Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

Hướng dẫn

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

– Nắm được nội dung truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.

– Biết triển khai các ý cho bài nghị luận về tác phẩm Chiếc lược ngà.

II – HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI

Đề bài : cảm nhận của em về đoạn trích truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.

Dàn bài chi tiết:

Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh ra đời truyện ngắn Chiếc lược ngà.

– Viết năm 1966, thời kì cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước ở miền Nam đang diễn ra ác liệt.

– Truyện phản ánh cuộc kháng chiến ở Nam Bộ, tuy nhiên, hình ảnh bom đạn ác liệt chỉ hiện ra thấp thoáng ; ở phần chính của truyện, tác giả kể sự việc ông Sáu về thăm nhà, qua đó khắc họa tình cảm sâu nặng nhưng cũng éo le của hai cha con ông Sáu.

Thân bài

a) Tình cảm của bé Thu đối với cha

– Ban đầu là sự nghi ngờ, dẫn đến thái độ bướng bỉnh, gan lì, lạnh lùng đối với cha. Nó thể hiện tình cảm tự nhiên và cá tính mạnh mẽ của bé Thu nên không đáng trách.

– Khi đã hiểu ra, bé Thu lại vô cùng đằm thắm.

– Trong cách kể, tác giả đã “giấu” đến cùng, không giải thích thái độ ương bướng của bé Thu, làm cho người đọc càng cảm động khi hiểu ra.

Xem thêm:  Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

b) Tình cảm của ông Sáu đối với con

– Ông thương con nhưng lúc đầu cũng không hiểu con.

– Việc kì công làm chiếc lược ngà cho con giữa rừng mưa cho thấy tình cảm của ông với con âm thầm nhưng mãnh liệt.

– Tác giả để nhân vật thứ ba – "tôi" – kể chuyện làm cho câu chuyện càng tự nhiên, chân thật.

Kết bài

Tình cảm cha con được xây dựng trong tình huống éo le, càng làm nổi bật những tình cảm nhân văn, cảm động.