Bài 6 – Trợ từ, thán từ

Bài 6 – Trợ từ, thán từ

Hướng dẫn

I. TRỢ TỪ

a) Nghĩa của các câu:

Nó ăn hai bát cơm.

– Nó ăn những hai bát cơm.

– Nó ăn có hai bát cơm.

Có khác nhau: Câu 1 trung tính không biểu thị thái độ của người nói đối với sự việc.

Câu 2 và 3 có biểu thị thái độ của người nói đối với sự việc vì có thêm từ những, từ có. Từ những có thêm ý là nhiều, là vượt mức bình thường. Từ thêm ý là ít, là không đạt mức bình thường.

b) Các từ nhữngcó ở các ví dụ trên biểu thị thái độ đánh giá sự việc được nói đến trong câu.

Ghi nhớ:Trợ từ là những từ dùng để nhấn mạnh, hoặc biểu thị, thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến trong câu. Ví dụ: những, có, chính, đích, ngay…

II. THÁN TỪ

a) "Này”, “A”“Vàng” trong hai đoạn trích tác phẩm của Nam Cao và Ngô Tất Tô.

Ghi nhớ:

Thán từlà những từ dùng làm dấu hiệu biểu lộ, cảm xúc, tình cảm thái độ của người nói hoặc dùng để gọiđáp. Thán từ thường dứng ớ đẩu câu, có khi nó tách ra thành một câu đặc biệt.

– Thán từ gồm hai loại chính là:

  • Thán từ biểu lộ tình cảm: a, ái, ơi, ôi, ô hay, than ôi, trời ơi…
  • Thán từ gọi đáp: này, ơi, vâng, dạ, ừ…

III. LUYỆN TẬP

♦ Bài tập 1

Xem thêm:  Bài 4 - Liên kết các đoạn văn trong văn bản

– Là trợ từ: chính (a), ngang (c), là (e), những (h).

Không phải trợ từ: chính (b), ngay (d), là (đ), những (g)

♦ Bài tập 2

– Lấy: làm cho gọi là đủ

– Nguyên: toàn vẹn, không sai, không khác

Cả: gồm hết, tóm hết

Cúi: liền, luôn, không thôi

♦ Bài tập 3

a) Này, à

b) Ấy

c) Vâng

d) Chao ôi

e) Hỡi ơi

♦ Bài tập 4

a) Kìa: Tiếng chỉ vào vật gì ở xa

– Ha ha: Tiếng reo mừng

Ái ái: Tiếng kêu đau

b)Than ôi! Tiếng kêu tỏ ý thương tiếc

♦ Bài tập 5

Nên dùng thán từ phù hợp với tình huống giao tiếp.

♦ Bài tập 6

Câu tục ngữ này khuyên chúng ta cách dùng thán từ gọi đáp biểu thị sự lễ phép.

Mai Thu