Nhận xét về kết cấu truyện ngắn Chí Phèo
Hướng dẫn
Kết cấu mở: kết thúc tác phẩm, Thị Nở sinh ra một đứa con trong cái lò gạch cũ. Hoàn cảnh ra đời của đứ bé giống như Chí Phèo thuở trước. Thị nhìn về xa xa, nghĩ về một “Chí Phèo” con sẽ xuất hiện.
Kết cấu vòng tròn: sự việc Chí Phèo ra đời, lớn lên, trưởng thành, đau khổ cho đến kết thúc là con Chí Phèo ra đời lại sẽ tiếp tục cái vòng luẩn quẩn ấy.
Kết cấu đầu – cuối tương ứng: mở đầu là sự ra đời của Chí Phèo trong cái lò gạch cũ bỏ hoang. Kết thúc tác phẩm là sự ra đời của con Chí Phèo cũng trong cái lò gạch cũ.
* Giá trị: Về nhận thức có phần bị hạn chế nhưng lại rất thành công về mặt nghệ thuật. Qua hình tượng nhân vật Chí Phèo, tác giả Nam Cao không những phản ánh được cuộc sống đen tối bế tắc của người dân dưới chế độ thực dân phong kiến mà còn được thể hiện một cách sâu sắc. Cái bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của họ. Tác phẩm không chỉ có giá trị nghệ thuật sâu sắc mà còn có giá trị nhân đạo cao. Chính vì thế mà hơn nửa thế kỉ đã trôi qua, tác phẩm Chí Phèo ngày càng được khẳng định, được khám phá từ những góc độ mới mẻ và chắc chắn sẽ tồn tại vĩnh viễn trong lịch sử văn học Việt Nam như một viên ngọc sáng ngời.
Phân tích làm rõ nổi giá tị nhân đạo trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao?
Trong truyện ngắn Chí Phèo, Nam Cao đã viết về cuộc sống khốn khổ của những người nông dân, viết về cuộc đời đen tối bế tắc của họ, với môt niềm đồng cảm thương sót.
Nhà văn đã phát hiện, miêu tả được những phẩm chất của Chí Phèo ngay cả khi nhân vật đã bị tha hóa biến chất. Nhà văn đã thấy được niề khát khao mong muốn trở về con đường lương thiện của Chí Phèo; thấy được “phần người” phần tốt đẹp của con quỷ làng Vũ Đại.
Phần kết thúc truyện, Nam Cao đã làm nổi bật bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo. Chí Phèo đã chết trên ngưỡng cửa sắp về làm người. Nói một cách khác, truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao là một bức thông điệp của nhà văn tố cáo chế độ thực dân phong kiến, đẩy con người đến bước đường cùng đen tối, trở nên biến chất tha hóa. Đồng thời đòi quyền sống cho con người, giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm cũng chính ở chỗ đó.
Nhà văn đã gợi mở cho ta thấy được bản chất tốt đẹp, khả năng lương thiện của Chí Phèo để ta trân trọng khát vọng sống, khát vọng được làm người của Chí Phèo, lên tiếng đòi quyền sống, quyền làm người cho người nông dân.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Phân tích bài tây Tiến của Quang Dũng
Đềbài:Anh chị hãy phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng Quang Dũng là [...]
Th11
Nghệ thuật xây dựng nhân vật Hoạn Thư trong Truyện Kiều
Đềbài: Anh chị hãy nhận xét nghệ thuật xây dựng nhân vật Hoạn Thư trong [...]
Th11
Nhân vật Tnú trong tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành
Đề bài: em hãy phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm “Rừng xà nu” [...]
Th11
Hình tượng cây Xà Nu trong “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành
Đề bài: phân tích hình tượng cây Xà Nu trong “Rừng xà nu” của Nguyễn [...]
Th11
Màu sắc Nam Bộ trong “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Đình Thi
Đề bài: em hãy nêu màu sắc Nam Bộ trong “Những đứa con trong gia [...]
Th11
Nhân vật Chiến Và Việt trong “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Đình Thi
Đề bài: phân tích nhân vật Chiến Và Việt trong “Những đứa con trong gia [...]
Th11