Bài 29 – Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang (trích Rô-bin-xơn Cru-xô)
Hướng dẫn
I. ĐÔI NÉT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM
– Đe-ni-ơn Đi-phô (Daniel Defoe, 1660-1731) là nhà văn Anh, sinh ở Luân Đôn. Làm nghề kinh doanh, ông đã tham gia tích cực vào các hoạt động chính trị của thời đại mình, dùng ngòi bút làm vũ khí chiến đấu. Đi-phô đến với tiểu thuyết khá muộn khi ông đã gần 60 tuổi. Trong một số cuốn tiểu thuyết của ông, Rô-bin-xơn Cru-xô (1719) là nổi tiếng hơn cả.
– Tiểu thuyết Rô-bin-xơn Cru-xô có nhan đề đầy đủ là Cuộc đời và những cuộc phiêu lưu kì lạ của Rô-bin-xơn Cru-xô. Đây là cuốn tiểu thuyết mang hình thức tự truyện. Rô-bin-xơn xưng “tôi” và tự kể chuyện mình: câu chuyện một chàng trai 27 tuổi quê ở miền Y-oóc-sai, nước Anh bị bão đắm tàu, một mình sông trên đảo hoang. Sau 28 năm 2 tháng 19 ngày, khi ấy đã 55 tuổi, Rô-bin-xơn mới trở về nuớc Anh.
II. GỢl Ý ĐỌC HIỂU
1. Bài văn có thể chia làm 4 đoạn.
– Đoạn 1: Mở đầu.
– Đoạn 2: Trang phục (Đoạn 2, 3 trong văn bản).
– Đoạn 3: (Từ “Quanh người tôi… đến “bên khẩu súng của tôi”): Trang bị.
– Đoạn 4: (Phần còn lại) Diện mạo.
Sau khi xem xét, nếu phải tách đoạn cuối cùng của đoạn văn thành hai đoạn riêng biệt thì nên ngắt ra ở chỗ đã ngắt như bài trên.
2. Qua bố cục của bài văn, người đọc thấy rõ không kể phần mở đầu, trước tiên tác giả nói đến trang phục (mũ, quần áo, giày dép) từ trên xuống dưới, tiếp đó là trang bị nghĩa là các vật mang theo rồi sau hết mới đến diện mạo của mình.
Phần diễn tả diện mạo cũng chỉ chiếm một dung lượng ít ỏi (độ mười dòng). Nói thoáng qua về nước da, trên bộ mặt, Rô-bin-xơn chỉ đặc tả bộ ria mép… Điều này là do chủ ý Rô-bin-xơn muốn giới thiệu với người đọc một bộ dạng ăn mặc kì khôi và những đồ lề lỉnh kỉnh là chủ yếu. Ngoài ra còn do phương thức tự sự ngôi thứ nhất. Rô-bin-xơn tự miêu tả về mình đo đó, chỉ có thể miêu tả những gì mình trông thấy được.
3. Như đã biết, Rô-bin-xơn sống một mình trên đảo hoang hơn một năm rồi. Mọi thứ trang phục của chàng lúc này đều làm bằng da dê. Hẳn là trên đảo hoang này có rất nhiều dê rừng. May mà Rô-bin-xơn còn giữ được cây súng, thuốc súng và đạn ghém. Nhờ đó mà nhân vật này duy trì được cuộc sống của mình trong nhiều năm bằng cách săn bắn và có cả da dê để làm trang phục nữa. Ngoài ra, Rô-bin-xơn còn trồng được cả lúa mì nhờ mấy hạt lúa tình cờ còn sót lại trong những thứ vớt vát từ con tàu đắm và đặc biệt hơn nữa, chàng còn bẫy được dê rừng về nuôi cho chúng sinh sản.
Ta chú ý trang bị của Rô-bin-xơn. Hai cái quai hai bên thắt lưng chỗ để treo kiếm và dao găm lại được ông dùng để treo một cái cưa nhỏ và một cái rìu nhỏ. Như vậy, trên đảo hoang, hẳn là Rô-bin-xơn không có kẻ thù. Cái cưa, cái rìu đã giúp ông chặt cây, cưa gỗ dựng lều, rào giậu chỗ ở để phòng thú dữ và sau này còn rào chỗ nuôi dê.
4. Tuy cuộc sống cam go như thế, nhưng tuyệt nhiên Rô-bin-xơn không có lấy một lời than vãn nào. Với trang phục kì dị kèm theo các đồ lề lỉnh kỉnh cả rìu với cưa chúng ta ngỡ ông là một vị chúa đảo trị vì oai vệ trên đảo quốc của mình.
Giọng kể chuyện của Rô-bin-xơn đượm vẻ hài hước thể hiện tinh thần lạc quan của ông. Đặc biệt là đoạn Rô-bin-xơn nói về bộ ria mép với cách chăm sóc, xén tỉa. Ông còn so sánh thật buồn cười là bộ ria mép to tướng, vểnh cao ấy với cái mắc áo để treo mũ.
Hoàn cảnh như Rô-bin-xơn là khó khăn cực ki. ở hoàn cảnh ấy rất nhiều người sẽ nản lòng, tuyệt vọng. Nhưng Rô-bin-xơn khác hẳn. Ông bám chắc cuộc sống, phấn đấu làm cho cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn. Ông không bị thiên nhiên khuất phục mà đã khuất phục thiên nhiên.
Đó là bài học chúng ta rút ra được từ câu chuyện về ông.
Ghì nhớ: Qua bức chân dung tự họa và giọng kể của Rô-bin-xơn, ta hình dung được cuộc sống vô cùng khó khăn và cả tinh thần lạc quan của nhân vật bất chấp mọi gian khổ khi chỉ một mình nơi đảo hoang vùng xích đạo suốt mười mấy năm ròng rã. |
Mai Thu
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Soạn bài: Tuần 19 – Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học
Soạn bài: Tuần 19 – Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học [...]
1 Comment
Th3
Soạn bài: Bài 32 – Tổng kết phần Tập làm văn
Soạn bài: Bài 32 – Tổng kết phần Tập làm văn Hướng dẫn I. SỰ [...]
Th3
Bài 34 – Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi
Bài 34 – Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi Hướng dẫn I. NHỮNG TRƯỜNG [...]
Th1
Bài 34 – Tổng kết phần Văn học (tiếp theo)
Bài 34 – Tổng kết phần Văn học (tiếp theo) Hướng dẫn A. HƯỚNG DẪN [...]
Th1
Bài 33 – Tôi và chúng ta (trích cảnh ba)
Bài 33 – Tôi và chúng ta (trích cảnh ba) Hướng dẫn I. ĐÔI NÉT [...]
Th1
Bài 32 – Tổng kết phần Văn học nước ngoài
Bài 32 – Tổng kết phần Văn học nước ngoài Hướng dẫn Tên tác phẩm [...]
Th1