Đọc thêm: Nỗi oán của người phòng khuê (Khuê oán)

Đọc thêm: Nỗi oán của người phòng khuê (Khuê oán)

Hướng dẫn

Gợi ý đọc thêm

– Về nghệ thuật cấu tứ của bài thơ, điểm độc đáo là chỉ với 28 chữ, Vương Xương Linh đã thể hiện được quá trình chuyển biến tâm trạng của người phòng khuê từ bất tri sầu (vô tư) sang hối (hối tiếc và hối hận).

– Nhan đề bài thơ là khuê oán nhưng câu thứ nhất lại nói: Người thiếu phụ trong phòng khuê chẳng biết sầu (khuê trung thiếu phụ bất tri sầu). Điều này thật dễ hiểu. Vì thời phong kiến xưa, việc ra trận lập công của nam giới là chuyện đương nhiên, thậm chí nhiều người còn xem đó là “lí tưởng” của khách tang bồng.

Câu 2 nôi tiếp câu 1. Vì bất tri sầu nên người phòng khuê vẫn làm cái công việc “thường ngày, muôn thuở” của khuê phụ là trang điểm và thưởng thúy lầu (bước lên lầu đẹp). Trong thơ Đường đăng cao (lên cao) thường ngụ ý muốn “nhìn xa” khi có những điều muốn nói.

Trong bài thơ này “bản lề” của quá trình chuyển biến tâm trạng người khuê phụ là ở câu 3: “Hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc” (chợt thấy sắc [xuân] của cây dương liễu đầu đường). Mắt vừa chạm phải màu dương liễu, màu li biệt, tâm trạng người khuê phụ lập tức thay đổi.

Hối giao phu tế mịch phong hầu

(Hối để chàng đi kiếm tước hầu)

Xem thêm:  Đọc thêm: Hứng trở về (Quy hứng)

Từ hối để đến oán. Người khuê phụ oán cái ấn phong hầu, oán chiến tranh phi nghĩa là mầm mống, là nguyên nhân của sinh li tử biệt.

Như vậy đúng là diễn biến của người khuê phụ là:

Bất tri sầu… hốt… hối.

Mà chất xúc tác (còn gọi là tác nhân) là dương liễu sắc (màu dương liễu) mà nguyên nhân sâu sắc là “ấn phong hầu”.


Mai Thu