Câu nghi vấn

Câu nghi vấn

Hướng dẫn

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Đặc điểm hình thức của câu nghi vấn

– Trước hết, cần nói rõ: "hình thức" của câu có thể hiểu là dấu hiệu ta nhận biết được bằng mắt (khi viết) và nhận biết được bằng tai (khi nói).

– Đặc điểm về hình thức dễ nhận biết nhất của câu nghi vấn là sử dụng các từ nghi vấn, gồm các loại:

+ Các đại từ nghi vấn (đại từ để hỏi): ai, gì, nào, thế nào, sao, bao nhiêu, bao giờ, bao lâu, mấy, đâu,…

+ Các tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả, hử, chứ, chăng,...

+ Các phụ từ phối hợp với nhau (có thể có từ hay ở giữa): có (hay) không? có phải… (hay) không? đã… (hay) chưa?

+ Quan hệ từ hay (nối các vế có quan hệ lựa chọn).

– Ở dạng viết, cuối câu nghi vấn thường có dấu chấm hỏi. Ở dạng nói, câu nghi vấn có ngữ điệu nghi vấn (thường lên cao giọng ở cuối câu hoặc nhấn mạnh ý cần được trả lời, giải đáp).

2. Chức năng của câu nghi vấn

Câu nghi vấn có chức năng chính là dùng để hỏi. Ngoài ra, câu nghi vấn còn dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, bộc lộ tình cảm, cảm xúc,… Có thể gọi đây là những chức năng phụ của câu nghi vấn.

II – HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Ở từng đoạn trích, hãy đọc kĩ từng câu, chú ý những câu có dấu chấm hỏi ở cuối và có các từ nghi vấn như: phải không, tại sao, gì, không, hả ở trong câu. Đó là các câu nghi vấn. Cụ thể, hãy tham khảo bảng sau:

Xem thêm:  Đi bộ ngao du (trích Ê-min hay Về giáo dục)

Đoạn

Số lượng câu nghi vấn

Từ nghi vấn

Dấu kết thúc câu

a

1

phải không

Dấu chấm hỏi

b

1

tại sao

Dấu chấm hỏi

c

2

Dấu chấm hỏi

d

4

không, gì, hả

Dấu chấm hỏi

2. – Việc dùng quan hệ từ hay trong các câu ở bài tập này được coi là dấu hiệu hình thức để nhận biết câu nghi vấn (từ haynối các vế có quan hệ lựa chọn trong câu nghi vấn).

– Trong các ngữ cảnh này, không thể thay từ hay bằng hoặc, vì nếu thay, câu văn sẽ trở nên sai ngữ pháp, sai cả về lô-gíc và có nghĩa khác hẳn.

3. Đọc kĩ từng câu, chú ý xem nội dung mỗi câu có phải dùng để hỏi không. Nói cách khác, 4 câu này có ý nghĩa khẳng định hay ý nghĩa nghi vấn? Các từ như: không (ở câu a), tại sao (câu b), nào (câu c), ai (câu d) có phải là từ nghi vấn không?

Các câu trên không phải là câu nghi vấn, do đó không thể đặt dấu chấm hỏi ở cuối câu.

4. Về hình thức, hai câu (a) và (b) dùng hai cặp từ khác nhau: có… không; đã… chưa. Về ý nghĩa, câu (b) cho ta biết: trước đó, "anh" không khoẻ. Nhưng câu (a) không đề cập tới vấn đề này.

Câu trả lời thích hợp đối với câu (a) là: khoẻ hoặc không khoẻ. Câu trả lời thích hợp ở câu (b) là: đã khoẻ hoặc chưa khoẻ. Để phân biệt 2 mô hình: có… khôngđã… chưa, em có thể đặt một số cặp câu. Ví dụ:

Xem thêm:  Hội thoại

Cái cặp này đẹp không? Cái cặp này đã chưa ?

5. Về hình thức, ở hai câu (a) và (b), vị trí của từ bao giờ có gì khác nhau? Sự khác nhau về vị trí dẫn đến sự khác nhau về ý nghĩa: hành động trong câu (a) sẽ diễn ra trong tương lai, còn hành động trong câu (b) đã diễn ra trong quá khứ.

6. Về mặt lô-gíc, mặc dù không biết trọng lượng một vật cụ thể là bao nhiêu, ta vẫn có thể cảm nhận được vật đó nặng hay nhẹ (qua việc bưng, vác, nhấc,…). Nhưng khi ta chưa biết giá một vật là bao nhiêu thì không thể nói vật này đắt hay rẻ được.

Từ đó, em tìm được kết quả: câu (a) đúng, câu (b) sai.

Mai Thu