Nghị luận trong văn bản tự sự

Nghị luận trong văn bản tự sự

Hướng dẫn

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Trong văn bản tự sự, để thuyết phục và khêu gợi người đọc (người nghe) phải suy nghĩ về một vấn đề nào đó, người viết (người kể) và nhân vật có khi nghị luận bằng cách nêu lên các ý kiến, nhận xét, cùng những lí lẽ và dẫn chứng. Nội dung đó thường được diễn đạt bằng hình thức lập luận, làm cho câu chuyện thêm phần triết lí, sâu sắc.

2. Nghị luận chỉ là một phần phụ trong văn bản tự sự, có tác dụng làm cho câu chuyện thêm sâu sắc và có ý nghĩa triết lí. Nghị luận do đó không thể lấn át hoặc thay thế cho tự sự. Nếu điều đó xảy ra, thì văn bản sẽ thay đổi tính chất, không đúng với mục đích ban đầu. Đó sẽ là bài viết hay bài nói lạc đề.

II – HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI

– Trong đoạn trích Lão Hạc của Nam Cao, nhân vật ông giáo đã nghị luận về thái độ đối với những người xung quanh, khi một người quá khốn khổ thì họ không còn có thể quan tâm đến ai, do đó mà họ nhìn nhận sai lệch về người khác, cả đoạn trích hầu như là lập luận của ông giáo. Chỉ có câu cuối cùng mới là câu văn tự sự. Câu văn đó cho ta biết ông giáo chỉ buồn chứ không nỡ giận vợ, một người khổ quá rồi, chăng còn nghĩ đến ai được nữa.

Xem thêm:  Chị em Thúy Kiều (Trích Truyện Kiều)

Trong đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán thì yếu tố nghị luận thể hiện trong câu Thúy Kiều nói như một quy luật sòng phẳng của đời sống: “Dễ dàng là thói hồng nhan – Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều”. Còn lại, yếu tố đó chủ yếu thể hiện trong cách lập luận để gỡ tội của Hoạn Thư. Hoạn Thư lập luận rằng thị là một phụ nữ bình thường, thua thiệt trong xã hội phong kiến (Rằng tôi chút phận đàn bà). Phụ nữ bị coi nhẹ, chịu thua thiệt, nên có ghen tuông thì cũng là lẽ thường. Nếu xử ghen là có tội thì phải xử cả giới phụ nữ. Tiếp đó, Hoạn Thư kể công của mình với Kiều: cho ra gác viết kinh, không đuổi theo khi Kiều trốn.Và sau cùng là Hoạn Thư bày tỏ lòng kính trọng với Kiều, nhất là thành khẩn nhận những việc của mình làm là “việc chông gai”, xin được khoan hồng.

Chính nhờ lập luận chặt chẽ, khôn ngoan, và cũng nhờ ở lòng độ lượng và nhân ái của Thúy Kiều nên Hoạn Thư từ chỗ một chính danh thủ phạm đã được tha bổng.

– Rõ ràng, nhờ yếu tố nghị luận mà đoạn trích thứ nhất gợi cho người đọc suy nghĩ về cách nhìn nhận, đánh giá con người. Từ việc khổ quá, không còn khả năng cảm thông mà vợ ông giáo đã đánh giá sai lệch về lão Hạc, cho lão là người tự làm khổ mình, từ chối giúp đỡ lão. Ông giáo bình tĩnh và sáng suốt hơn đã nhìn thấy điều hạn chế của vợ, không nỡ giận vợ. Và ông cũng rút ra một triết lí, một phương châm nhìn nhận, đánh giá con người: hãy cố mà tìm hiểu họ, ta sẽ thấy những người quanh ta là những con người đáng được cảm thông.

Xem thêm:  Hoàng Lê nhất thống chí - Hồi thứ mười bốn (trích)

Trong đoạn trích thứ hai, chúng ta thấy được quyết tâm trả thù của Thúy Kiều, đồng thời chủ yếu thây cách lập luận gỡ tội của Hoạn Thư. Hoạn Thư đã lập luận một cách khôn ngoan, chặt chẽ, làm cho Thúy Kiều nếu trừng phạt thị thì sẽ bị mang tiếng là “con người nhỏ nhen”. Việc gỡ tội bằng hình thức lập luận chặt, có lí lẽ sắc bén, đồng thời cùng với thái độ khôn ngoan thừa nhận tội lỗi (chứ không chối tội) đã chứng tỏ bản lĩnh của Hoạn Thư và tính cách rộng lượng của Thúy Kiều.

Chính nhờ yếu tố nghị luận đưa vào hợp lí mà đoạn trích đã làm cho tác phẩm và tính cách nhân vật thêm chiều sâu, làm cho độc giả thích thú.

III – HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Lời văn trong đoạn trích Lão Hạc ở mục 1.1 (trong SGK) là lời của nhân vật ông giáo, ông thuyết phục bạn đọc, thuyết phục về điều cố tìm mà hiểu những người xung quanh để cảm thông và thương yêu họ. Nếu có ai vì quá khổ mà mất khả năng cảm thông, không có khả năng đồng cảm với người khác – như là vợ ông giáo – thì ta cũng không vì thế mà giận họ.

2. Nàng Kiều đã khen Hoạn Thư là Khôn ngoan đến mực nói năng phải lời. Đó là sau khi đã nghe Hoạn Thư kêu ca chạy tội. Xem lại phần Hướng dẫn tìm hiểu bài ở trên để giải quyết bài tập này.

Xem thêm:  Các phương châm hội thoại (tiếp theo)

Mai Thu