Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp theo)
Hướng dẫn
I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
Người nghe không phải bao giờ cũng nhận ra hàm ý ; cũng có khi người nói không gửi hàm ý gì nhưng người nghe lại tự suy diễn ra hàm ý. Do đó, muốn sử dụng hàm ý cần có hai điều kiện:
– Người nói có ý thức gửi hàm ý vào lời nói.
– Người nghe có năng lực để giải đoán được hàm ý.
II – HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI
Phần 1. Điều kiện sử dụng hàm ý
Câu hỏi 1
– Câu "Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi, "của chị Dậu có hàm ý "Mẹ đã bán con rồi. Sau này con sẽ không được ăn ở nhà nữa".
– Câu "Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài." có hàm ý "Mẹ đã bán con cho nhà cụ Nghị".
Chị Dậu không nói thẳng để tránh điều đau xót.
Câu hỏi 2
Hàm ý ở câu thứ hai rõ hơn. sở dĩ chị Dậu phải nói như vậy vì cái Tí chưa hiểu rõ hàm ý ở câu thứ nhất. Đến đây, cái Tí đã hiểu rõ nên mới "giãy nảy" và van khóc.
Phần 2. Luyện tập
Bài tập 1
a) Câu "Chè đã ngấm rồi đấy." là lời anh thanh niên nói với người hoạ sĩ già và cô gái. Câu này có hàm ý: "Mời bác và cô vào uống chè".
b) Câu "Chúng tôi cần phải bán các thứ này để…'' là lời của nhân vật Tân nói với chị hàng đậu ngày trước. Hàm ý là: "Chúng tôi không thể cho được". Chị hàng đậu hiểu hàm ý đó nên mới phản ứng bằng câu "Thật là càng giàu có càng không dám rời một đồng xu!…"
c) Đoạn thơ đặt trong ngoặc kép là lời của Thuý Kiều nói với Hoạn Thư. Câu "Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây!" là lời chào nhưng có hàm ý giễu cợt: Quyền thế, mưu mô ranh ma như tiểu thư mà cũng phải ra hầu toà hay sao? Việc đó cũng thể hiện sự sắc sảo của Thuý Kiều, đúng là phen này "kẻ cắp bà già gặp nhau"! Câu "Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều." hàm ý báo – cho Hoạn Thư chuẩn bị nhận hình phạt ghê gớm. Hoạn Thư hiểu hàm ý đó nên "… hồn lạc phách xiêu – Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca.".
Bài tập 2
Câu "Cơm sôi rồi, nhão bây giờ!", bé Thu muốn nhờ ba nhung không chịu nói tiếng "ba" (câu cầu khiến trống không trước đó cũng không hiệu quả). Ngoài ra, còn có yếu tố thời gian bức bách (nguy cơ nhão cơm). Việc sử dụng hàm ý của bé Thu không thành công vì tuy hiểu nhưng anh Sáu giả vờ ngồi im (tức là không cộng tác).
Bài tập 3
Lời của A là lời mời, B nhận lời nếu có thể, không có tính chất bắt buộc ; nếu cần từ chối, cũng cần từ chối một cách nhã nhặn bằng cách đưa ra một lí do chấp nhận được để bạn khỏi mếch lòng. Ví dụ: "Mình đã trót nhận lời đi chợ giúp mẹ"/ "Thật đáng tiếc, mình đã có kế hoạch đi với bố về quê nội",…
Bài tập 4
Niềm "hi vọng" được so sánh với "con đường". Hi vọng là cái chưa có nhưng lại có thể có, nếu quyết tâm thực hiện. Nó giống như những con đường, vốn không có sẵn trên mặt đất nhưng "người ta đi mãi thì thành đường".
Bài tập 5
Những câu có hàm ý mời mọc hoặc từ chối trong đoạn đối thoại giữa em bé và những người ở trên mây và sóng (bài Mây và sóng):
Câu có hàm ý mời mọc:
– Bọn tớ chơi… trăng bạc.
– Bọn tớ ca hát… không biết từng đến nơi nao.
Có thể viết tiếp vào các câu này một câu có ý mời mọc rõ hơn, ví dụ: Có muốn đi chơi với bọn tớ không?
Câu có hàm ý từ chối:
– Mẹ mình đang đợi ở nhà.
– Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà…
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Soạn bài: Tổng kết phần Tập làm văn
Soạn bài: Tổng kết phần Tập làm văn Hướng dẫn I – CÁC KIỂU VĂN [...]
Th3
Soạn bài: Kiểm tra phần Tiếng Việt
Soạn bài: Kiểm tra phần Tiếng Việt Hướng dẫn Bài tập 1 Khởi ngữ của [...]
Th3
Soạn bài: Ôn tập phần tiếng Việt
Soạn bài: Ôn tập phần tiếng Việt Hướng dẫn I – KIẾN THỨC CƠ BẢN [...]
Th3
Soạn bài: Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)
Soạn bài: Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) Hướng dẫn I – KIẾN THỨC [...]
Th3
Tổng kết phần Tập làm văn
Tổng kết phần Tập làm văn Hướng dẫn I – CÁC KIỂU VĂN BẢN ĐÃ [...]
Th2
Soạn bài: Luyện tập viết hợp đồng
Soạn bài: Luyện tập viết hợp đồng Hướng dẫn I – KIẾN THỨC CƠ BẢN [...]
Th2