lực. Nó dường như treo lơ lửng trong không trung phía trên ông lão và chiếc thuyền.
– Da cá chuyển từ màu gốc, màu tía ánh bạc, sang màu trắng bạc và những cái sọc phô cùng màu tím nhạt như đuôi nó. Những đường sọc ấy lớn hơn cả bàn tay người xòe rộng, còn mắt nó trông dửng dưng như những tâm kính trong viễn vọng hay như một vị thánh trong đám rước.
Để thấy được sự khác biệt giữa hình ảnh đẹp đẽ cuốì cùng của con cá khi chưa bị chiếm lĩnh và sau đó khi ông lão chiếm được nó. Điều này khiến người đọc tự nêu câu hỏi phải chăng đó là sự chuyền biến từ ước mơ sang hiện thực. Hiện thực không còn xa vời khó chiếm lĩnh và chính vì vậy nó không còn huy hoàng đẹp đẽ như trước.
LUYỆN TẬP
1. Học sinh đọc kĩ phần gợi ý và tự trả lời.
2. Học sinh trả lời theo ý mình. Có điều cần lưu ý là dịch văn phải bám sát văn phong của tác giả.
Mai Thu
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Soạn bài: Kiểm tra tổng hợp cuối năm
Soạn bài: Kiểm tra tổng hợp cuối năm Hướng dẫn KẾT QUẢ CẦN ĐẠT – [...]
Th3
Soạn bài: Ôn tập phần văn học
Soạn bài: Ôn tập phần văn học Hướng dẫn I. NỘI DUNG ÔN TẬP – [...]
Th3
Soạn bài: Ôn tập phần làm văn
Soạn bài: Ôn tập phần làm văn Hướng dẫn I. NHỮNG NỘI DUNG KIẾN THỨC [...]
Th3
Soạn bài: Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học
Soạn bài: Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học Hướng dẫn ĐỀ [...]
1 Comment
Th3
Trả bài kiểm tra tổng hợp cuối năm
Trả bài kiểm tra tổng hợp cuối năm Hướng dẫn TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG [...]
Th1
Tổng kết phần tiếng Việt: Lịch sử, đặc điểm loại hình và các phong cách ngôn ngữ
Tổng kết phần tiếng Việt: Lịch sử, đặc điểm loại hình và các phong cách [...]
Th1