Hai cây phong (trích Người thầy đầu tiên)

Hai cây phong (trích Người thầy đầu tiên)

Hướng dẫn

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Ai-ma-tốp (1928 – 2008), là nhà văn Cư-rơ-gư-xtan, một nước cộng hoà ở vùng Trung Á, thuộc Liên Xô cũ. Nhiều tác phẩm của ông đã quen thuộc với bạn đọc Việt Nam như: Cây phong non trùm khăn đỏ, Người thầy đầu tiên, Con tàu trắng,

2. Đoạn trích kết hợp nhuần nhuyễn giữa giọng kể và miêu tả trong việc thể hiện tình yêu quê hương da diết và cảm xúc thiêng liêng về một người thầy.

II. HƯỚNG DẪN ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

1. Có thể căn cứ vào đại từ nhân xưng của người kể chuyện (tôi hoặc chúng tôi) để phân biệt hai mạch kể trong văn bản trích này. Mạch kể với đại từ nhân xưng “chúng tôi” đan ghép giữa mạch kể với đại từ nhân xưng “tôi”: từ đầu cho đến mãnh vỡ của chiếc gương thần xanh là mạch kể xưng “tôi”, từ vào năm học cuối cùng cho đến sau chân trời xa thẳm biêng biếc kia là mạch kế xưng “chúng tôi”, đoạn còn lại mạch kể trở lại với đại từ nhân xưng “tôi” (ở đoạn đầu có xuất hiện “chúng tôi” nhưng nằm trong cụm làng Ku-ku-rêu chúng tôi chứ không phái là nhân xưng của người kể).

a) Thực chất “chúng tôi” cũng từ “tôi” (hoạ sĩ) mà ra. “Tôi” là người kể chuyện, là vai mà tác giả uỷ thác để đám nhiệm chức năng dẫn dắt, kể lại câu chuyện. Mọi chuyện được quan sát, cảm nhận, miêu tả chủ yếu bằng con mắt của “tôi”. Khi xuất hiện “chúng tôi” là lúc “tôi” nhân danh bọn con trai ngày trước, là những hồi ức ấu thơ của “tôi” (nằm trong số bọn con trai ngày trước).

Xem thêm:  Muốn làm thằng Cuội

b) Mạch kể chủ đạo là mạch kể theo đại từ nhân xưng “tôi”. Mạch kể này quyết định câu chuyện chính được kể. Nó chiếm số lượng lời kể nhiều hon “chúng tôi”. Và, mặc dù đoạn kể của “chúng tôi” là đoạn trữ tình đặc sắc nhưng nó nằm trong ý đồ chung của câu chuyện mà nhân vật “tôi” đang muốn người đọc hướng tới.

2. Hình ảnh hai cây phong gắn với những kí ức tuổi thơ của người kể chuyện, xuất hiện trong mạch kể với đại từ nhân xưng “chúng tôi”.

a) Đoạn kể với đại từ nhân xưng “chúng tôi” được bố cục làm hai đoạn nhỏ. Thoạt đầu là những hổi ức về năm học cuối cùng, với kỉ niệm phá tổ chim của trẻ thơ tinh nghịch. Đoạn này có vai trò chuẩn bị cho đoạn sau: ấn tượng về thế giới đẹp đẽ vô ngẩn của không gian bao la và ánh sáng (nhờ có tầm cao của hai cây phong). Cảnh vật kì thú mở ra khiến người kể chuyện và bọn trẻ ngây ngất.

b) Ở đoạn có sự đan xen giữa kể và tả này, hình ảnh hai cây phong và quang cảnh hiện ra đúng là dưới con mắt của hoạ sĩ:

– Hình ảnh hai cây phong: khổng lổ, nghiêng ngả đung dưa, mắt mấu, hàng đàn chim… chao đi chao lại, cành cây cao ngất, cao đến ngang tầm cánh chim bay, bóng râm mát rượi,…

– Quang cảnh: chuồng ngựa của nông trang nhìn xa nên bé xíu, dải thảo nguyên hoang vu, làn sương mờ đục, xa thẳm biêng biếc của thảo nguyên, những dòng sông lấp lánh tận chân trời như những sợi chỉ bạc móng manh, chân trời xa thẳm,…

Xem thêm:  Tóm tắt văn bản tự sự

Bức tranh thiên nhiên trong lời kể có màu sắc, đường nét, xa – gần,… Tất cả được phác hoạ tài tình, có hồn.

3. Trong mạch kể của người kể chuyện xưng “tôi”, hai cây phong chiếm vị trí trung tâm và gợi những xúc động sâu sắc. Chúng được miêu tả không chỉ thông qua mắt nhìn của nhà hoạ sĩ mà còn là sự cảm nhận bằng cả tâm hồn, với những rung động sâu xa.

a) Hình ảnh hai cây phong trở thành trung tâm, kết đọng mọi ý tứ, tình cảm; gây xúc động, gợi cảm hứng cho người kể chuyện vì mấy lẽ sau:

– Hai cây phong gắn bó với những kí niệm tuổi học trò của người kể chuyện: “Tuổi trẻ của tôi đã để lại nơi ấy, bên cạnh chúng như một manh vỡ của chiếc gương thần xanh…".

– Đặc biệt, hai cây phong là nhân chứng của câu chuyện cảm dộng giữa thầy Đuy-sen và cô bé An-tư-nai ngót bốn mươi năm về trước mà người kể chuyện mới được biết. Thầy Đuy-sen và An-tư-nai đã trồng hai cây phong trên dồi với ước nguyện của thầy rằng có bé An-tư-nai sẽ trưởng thành, trở thành người tốt.

b) Hình ảnh hai cày phong được khắc hoạ qua cái nhìn của người hoạ sĩ, nhưng nó trở nên “động” hơn, “sống” hơn qua những cảm nhận của một tâm hồn nhạy cảm:

– Hình dáng sinh động khác thường: nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, nghiêng ngả tấm thân dẻo dai, nghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời,

Xem thêm:  Dấu ngoặc kép

– Hai cây phong như hai con người, có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, được người kể chuyện, cảm biết. Trong mạch kể của người kể chuyện xưng “tôi”, trí tưởng tượng đã giúp người kể nghe được tiếng nói sống động, nhiều cung bậc, nhiều sắc thái của hai cây phong: tiếng lá reo, tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau, tiếng xào xạc dịu hiền, thì thầm to nhỏ,… Người hoạ sĩ đã chứng tỏ năng lực thẩm âm như một nhạc sĩ thiên tài: Có khi tưởng chừng như một làn sóng thuỷ triều dâng lên vỗ vào bãi cát, có khi lại nghe như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm truyền qua lá cành như một đốm lửa vô hình, có khi hai cây phong bỗng im bặt một thoáng, rồi khắp lá cành lại cất tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào… Những thanh âm ấy giống như được vang lên từ những trạng thái phong phú của tâm hồn con người. Hai cây phong đã được nhân hoá cao độ.

4. Có thể xem đoạn Trong làng tôi… bốc cháy rừng rực và đoạn Vào năm học cuối cùng… không gian bao la và ánh sáng là hai đoạn văn tiêu biểu của văn bản Hai cây phong.

Mai Thu