Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận
Hướng dẫn
I – HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
1. Để biết cách sắp xếp các luận điểm như trình tự trong SGK có hợp lí không, các em cần lưu ý một số điểm sau:
– Việc nêu luận điểm và trình bày lập luận không phải là sự liệt kê, sự kể lại các nội dung cần trình bày mà là sự sắp đặt theo một trình tự hợp lí, chặt chẽ để làm luận điểm sáng tỏ và lập luận tăng sức thuyết phục. Bởi thế việc có ý nào, có luận điểm nào là đưa ngay luận điểm ấy, không có sự cân nhắc thì chưa thể gọi là bài văn nghị luận chặt chẽ.
– Phải sắp xếp các ý lớn, ý nhỏ theo một trình tự nhất quán để vấn đề trình bày hiện ra rõ ràng hơn. Không thể sắp xếp ý lộn xộn, rời rạc mà cần có sự phân ý trình bày để nội dung bài văn trở nên mạch lạc và chặt chẽ.
Từ sự xác định như trên, ta thấy cách sắp xếp các luận điểm đưa ra trong bài tập còn lộn xộn, chưa thật hợp lí. Đây chỉ là sự liệt kê luận điểm, chưa phải là sự sắp xếp luận điểm. Hơn nữa, các luận điểm này chưa thể hiện rõ đâu là luận điểm chính (ý lớn), đâu là luận điểm phụ (ý nhỏ). Vì vậy, ta có thể sắp xếp, gộp các ý đã có trong bài tập lại và đưa thêm một số nội dung để lập thành một dàn bài với những nội dung lớn như sau:
* Mở bài: Nêu vấn đề cần bàn bạc: ích lợi của những chuyến tham quan, du lịch đồi với học sinh.
* Thân bài: Đưa luận điểm và lập luận riêng của người viết để khẳng định những lợi ích của tham quan, du lịch. Cụ thể:
(1) Mở rộng tầm hiểu biết cho mỗi cá nhân
– Hiểu cụ thể hơn, sâu hơn những điều được học trong lớp.
– Trước khi đi tham quan, du lịch mới chỉ được nghe qua lời giảng của các thầy, cô giáo nên mới hiểu sự vật, hiện tượng qua sự liên tưởng, tưởng tượng ; nay đi tham quan, du lịch được tai nghe, mắt thấy nên hiểu trực quan và cụ thể, rõ ràng hơn rất nhiều.
– Hơn thế nữa, tham quan, du lịch còn giúp ta hiểu được cả những điều chưa được nói đến trong sách vở, chưa được nghe các thầy, cô giáo giảng dạy trên lớp.
(2) Bồi dưỡng về tình cảm
– Yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước hơn.
– Yêu con người lao động đầy sức sáng tạo hơn.
– Nhận rõ trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ danh lam thắng cảnh của quê hương, đất nước cũng như nhiệm vụ của bản thân mình trong việc giữ gìn bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
(3) Là hình thức vui chơi giải trí bổ ích
– Là một trong những hình thức thư giãn, vui chơi giải trí đem lại nhiều niềm vui cho mọi người.
– Giảm bớt sự căng thẳng sau những ngày học tập vất vả, căng thắng.
– Là điều kiện để các bạn trong lớp sống gần gũi, thông cảm và gắn bó với nhau hơn.
(4) Tăng cường sức khoẻ cho mọi người
– Rèn luyện sức khoẻ.
– Tăng cường độ dẻo dai, sự bền bỉ.
– Điều kiện để kiểm tra sức khoẻ và sức chịu dựng của bản thân.
* Kết bài: Khẳng định những lợi ích to lớn của tham quan và du lịch đối với học sinh nói chung và đối với bản thân nói riêng.
2. Phần trích dùng cho việc tham khảo viết đoạn văn trình bày luận điểm "Những chuyến tham quan, du lịch đem đến cho ta thật nhiều niềm vui":
Tham quan du lịch đem đến cho ta khá nhiều niềm vui những kỉ niệm đáng nhớ. Cách dây không lâu, chúng tôi đã có dịp đến thăm công viên Thủ Lệ. Đây vừa là một công viên, vừa là một vườn bách thú lớn. Đối với chúng tôi, đó là nơi được nô đùa, vui chơi thoải mái nhất. Chúng tôi được chạy nhảy, được đi dạo quanh hồ, và đặc biệt được xem nhiều muông thú lạ. Có biết bao nhiêu loài thú tôi chưa tùng được thấy bao giờ. Đười ươi, ngựa vằn, kì đà,… con nào trông cũng lạ mắt. Rồi những con thú dữ được nhốt trong những chiếc cũi sắt to, hoặc chuồng xây bằng xi măng cốt thép chắc chắn. Tôi cứ dán mắt mãi vào nhũng chú gấu lực lưỡng, nhũng con voi khổng lồ, nhũng con hổ xám "chúa sơn lâm " oai vệ. Tôi đã từng được nghe cô giáo giảng, từng được xem trên truyền hình những con vật này, nhưng trong trí tưởng tượng của tôi, chúng đâu có to và lớn đến như vậy. Và quả thực, chưa bao giờ tôi lại được ngắm những con vật đó tận mắt, chỉ cần bước thêm vài bước là đã có thể chạm hẳn vào người chúng rồi. Tôi nhìn ngắm thoả thích và chưa bao giờ tôi lại nhìn chúng gần, lâu và kĩ đến thế. Nêu không có chuyếh đi tham quan này, có lẽ tôi chẳng bao giờ nghe được tiếng hổ gầm, nhìn hình dáng những chú gấu bụng sệ những mỡ đi lại lặc lè, và những cử chỉ, hành động khác của chúng. Những điều này, có lẽ suốt đời, tôi không bao giờ quên dược.
3. HS tự làm.
Gợi ý:
– Lưu ý dùng một số từ ngừ và câu văn biểu cảm trong bài viết.
– Lựa chọn thời điểm đưa từ ngữ, câu văn biểu cảm sao cho thích hợp.
– Bản thân người viết cũng phải có những tình cảm chân thực về quê hương, đất nước.
Mai Thu
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Soạn bài: Ôn tập phần Tập làm văn
Soạn bài: Ôn tập phần Tập làm văn Hướng dẫn 1. Chủ đề là đối [...]
Th3
Soạn bài: Tổng kết phần Văn (tiếp theo)
Soạn bài: Tổng kết phần Văn (tiếp theo) Hướng dẫn 7. Lập bảng thống kê: [...]
Th3
Soạn bài: Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)
Soạn bài: Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) Hướng dẫn 1. Xác định từ [...]
Th3
Luyện tập làm văn bản thông báo
Luyện tập làm văn bản thông báo Hướng dẫn I – ÔN TẬP LÍ THUYẾT [...]
Th1
Tổng kết phần Văn (tiếp theo)
Tổng kết phần Văn (tiếp theo) Hướng dẫn HƯỚNG DẪN TỔNG KẾT 7. Lập bảng [...]
Th1
Văn bản thông báo
Văn bản thông báo Hướng dẫn I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG [...]
Th1