Bài 33 – Tôi và chúng ta (trích cảnh ba)
Hướng dẫn
I. ĐÔI NÉT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM
– Lưu Quang Vũ (1948 – 1988) vừa là nhà thơ, vừa là nhà viết kịch nổi tiếng của nước ta. Sinh ở huyện Hòa Hạ, Phú Thọ, quê gốc ở Quảng Nam. Tuổi ấu thơ Lưu Quang Vũ sông ở Phú Thọ, đến năm 1954 về học tại Hà Nội. Ông từng là bộ đội thời chông Mĩ. Giữa khoảng những năm 60 của thế kỉ XX, ông bắt đầu làm thơ. Đầu những năm 80, từ thơ và truyện ngắn, Lưu Quang Vũ chuyển hẳn sang lĩnh vực sân khấu. Ngòi bút kịch của ông rất nhạy bén, sắc sảo. Các tác phẩm kịch của Lưu Quang Vũ luôn đề cập những vấn đề có tính thời sự nóng hổi của cuộc sông đương thời và đáp ứng được những đòi hỏi của đông đảo người xem trong thời kì xã hội đang có những biến chuyển mạnh mẽ theo hướng đổi mới. Lưu Quang Vũ đã được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (năm 2000).
– Phần trích giảng là gần trọn cảnh ba của vở kịch Tôi và chúng ta (gồm tất cả chín cảnh). Cảnh này diễn tả cuộc xung đột trực tiếp đầu tiên giữa hai phái công khai bộc lộ quan điểm của mình. Một phái là bảo thủ khư khư giữ lấy các nguyên tắc, quy chế đã cứng đờ, lạc hậu với đại diện là Nguyễn Chính (Phó giám đốc), Trương (Quản đốc phân xưởng), được sự hỗ trợ của Trần Khắc (đại diện 3an thanh tra của Bộ), một phái là tinh thần dám nghĩ dám làm, khát khao đổi mới vì lợi ích chung với đại diện là Hoàng Việt (Giám đốc xí nghiệp). Trong đoạn trích giảng này, tư tưởng tiến bộ do giám đốc Hoàng Việt đề xướng chưa trở thành hiện thực nhưng với cơ sở thực tế, hệ thông lí luận chặt chẽ, lại được sự đồng tình, ủng hộ của quần chúng nhân dân. Điều này là cơ sở cho thây là những tư tưởng ấy nhất định sẽ trở thành hiện thực, đem lại đời sông tốt đẹp hơn cho công nhân, đưa nhà máy tiến lên phát triển theo một chiều hướng mới.
II. GỢI Ý ĐỌC HIỂU
1. Tôi và chúng ta phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt nhằm thay đổi phương thức tổ chức, lề lốì hoạt động sản xuất ở xí nghiệp Thắng Lợi trên đất nước ta những năm đổi mới. Sau đại thắng mùa xuân 1975, đất nước thống nhất và chuyển sang một thời kì mới phát triển trong hòa bình. Nhiệm vụ chính trị hàng đầu của đất nước ta từ đó là khôi phục, cải tạo và không ngừng phát triển để xây dựng đất nước giàu mạnh phồn vinh. Trước yêu cầu đó, nhiều nguyên tắc, quy chế, nhiều phương thức sản xuất cũ đã trở hên quá xơ cứng, lạc hậu. Tình trạng khá phổ biến của các xí nghiệp nhà máy lúc ấy là máy móc cũ kĩ, lạc hậu, quy mô sản xuất bị thu nhỏ, tổ chức phân công lao động không hợp lí, kém hiệu quả, đời sông ịi công nhân ngày càng khó khăn hơn.
Do đó, để phát triển sản xuất, phải thay đổi tư duy, thay đổi phương thức quản lí, tổ chức, từ đó đổi mới tư duy quản lí cũng như sản xuất.
2. Từ phần chú thích và đoạn trích này em hiểu mâu thuẫn cơ bản mà vở kịch Tôi và chúng ta thể hiện là mâu thuẫn giữa cái cũ vốn chủ yếu dựa vào những quy chế, quy định lỗi thời lạc hậu và cái mới là những suy nghĩ, cách làm ăn mới mẻ, hiệu quả thiết thực. Không thể có thứ chủ nghĩa tập thể chung chung mà cái chúng ta được tạo thành từ những cái tôi cụ thể. Vì vậy, cuộc sống, nguồn lợi của mỗi cá nhân con người cần phải được quan tâm một cách thiết thực. Không thể bảo thủ mãi các nguyên tắc cơ chế đã cứng đờ, lạc hậu mà phải mạnh dạn thay đổi phương thức tổ chức quản lí để thúc đẩy phát triển sản xuất, không chạy theo chủ nghĩa hình thức mà cần coi trọng thực tiễn, coi trọng hiệu quả thiết thực của công việc.
Vấn đề mà vở kịch Tôi và chúng ta đặt ra trong tình hình đất nước ta khi ấy có ý nghĩa thực tiễn thật lớn lao. Đó cũng là vấn đề rất cần thiết từ thực tế cuộc sống và có ý nghĩa lớn, trực tiếp đến sự đổi mới đi lên của đất nước.
3. Muốn thể hiện sự phát triển của xung đột kịch, tác giả cần tạo được tình huống kịch. Xí nghiệp Thắng Lợi lúc này tình trạng ngưng trệ sản xuất đã đến lúc đòi hỏi phải được giải quyết bằng những quyết định táo bạo kịp thời. Quyền giám đốc Hoàng Việt sau hơn một năm nhận chức vụ và tìm hiểu, củng cố lại xí nghiệp đã quyết định công bố kế hoạch sản xuất và phương án kinh doanh mới. Làm việc này có nghĩa là anh cùng kĩ sư Lê Sơn đã công khai tuyên chiến với cơ chế quản lí cũ, phương thức tổ chức lạc hậu. Điều này gây bất ngờ cho nhiều người. Trong đó có phó giám đốc Nguyễn Chính, quản đốc phân xưởng Trương phản ứng gay gắt nhất. Xung đột kịch ngày một phát triển căng thẳng. Đó là những phản ứng:
– của Trưởng phòng Tổ chức Lao động, Trưởng phòng Tài vụ liên quan đến biên chế, đến quỹ lương.
– của Quản đốc Trương liên quan đến hiệu quả của tổ chức quản lí khi Quyền giám đốc Hoàng Việt khẳng định không cần đến chức vụ này.
– của Phó giám đốc Nguyễn Chính dựa vào cấp trên, vào nguyên tắc, vào Nghị quyết Đảng ủy xí nghiệp.
Tất cả những xung đột đó cho thấy muôn mở rộng quy mô sản xuất phải có nhiều đổi mới thật mạnh mẽ và đồng bộ.
Chính cảnh 3 này đã diễn ra mâu thuẫn quyết liệt giữa hai tuyến nhân vật đổi mới, dám nghĩ dám làm và bảo thủ, cứng nhắc.
4. Về tính cách của Giám đốc Hoàng Việt, kĩ sư Lê Sơn, Phó giám đốc Nguyễn Chính, Quản đốc phân xưởng Trương
Qua hành động và ngôn ngữ, ta có thể hình đung đôi nét về tính cách của các nhân vật:
– Giám đốc Hoàng Việt: Là người lãnh dạo mạnh dạn đổi mới, có tinh thần dám chịu trách nhiệm, dám nghĩ dám làm, năng động, táo bạo không những vì sự nghiệp chung của nhà máy mà còn vì quyền lợi của anh chị em công nhân.
– Lê Sơn: Là kĩ sư có chuyên môn tốt, năng lực giỏi, đã nhiều năm gắn bó sống chết cùng xí nghiệp. Dẫu biết gian nan vất vả, vẫn chấp nhận cùng giám đốc Hoàng Việt đổi mới cải tiến toàn bộ hoạt động của nhà máy.
– Phó giám đốc Nguyễn Chính: Không chỉ bảo thủ mà còn khôn ngoan nhiều mánh khóe. Anh ta luôn vin vào cấp trên, cơ chế không muốn đổi mới những nguyên tắc đã cũ kĩ, lạc hậu.
– Quản đốc Trương: Suy nghĩ làm việc máy móc, hay tỏ quyền thế, hách dịch với chị em công nhân đồng sự.
5. Đây có cuộc đấu tranh tất yếu và gay gắt. Bao giờ trong giai đoạn đầu, cái mới cái táo bạo cũng vấp phải nhiều cản trở nhưng cuối cùng cũng sẽ chiến thắng. Cách suy nghĩ, cách làm việc của Hoàng Việt, của Lê Sơn do phù hợp với yêu cầu của thực tế đời sống, với sự phát triển đi lên của xã hội nên được đa số anh chị em công nhân trong xí nghiệp ủng hộ.
Ghi nhớ:Để phát triển sản xuất, để đem lại quyền lợi, hạnh phúc cho mọi người, cần phá bỏ cách nghĩ, cơ chế lạc hậu, cũ kĩ, cần mạnh dạn đổi mới phương thức tổ chức, lể lối hoạt động. Đây là một quá trình đẩu tranh gay gắt, cần những con người có trí tuệ và bản lĩnh, dám nghĩ dám làm. Vở kịch Tôi và chúng ta của Lưu Quang Vũ đã thể hiện những điều ẩy qua việc xây dựng tình huống kịch hấp dẫn và các nhân vật có tính cách rõ nét. |
Mai Thu
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Soạn bài: Tuần 19 – Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học
Soạn bài: Tuần 19 – Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học [...]
1 Comment
Th3
Soạn bài: Bài 32 – Tổng kết phần Tập làm văn
Soạn bài: Bài 32 – Tổng kết phần Tập làm văn Hướng dẫn I. SỰ [...]
Th3
Bài 34 – Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi
Bài 34 – Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi Hướng dẫn I. NHỮNG TRƯỜNG [...]
Th1
Bài 34 – Tổng kết phần Văn học (tiếp theo)
Bài 34 – Tổng kết phần Văn học (tiếp theo) Hướng dẫn A. HƯỚNG DẪN [...]
Th1
Bài 32 – Tổng kết phần Văn học nước ngoài
Bài 32 – Tổng kết phần Văn học nước ngoài Hướng dẫn Tên tác phẩm [...]
Th1
Bài 32 – Bắc Sơn (trích hồi bốn)
Bài 32 – Bắc Sơn (trích hồi bốn) Hướng dẫn I. ĐÔI NÉT VỀ TÁC [...]
Th1