Ôn tập và kiểm tra phần tiếng Việt

Ôn tập và kiểm tra phần tiếng Việt

Hướng dẫn

HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

Kiểu câu: nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật, phủ định

1. Xác định các kiểu câu trong đoạn văn:

– Câu 1: Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi.

Là câu trần thuật ghép, ở vế 1 là dạng phủ định.

– Câu 2: Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau ích kỉ che lấp mất.

Là câu trần thuật đơn.

– Câu 3: Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận.

Là câu trần thuật ghép, ở vế 2 có một vị ngữ phủ định.

2. Chuyển câu 2 ở bài tập trên thành câu nghi vấn, ta có thể được những câu như sau:

– Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau ích kỉ che lấp mất hay sao?

– Cái bản tính tốt của người ta bị nhũng nỗi lo lắng, buồn đau ích kỉ che lấp mất được không?

– Cái bản tính tốt của người ta liệu có bị những nỗi lo lắng, buồn đau ích kỉ che lấp mất hay không?

3. Đặt câu cảm thán với các từ: vui, buồn, hay, đẹp,..,

– Thật vui làm sao!

– Ôi, buồn quá!

– Hay thật!

– Đẹp biết bao!

4. Dựa vào hình thức và chức năng của câu, các em có thể tìm được câu trả lời cho bài tập này.

Xem thêm:  Hành động nói

a) Ta có:

– Câu trần thuật: câu 1, câu 3, câu 6

– Câu cầu khiến: câu 4

– Câu nghi vân: câu 2, câu 5, câu 7

b) Câu nghi vấn được dùng để hỏi: câu 7

c) Câu nghi vấn không được dùng để hỏi: câu 2, câu 5

Hành động nói

1. Hành động nói của các câu đã cho được xác định như sau:

STT

Câu đã cho

Hành động nói

1

– Sao cụ lo xa quá thế?

Bộc lộ cảm xúc

2

Cụ còn khoẻ lắm, chưa chết đâu mà sợ!

Trình bày

3

Cụ cứ để tiền mà ăn, lúc chết hãy hay!

Điều khiển

4

Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại?

Trình bày

5

– Không, ông giáo ạ!

Trình bày

6

Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?

Hỏi

2. Sắp xếp các câu trong bài tập trên vào bảng, ta được:

STT

Kiểu câu

Hành động nói được thực hiện

Cách dùng

1

Trần thuật

Trình bày

Trực tiếp

2

Nghi vấn

Bộc lộ cảm xúc

Gián tiếp

3

Trần thuật

Trình bày

Trực tiếp

4

Cầu khiến

Điều khiên

Trực tiếp

5

Nghi vấn

Trình bày

Gián tiếp

6

Trần thuật

Trình bày

Trực tiếp

7

Nghi vấn

Hỏi

Trực tiếp

3. HS tự làm.

Lựa chọn trật tự từ trong câu

1. Lí do sắp xếp trật tự từ trong câu:

vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ: hai sự việc diễn ra song song, đồng thời cùng lúc với nhau ; trong kinh ngạc có mừng rỡ, trong mừng rỡ có kinh ngạc.

Xem thêm:  Luyện tập làm văn bản thông báo

– vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ… về tâu vua: sự việc diễn ra trước xếp trước, sự việc diễn ra sau xếp sau.

2. a) Việc xếp "ý vua cha" lên đầu câu thứ hai là nhằm mục đích liên kết chặt hơn ý của câu thứ hai với ý đứng cuối câu thứ nhất (cụ thể là với "nên cố làm vừa ý vua cha").

b) Việc xếp "con người Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào" lên đứng ở vị trí đầu câu văn là nhằm mục đích nhấn mạnh vào vn đề sẽ được đề cập đến trong nội dung bài nói, bài viết.

3. So sánh hai câu, ta thấy câu (a) giàu nhạc điệu hơn vì các chỗ ngừng (được xác định ở vị trí có dấu câu) ở câu này tạo được sự chuyển đổi thanh điệu đúng với luật bằng / trắc: nào (B) / thổi (T) / quê (B). Trong khi đó ở câu (b) lại là: nào (B) / thổi (T) / mác (T).

Mai Thu