Bài 30 – Dấu gạch ngang
Hướng dẫn
I. Công dụng của dấu gạch ngang
1. Trong các câu đã cho, dấu gạch ngang có công dụng cụ thể như sau:
a) Trong ví dụ a, dấu gạch ngang dùng để đánh dấu bộ phận chú thích.
b) Trong ví dụ b, dấu gạch ngang đặt ở đầu câu dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
c) Trong ví dụ c, dấu gạch ngang đặt ở đầu câu để đánh dấu các bộ phận được liệt kê
d) Trong ví dụ d, dấu gạch ngang đặt ở đầu câu để nối các từ nằm trong một liên danh.
Ghi nhớ:Dấu gạch ngang có những công dụng sau:
- Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
- Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.
- Nối các từ nằm trong một liên danh.
II. Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối
1. Trong ví dụ d ở trên, dấu gạch nối đặt giữa từ Va-ren được dùng để nối các tiếng trong một từ mượn từ tiếng nước ngoài.
2. Khi viết, dấu gạch nối được viết ngắn hơn dấu gạch ngang.
Ghi nhớ: Cần phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối:
- Dấu gạch nối không phải là một dấu câu. Nó chỉ dùng để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng.
- Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang.
III. Luyện tập
1. Nêu rõ công dụng của dấu gạch ngang trong những câu đã cho:
a) Trong ví dụ a, dấu gạch ngang được đặt ở giữa câu dùng để đánh dấu bộ phận chú thích.
b) Trong ví dụ b, dấu gạch ngang được đặt ở giữa câu dùng để đánh dấu bộ phận chú thích.
c) Trong ví dụ c, dấu gạch ngang thứ nhất dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật; dấu gạch ngang thứ hai dùng để đánh dâu bộ phận chú thích; dấu gạch ngang thứ ba dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật; dấu gạch ngang thứ tư dùng để đánh dấu bộ phận chú thích.
d) Trong ví dụ d, dấu gạch ngang dùng để nói hai từ trong một liên danh.
e) Trong ví dụ e, dấu gạch ngang dùng để nối hai từ trong một liên danh.
2. Dấu gạch nối trong từ Béc-lin dùng để nối các tiếng trong một từ mượn từ tiếng nước ngoài.
3. Đặt câu có dùng dấu gạch ngang:
a) Nói về một nhân vật trong vở chèo Quan Âm Thị Kính:
Sùng bà – một con người có bản tính hung dữ – đã tàn nhẫn đuổi Thị Kính ra khỏi nhà mình, bất chấp lời kêu oan thảm thiết của nàng.
b) Nói về cuộc gặp mặt của đại diện học sinh cả nước:
Trong căn phòng chính của hội trường, các đại diện học sinh – những người đạt nhiều thành tích xuất sắc trong học tập và vượt khó để vươn lên – đã hân hoan về họp mặt.
Mai Thu
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Bài 34 – Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt): Rèn luyện chính tả
Bài 34 – Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt): Rèn luyện chính tả Hướng [...]
Th1
Bài 31 – Ôn tập phần Tập làm văn
Bài 31 – Ôn tập phần Tập làm văn Hướng dẫn I. Về văn biểu [...]
Th1
Bài 31 – Luyện tập về văn đề nghị và báo cáo
Bài 31 – Luyện tập về văn đề nghị và báo cáo Hướng dẫn I. [...]
Th1
Bài 31 – Kiểm tra phần Văn
Bài 31 – Kiểm tra phần Văn Hướng dẫn Kết quả cần đạt Tìm hiểu [...]
Th1
Bài 30 – Văn bản báo cáo
Bài 30 – Văn bản báo cáo Hướng dẫn I – Đặc điểm của văn [...]
Th1
Bài 30 – Ôn tập phần Văn
Bài 30 – Ôn tập phần Văn Hướng dẫn Kết quả cần đạt Nắm được [...]
Th1