Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
Hướng dẫn
I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
– Muốn làm tốt bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí, ngoài các yêu cầu chung đốì với mọi bài văn, cần chú ý vận dụng các phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp.
– Dàn bài chung:
+ Mở bài: Giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.
+ Thân bài:
Giải thích, chứng minh vấn đề tư tưởng, đạo lí.
Nhận định, đánh giá vấn đề tư tưởng, đạo lí đó trong hoàn cảnh của cuộc sống riêng, chung, cá nhân, cộng đồng.
+ Kết bài: Kết luận, tổng kết, nêu nhận thức mới, bày tỏ thái độ hoặc ý chí hành động.
II – HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI
1. Các đề bài trên có điểm giống nhau ở chỗ đều là đề văn viết về tư tưởng, đạo lí. Tuy vậy, các đề 1, 3, 10 là đề có yêu cầu cụ thể (suy nghĩ…, bàn về…, suy nghĩ…). Các đề còn lại không nêu yêu cầu, nhưng đưa ra các vấn đề tư tưởng để người viết tự xem xét cần giải thích, chứng minh hay bình luận. Với loại đề này thì cần kết hợp cả ba phép lập luận trên.
2. Một vài đề bài tương tự:
– Các đề có yêu cầu:
+ Bình luận câu tục ngữ: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".
+ Suy nghĩ của em về đức tính trung thực.
+ Trình bày ý kiến của em về câu tục ngữ: "Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau”.
– Các đề không có yêu cầu:
+ Đoàn kết là sức mạnh.
+ Có công mài sắt có ngày nên kim.
+ Tinh thần tự lực, tự cường.
III – HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Đề 7. Tinh thần tự học.
Đây là loại đề không nêu yêu cầu, nhưng người viết cần xác định được là loại đề nghị luận về vấn đề tự học. Để giải quyết đề này, cần phải giải thích khái niệm tự học là gì? Tự học là tự bản thân chủ thể học tập để tích luỹ kiến thức. Học tập dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ của thầy giáo, bạn bè, nhưng bao giờ cũng là hoạt động học tập của cá nhân. Vì thế tự học rất quan trọng. Không ai có thể học thay, tích luỹ kiến thức hộ. Khi rời ghế nhà trường, con người vẫn phải tiếp tục học tập để hoàn chỉnh kiến thức phục vụ cho nghề nghiệp chuyên môn và đời sống. Tự học là con đường quan trọng để có được học vấn. Những tấm gương tự học trong lịch sử. Vấn đề tự học là vô cùng quan trọng với việc tích luỹ kiến thức và hình thành nhân cách. Mỗi học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, có cơ hội học tập càng phải nêu cao tinh thần tự học.
Dựa trên những khía cạnh trên, hãy lập dàn bài cho đề văn.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Soạn bài: Tổng kết phần Tập làm văn
Soạn bài: Tổng kết phần Tập làm văn Hướng dẫn I – CÁC KIỂU VĂN [...]
Th3
Soạn bài: Kiểm tra phần Tiếng Việt
Soạn bài: Kiểm tra phần Tiếng Việt Hướng dẫn Bài tập 1 Khởi ngữ của [...]
Th3
Soạn bài: Ôn tập phần tiếng Việt
Soạn bài: Ôn tập phần tiếng Việt Hướng dẫn I – KIẾN THỨC CƠ BẢN [...]
Th3
Soạn bài: Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)
Soạn bài: Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) Hướng dẫn I – KIẾN THỨC [...]
Th3
Tổng kết phần Tập làm văn
Tổng kết phần Tập làm văn Hướng dẫn I – CÁC KIỂU VĂN BẢN ĐÃ [...]
Th2
Soạn bài: Luyện tập viết hợp đồng
Soạn bài: Luyện tập viết hợp đồng Hướng dẫn I – KIẾN THỨC CƠ BẢN [...]
Th2