Bài 6 – Miêu tả trong văn tự sự

Bài 6 – Miêu tả trong văn tự sự

Hướng dẫn

I. VAI TRÒ CỦA MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ

1) Đọc đoạn trích

2) Trả lời câu hỏi

– Đoạn trích kể về việc vua Quang Trung đánh đồn Ngọc Hồi.

– Nếu chỉ kể lại sự việc diễn ra như có bạn đã làm thì câu chuyện không sinh động vì mới kể lại những sự việc xảy ra chứ chưa nói được các sự việc ấy đã diễn ra như thế nào.

So sánh các sự việc với đoạn trích ta sẽ thấy nhờ có miêu tả bằng các chi tiết mà người đọc thấy được các sự việc diễn ra như thế nào.

Ghi nhớ: Trong khi kể, người kể cần mô tả chi tiết hành động, cảnh vật con người và sự việc diễn ra như thế nào thì truyện mới diễn ra sinh động

II. LUYỆN TẬP

Bài tập 1

Gợi ý:

– Trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều, Nguyễn Du đã khắc họa những nét riêng về nhan sắc, về tài năng, tính cách và số phận Thúy Vân và Thúy Kiều bằng bút pháp cổ điển. Tuy sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng dùng hình tượng thiên nhiên để nói về vẻ đẹp của con người, nhưng chân dung hai chị em hiện lên thật sinh động, mỗi người mỗi vẻ.

– Trong đoạn trích Cảnh ngày xuân, Nguyễn Du đã kết hợp bút pháp tả và gợi. Ông dùng từ ngữ giàu chất tạo hình, miêu tả cảnh để thể hiện tâm trạng của nhân vật.

Xem thêm:  Bài 10 - Nghị luận trong văn bản tự sự

Bài tập 2

Học sinh tự viết đoạn văn kể về sự việc chị em Thúy Kiều đi chơi xuân trong buổi chiều ngày Thanh minh. Chú ý trong khi kể có vận dụng các yếu tố miêu tả cảnh ngày xuân.

Bài tập 3

Học sinh giới thiệu trước lớp vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều bằng lời văn của mình.

Mai Thu