Ca dao dân ca – Những câu hát về tình cảm gia đình

Ca dao dân ca – Những câu hát về tình cảm gia đình

Hướng dẫn

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Về khái niệm ca dao, dân ca

Ca dao, dân ca là hai khâi niệm gần güi, thường di với nhau, chỉ các thể loai trữ tình dân gian, trong đó có sự kêt hợp giüa lời và nhac, diễn tả đời sống nội tâm cua con nguời. Hiện nay dâ cô sự phân biêt hai khái niệm ca dao và dân ca. Dân ca là những sáng tác kết hợp lời và nhac, còn ca dao là lời thơ của dân ca. Ca dao côn được dùng để chî môt thể thơ dân gian.

– Thuôc loai trữ tình, ca dao, dân ca phản ánh tâm tí, tình cảm, thế giới tâm hồn con ngiiôi. Là những sáng tác dân gian, mang tính tâp thể, tinh truyền miệng, đối tượng phản ánh của ca dao, dân ca là đời sống tâm hồn của nhân dân lao động. Tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình, tình yêu đôi lứa, những suy nghĩ về thân phận, nghề nghiệp… là đề tài chủ yếu của ca dao.

– So với thơ trữ tình, ca dao có nhiều điểm khác: ca dao thường rất ngắn, chủ yếu là hai dòng hoặc bốn dòng thơ; về thể loai, đa số các bài ca dao được viết theo thể lue bát hoặc lue bât biến thể. Thủ pháp lặp (lặp kêt cấu, lặp dông thơ dầu, lặp hình ảnh,…) rất phổ biến, trở thành dàc trưng chủ yếu của ca dao.

– Là tác phẩm của quần chúng, ngôn ngữ ca dao rất chân thực, hồn nhiên, gợi câm, giàu màu sắc địa phương, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân lao dông.

2. Chùm bài ca dao về tình cảm gia đình và tình yêu quê hương, đất nước, con người

Tình câm gia đình và tình yêu quê hương, đất nước, con người là những chủ đề nổi bật trong ca dao, dân ca. Đó là lòng biêt ơn cha me, tình cảm anh em, nỗi nhớ nhà, nỗi nhớ quê hương da diết, mỗi miền quê đều có những danh lam thắng cảnh làm rung động lòng người,… Những tình cảm, những nỗi niềm ấy đều được gửi vào những câu hát yêu thương, tình nghĩa để rồi ngân nga dưới những ruộng lúa, bờ tre, những đêm trăng sáng, những dịp hội hè…, đã diễn tả những tình cảm vừa thiêng liêng vừa gần gũi, ấm cúng của con người Việt Nam.

Xem thêm:  Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Mao ốc vị thu phong sở phá ca)

II – HƯỚNG DẪN ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH

1. Có thể căn cứ vào lời hát hoặc nội dung câu hát để xác định các câu ca dao là lời của ai nói với ai.

Bài 1: Căn cứ vào bốn chữ trong câu cuối cùng: "ghi lòng con ơi!", có thể phán đoán đây là lời của người mẹ hát ru con.

Bài 2: Theo hoàn cảnh của người hát (cứ đến chiều lại ra đứng ngõ sau mà trông về quê mẹ), có thể phán đoán rằng đây là lời của người con gái lấy chồng xa quê nói với mẹ, nhớ về quê mẹ (nơi sinh ra và lớn lên).

Bài 3: Nội dung của câu ca dao này là nỗi nhớ (của con cháu) đối với ông bà. Câu này không có từ nào nói rõ đây là lời của ai nhưng căn cứ vào ý nghĩa đó có thể cho rằng đây là lời của con cháu nói với ông bà (hoặc đang nói với người thân) về nỗi nhớ đó.

Bài 4: Cũng như bài ba, bài ca dao này cũng không có từ nào chỉ ra đây là lời của ai. Căn cứ vào nội dung (tình cảm anh em trong gia đình), có mấy khả năng:

– Đây là lời của ông bà, cô bác nói với các cháu.

– Đây là lời của cha mẹ dặn dò con cái phải biết yêu thương nhau.

– Đây là lời anh em trong nhà tâm sự, bảo ban lẫn nhau.

2. Trong bài 1, bằng lời hát ru, người mẹ muốn nói với con về công ơn trời biển của cha mẹ và nhắn nhủ con phải ghi lòng tạc dạ công ơn đó.

Cái hay của bài ca dao trước hết là ở hình thức truyền đạt: Không phải bằng lời trực tiếp mà là lời hát ru. Người nghe hát còn chưa hiểu gì về nội dung câu hát nên sức tác động là ở giọng điệu, ở tình cảm yêu con rất mực của người mẹ.

Bài ca sử dụng hình thức ví von quen thuộc trong ca dao. Ví công cha, nghĩa mẹ như núi ngất trời nước ở ngoài biển Đông là lấy cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên để so sánh, làm nổi bật ý nghĩa: Công ơn cha mẹ vô cùng to lớn, không thể nào cân đong đo đếm được. Ví công cha với núi ngất trời là khắng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là khắng định chiều sâu, chiều rộng. Đây cũng là một nét tâm thức của người Việt. Hình ảnh mẹ không lớn lao, kì vĩ như hình ảnh cha nhưng sâu xa hơn, rộng mở và gần gũi hơn. Đối công cha với nghĩa mẹ, núi với biển là cách diễn đạt quen thuộc, đồng thời cũng làm cho các hình ảnh được tôn cao thêm, trở nên sâu sắc và lớn lao hơn.

Thành ngữ cù lao chín chữ đi liền ngay sau hình ảnh núi cao biển rộng vừa cụ thể hoá công cha, nghĩa mẹ vừa thể hiện âm điệu tôn kính, nhắn nhủ của câu hát.

Những câu ca dao khác cũng nói về công cha, nghĩa mẹ:

– Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra…

– ơn cha nặng lắm ai ơi

Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang...

3. Cần hiểu rõ hơn hoàn cảnh của bài ca dao này. Ngày xưa, do quan niệm "trọng nam khinh nữ", coi "con gái là con người ta" nên những người con gái bị ép gả hoặc phải lấy chồng xa nhà đều phải chịu nhiều nỗi khổ tâm. Nỗi khô lớn nhất là xa nhà, thương cha thương mẹ mà không được về thăm, không thể chăm sóc, đỡ đần lúc cha mẹ đau ôm, bệnh tật.

Nỗi nhớ mẹ của người con gái trong bài ca dao này rất da diết. Điều đó được thể hiện qua nhiều từ ngữ, hình ảnh:

– chiều chiều: không phải một lần, một lúc mà chiều nào cũng vậy.

đứng ngõ sau: ngõ sau là ngõ vắng, đi với chiều chiều càng gợi lên không gian vắng lặng, heo hút. Trong khung cảnh ảm đạm, hình ảnh người phụ nữ cô đơn thui thủi một mình nơi ngõ sau càng nhỏ bé, đáng thương hơn nữa.

ruột đau chín chiều: chín chiều là "chín bề", là "nhiều bề". Câu ca dao không nói rõ những nỗi đau nào nhưng cách diễn đạt lấy cái cụ thê (chín bề) để diễn tả cái không cụ thể (tâm sự ngổn ngang) đã có sức gợi tả lớn. Trong hoàn cảnh ấy, người con gái có thể đau vì nhiều lẽ: nhớ nhà, thương cha thương mẹ, buồn vì không đỡ đần gì được cha mẹ, cám cảnh thân phận… Dù là nỗi đau nào thì cái không gian ây cũng làm cho nó càng thêm tê tái. Cách sử dụng từ ngữ đối xứng (chiều chiều – chín chiều) cũng góp phần làm cho tình cảnh và tâm trạng của người con gái nặng nề, đau xót hơn.

Xem thêm:  Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (tĩnh dạ tứ)

4. Nỗi nhớ và sự yêu kính đối với ông bà được diễn tả trong bài 3 qua hình thức so sánh quen thuộc, khá phổ biến trong ca dao, dân ca:

– Qua đình ngả nón trông đình

Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu.

– Qua cầu ngả nón trông cầu

Cầu bao nhiêu nhịp dạ sầu bấy nhiêu…

Cùng kiểu so sánh, thể hiện tình cảm đó nhưng bài ca dao này còn có những nét riêng đặc sắc qua việc sử dung những từ ngữ, hình ảnh rất phù hợp với tâm trạng:

Trông lên: thể hiện sự tôn kính, trân trọng.

– Hình ảnh nuộc lạt vừa gợi ý nghĩa "nhiều không kể xiết" vừa thể hiện sư bền chặt, gắn bó, cụ thể ỏ đây là trong tình cảm gia đình, giữa con cháu với ông bả.

– Cặp quan hệ từ bao nhiêu – bấy nhiêu cũng góp phần khăảg định tình cảm, nỗi nhớ da diết của con cháu với ông bà.

5. Trong bài 4, tình cảm anh em được thể hiện qua những lời nhắn nhủ tâm tình. Hình thức thể hiện rất phong phú. Ban đầu là một lời phủ định: "Anh em nào phải người xa". Ngay từ đầu, hai chữ nào phải đã xoá đi những quan niệm không đúng ("anh em kiến giả nhất phận") vẫn thường chia rẽ tình cảm anh em trong gia đình. Tiếp theo là lời khẳng đinh, không phải một lần mà là hai lần (cùng chung bác mẹ – cùng thân).

Câu tiếp theo vẫn sử dụng giọng điệu khẳng định nhưng ở mức cao hơn:

Anh em như thể tay chân

Tay và chân là những bộ phận rất quan trọng, luôn gắn liền với cơ thể, có quan hệ mật thiết với nhau. Lấy tay, chân để so sánh, ví với tình anh em là cách so sánh rất giàu hình tượng và có sức thuyết phục cao: Đã là anh em thì phải gắn bó thân thiết như chân với tay, không được xa rời, phải biết nương tựa vào nhau ("Một giọt máu đào hơn ao nước lã").

6. Những biện pháp nghệ thuật tiêu biểu được cả bốn bài ca dao sử dụng là:

– Thể thơ lục bát.

– Cách ví von, so sánh.

– Những hình ảnh gần gũi, quen thuộc trong đời sông hằng ngày.

– Ngôn ngữ vẫn mang tính chất hướng ngoại nhưng không theo hình thức đốĩ đáp mà chỉ là lời nhắn nhủ, tâm tình.

Mai Thu