Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Hướng dẫn

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Phạm Tiến Duật (1941 – 2007), quê ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Thơ ông tập trung thể hiện hình ảnh thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Giọng điệu thơ Phạm Tiến Duật trẻ trung, sôi nổi, tinh nghịch mà sâu sắc.

2. Bài thơ về tiểu đội xe không kính nằm trong chùm thơ đạt giải Nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ năm 1969.

3. Qua hình ảnh những chiếc xe không kính và người chiến sĩ lái xe, tác giả ca ngợi những người chiến sĩ lái xe trẻ trung, hiên ngang, bất chấp khó khăn nguy hiểm ngày đêm lái xe chi viện cho chiến trường, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

II – HƯỚNG DẪN ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

1. Nhan đề của bài thơ có hai điểm khác lạ. Thứ nhất là có từ bài thơ. Có thể chỉ cần viết Tiểu đội xe không kính cũng là đủ. Tác giả muốn nhấn mạnh đây là bài thơ chứ không phải là câu chuyện. Thứ hai là xe không kính. Các xe ô tô đều có kính, nhưng xe không kính thì chỉ có ở chiến trường khi đánh Mĩ. Mà có cả tiểu đội chứ không phải một chiếc xe đơn lẻ. Vậy xe không kính không phải là ít.

Những người lái xe trên tuyến đường Trường Sơn là những con người có tư thế rất đường hoàng. Họ ung dung ngồi vào buồng lái, điều khiển xe chạy giữa chiến trường mưa bom bão đạn. Họ mất ngủ, chịu bụi, chịu ướt áo. Nhưng họ không phàn nàn, không kêu ca. Bụi thì họ châm điếu thuốc: nhìn nhau mặt lấm cười ha ha. Ướt thì họ đi tiếp: Chưa cần thay lái trăm cây số nữa – Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi. Chiếc xe vỡ kính, hỏng đèn, xước thùng, hỏng mui. Thế nhưng các chiến sĩ vẫn lái, vẫn đưa xe lên chạy về phía trước. Họ là những thanh niên tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì chống Mĩ cứu nước.

Xem thêm:  Trau dồi vốn từ

3. Ngôn ngữ của bài thơ giống với lời ăn tiếng nói hằng ngày. Những từ khẩu ngữ như ừ thì, chưa cần rửa, chưa cần thay, phì phèo châm điếu thuốc, nghĩa là gia đìnhđấy làm cho câu thơ bình dị, phản ánh sự trẻ trung, hồn nhiên của chiến sĩ. Giọng điệu bài thơ có chút lí sự, tinh nghịch của những người trẻ tuổi: Không có kính không phải vì xe không có kính ; Không có kính ừ thì có bụi; Không có kính, ừ thì ướt áo ; Chưa cần rửa…; Chưa cần thay… Giọng điệu đó phản ánh tinh thần lạc quan pha chút tinh nghịch của chiến sĩ lái xe. Chính tinh thần lạc quan đó đã làm cho họ có thể ung dung, bình tĩnh vượt qua mọi khó khăn, gian khổ cùng những trận bom giật, bom rung để tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ chi viện cho miền Nam.

4. Thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ là một thế hệ dũng cảm. Họ đã đem tuổi xuân phục vụ cho khắp các mặt trận. Họ trực tiếp cầm súng hoặc cung cấp đạn dược, lương thực cho chiến trường. Họ là các chiến sĩ vận tải, là những đội viên thanh niên xung phong… Bất cứ ở đâu, họ đều có tác phong đường hoàng. Họ trẻ, khoẻ, vui. Tính chất sôi nổi ấy thể hiện trong việc bắt tay đồng đội qua cửa kính vỡ, qua việc dựng lán, chung bát đũa nghĩa là gia đình. Tinh thần yêu đời, lạc quan ấy đã cho họ một sức mạnh đeểhắc phục những khó khăn. Họ vượt qua bom giật, chiến thắng bom rung, vượt qua bụi, mưa, và những hư hại của xe cộ. Lại đi, lại đi trời xanh thêm là bài hát của họ, là khẩu hiệu và cũng là hoạt động thực tế của họ.

Xem thêm:  Sự phát triển của từ vựng

Nếu so với người lính trong bài Đồng chí ta thấy thế hệ người lính chống Mĩ trẻ trung hơn, họ có phương tiện đầy đủ hơn (có ô tô chở người, vũ khí, đạn dược). Không thấy sự thiếu thốn, cũng không thấy nói nhiều đến cơn sốt (Mặc dù thời chống Mĩ củng có nhiều chiên sĩ bị sốt và nhiều bài thơ nói về cơn sốt). Các phương tiện như áo quần, giày dép đủ hơn, lại có võng mắc trên đường ra trận. Tuy có nét khác nhau nhưng đều giống nhau ở tinh thần đoàn kết, khắc phục mọi khó khăn, quyết chiến, quyết thắng

III – HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

2.

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa như ùa vào buồng lái.

Đó là những cảm giác của người chiến sĩ lái xe khi lái chiếc xe không có kính. Kính của xe vô cùng quan trọng. Nó để chắn gió, để chắn bụi và vật thể lạ, đảm bảo an toàn cho người lái. Thế nhưng khi không có kính, người lái xe phải chịu những khó khăn trực tiếp và những phiền toái do thiếu kính chắn gây ra. Trong khổ thơ, những khó khăn, phiền toái đó lại được trình bày như là thuận lợi. Người lái trực tiếp nhìn thấy gió vào để xoa dịu đôi mắt thiếu ngủ (mắt đắng – một sự chuyển đổi cảm giác tài tình). Con đường như chạy thẳng vào tim. Sao trời và cánh chim thì như sa, như ùa vào buồng lái, cùng bè bạn với người chiến sĩ. Những cảm giác đó rất thực nhưng lại được nhìn và phản ánh với góc độ lạc quan nên có vẻ như không có kính lại là một điều hay, một cơ hội để khám phá. Chính tinh thần lạc quan đã biến khó khăn, trở ngại thành điều thuận lợi, dễ chịu.

Xem thêm:  Miêu tả trong văn tự sự

Mai Thu