Đặc điểm loại hình của tiếng Việt

Đặc điểm loại hình của tiếng Việt

Hướng dẫn

I. LOẠI HÌNH NGÔN NGỮ

Có hai loại hình ngôn ngữ quen thuộc:

– Loại hình ngôn ngữ đơn lập.

– Loại hình ngôn ngữ hòa kết.

Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập.

II. ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA TIẾNG VIỆT

Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập với các đặc điểm nổi bật là:

– Đơn vị cơ sở của ngữ pháp là tiếng.

– Từ không biến đổi hình thái.

– Ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng trật tự từ và hư từ.

III. LUYỆN TẬP

Bài tập 1

Cần chú ý nhận thức rõ vai trò của trật tự từ, hiện tượng không biến đổi hình thái của từ.

Ví dụ:

– nụ tầm xuân (1): thành phần phụ của cụm động từ chỉ đối tượng của hoạt động hái;

– nụ tầm xuân (2): chủ ngữ của động từ nở;

– bến (1): thành phần phụ của cụm động từ chỉ đối tượng của động từ nhớ;

– bến (2): chủ ngữ của động từ đợi;

– trễ (1): thành phần phụ của cụm động từ chỉ đối tượng của động từ yêu;

– trẻ (2): chủ ngữ của động từ đến.

Cần phân tích vai trò ngữ pháp khác nhau nhưng hình thức của từ không đổi chỉ trật tự sắp đặt từ trong câu là khác nhau.

Bài tập 2

Học sinh chỉ cần so sánh những câu tiếng Anh hoặc tiếng Pháp đơn giản nhất gồm hai bộ phận: chủ ngữ + động từ kèm theo thành phần phụ với câu tiếng Việt tương ứng để đi đến kết luận.

Xem thêm:  Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt

Bài tập 3

Có các hư từ trong đoạn văn là đã, các, để, lại, mà

– đã: chỉ hoạt động này xảy ra trước thời điểm mốc.

– các: chỉ số nhiều toàn thể của sự vật (xiềng xích).

– để: chỉ mục đích.

– lại: chỉ hoạt động tái diễn (trong đoạn văn này từ lại phối hợp với từ đã ở câu trước đế chỉ sự tăng tiến của mức độ, của sự việc.

– mà: chỉ mục đích.

Mai Thu