Bài 5 – Tóm tắt văn bản tự sự
Hướng dẫn
I. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC TÓM TẮT TÁC PHẨM TỰ SỰ
1. Trong cuộc sống hàng ngày, có những tác phẩm tự sự chúng ta chưa có điều kiện đọc, nhưng lại muốn biết nội dung chính của nó. Những lúc ấy, chúng ta có thể đọc qua bản tóm tắt tác phẩm.
2. Từ gợi ý trên, theo em, mục đích của việc tóm tắt tác phẩm tự sự là dùng lời văn của mình giới thiệu một cách ngắn gọn nội dung chính của một tác phẩm nào đó giúp cho những người chưa đọc vẫn nắm được nội dung chính của tác phẩm đó.
Trong các câu a, b, c, d ở sách giáo khoa, câu b là đúng nhất: Ghi lại một cách trung thành, chính xác những nội dung chính của một tác phẩm nào đó để người chưa đọc nắm được tác phẩm ấy.
II. TÓM TẮT TÁC PHẨM TỰ SỰ
1. Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi
a) Nội dung đoạn văn trên nói về tác phẩm Sơn Tinh, Thủy Tinh. Dựa vào tên các nhân vật, những sự việc chính và những chi tiết tiêu biểu mà em nhận được ra điều đó.
b) Đoạn văn trên so với tác phẩm ấy có khác về độ dài, lời văn, số lượng nhân vật, sự việc…
Độ dài của văn bản, tóm tắt ngắn hơn nhiều so với tác phẩm được tóm tắt.
Số lượng nhân vật và sự việc trong bản tóm tắt ít hơn trong tác phẩm vì bản tóm tắt chỉ lựa chọn các nhân vật chính và những sự việc quan trọng.
Văn bản tóm tắt không phải trích nguyên văn từ tác phẩm Sơn Tinh, Thủy Tinh mà phải là lời của người viết tóm tắt.
c) Bản tóm tắt chưa nêu được kết cục của tác phẩm. Có thể thêm vào: Thủy Tinh mệt mỏi không làm gì được, đành rút quân về, tuy vậy hàng năm vẫn dâng nước lên báo thù Sơn Tinh.
2. Tóm tắt tác phẩm tự sự là dùng lời văn cúa mình giới thiệu một cách ngắn gọn nội dung chính (bao gồm sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng) của một tác phẩm nào đó. Bản tóm tắt cần phản ánh trung thành nội dung của tác phẩm được tóm tắt.
III. CÁCH THỨC TÓM TẮT MỘT TÁC PHẨM TỰ SỰ
Để tóm tắt được một tác phẩm tự sự cần thực hiện các bước sau đây.
1. Đọc kĩ toàn bộ tác phẩm cần tóm tắt để nắm chắc nội dung của nó.
2. Xác định nội dung chính cần tóm tắt: lựa chọn những sự việc tiêu biểu và các nhân vật, quan trọng.
3. Sắp xếp các nội dung chính theo một trật tự hợp li.
4. Viết bản tóm tắt bằng lời văn của mình.
Mai Thu
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Bài 17 – Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I
Bài 17 – Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I Hướng dẫn ♦ PHẦN [...]
Th1
Bài 17 – Hoạt động ngữ văn: Làm thơ bảy chữ
Bài 17 – Hoạt động ngữ văn: Làm thơ bảy chữ Hướng dẫn Thơ bảy [...]
Th1
Bài 17 – Hai chữ nước nhà (trích)
Bài 17 – Hai chữ nước nhà (trích) Hướng dẫn Trần Tuấn Khải (1895-1983), bút [...]
Th1
Bài 16 – Ôn tập và kiểm tra phần Tiếng Việt
Bài 16 – Ôn tập và kiểm tra phần Tiếng Việt Hướng dẫn A. ÔN [...]
Th1
Bài 16 – Muốn làm thằng Cuội
Bài 16 – Muốn làm thằng Cuội Hướng dẫn ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1. [...]
Th1
Bài 15 – Thuyết minh về một thể loại văn học
Bài 15 – Thuyết minh về một thể loại văn học Hướng dẫn I. TỪ [...]
Th1