Bài 28 – Lựa chọn trật tự từ trong câu

Bài 28 – Lựa chọn trật tự từ trong câu

Hướng dẫn

I. NHẬN XÉT CHUNG

Trả lời câu hỏi 1

Câu: Gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ có thể thay đổi trật tự từ như sau:

1) Cai lệ gõ đầu roi xuống đất, thét bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ.

2) Cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ, gõ đầu roi xuống đất.

3) Thét bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ, cai lệ gõ đầu roi xuống đất.

4) Bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ, cai lệ gõ đầu roi xuống đất, thét.

5) Bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ, gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét.

6) Gõ đầu roi xuống đất, bàng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ, cai lệ thét.

Trật tự từ trong câu có thay đổi nhưng không làm thay đổi nội dung cơ bản của câu.

Trả lời câu hỏi 2

Tác giả chọn trật tự từ như trong đoạn trích là vì:

– Việc lặp lại trật tự từ roi ở cuối câu có tác dụng liên kết chặt chẽ câu ấy với câu trước.

– Việc đặt từ thét ở cuối câu có tác dụng liên kết chặt chẽ của câu ấy với câu sau.

Xem thêm:  Bài 21 - Đi đường (Tẩu lộ)

– Việc mở đầu bằng cụm từ gõ đầu roi xuống đất có tác dụng nhấn mạnh sự hung hãn, dữ dằn của tên cai lệ.

Trả lời câu hỏi 3

Câu

Nhấn mạnh sự hung hãn, dữ dằn

Liên kết chặt chẽ với câu đứng trước

Liên kết chặt chẽ với câu đứng sau

1

+

+

2

+

3

4

+

5

+

6

+

+

Như thế, hiệu quả diễn đạt của các cách sắp xếp trật tự từ không hoàn toàn giống nhau. Người nói (người viết) phải biết lựa chọn trật tự từ thích hợp về yêu cầu giao tiếp mà mình đã đặt ra.

II. MỘT SỐ TÁC DỤNG CỦA SỰ SẮP XẾP TRẬT TỰ TỪ

Trả lời câu hỏi 1

a) Đùng đùng, cai lệ giật phắt cái thừng trong tay anh này và chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu: Trật tự từ trong câu thể hiện thứ tự trước sau của các hoạt động.

– Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn: Trật tự từ trong câu cũng thể hiện thứ tự trước sau của các hoạt động.

b)Cai lệ và người nhà lí trưởng: Trật tự trong cụm từ thể hiện thứ bậc cao thấp của các nhân vật. Cũng có thể thể hiện thứ tự sự xuất hiện của các nhân vật.

– Roi song, tay thước và dây thừng: Trật tự từ ở đây tương ứng với trật tự của cụm từ đứng trước: cai lệ mang roi song còn người nhà lí trưởng mang tay thước và dây thừng.

Xem thêm:  Bài 26 - Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận

Trả lời câu hỏi 2

Trong 3 cách sắp xếp trật tự từ trên, cách sắp xếp, cách viết của nhà văn Thép Mới có hiệu quả diễn đạt cao hơn vì đảm bảo được sự hài hòa về ngữ âm, nghĩa là có nhịp điệu hơn.

Trả lời câu hỏi 3

Từ những điều đã phân tích ở mục I và II có thể rút ra tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu như phần ghi nhớ dưới đây.

Ghi nhớ: Trật tự từ trong câu có thể:

– Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm (như thứ bậc quan trọng của sự vật, thứ tự trước sau của hoạt động, trình tự quan sát của người nói…)

– Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.

– Liên kết câu với những câu khác trong văn bản.

– Đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm của lời nói.

III. LUYỆN TẬP

Gợi ý giải:

Bài tập a

Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Quang Trung…: Tên các vị anh hùng dân tộc kể theo thứ tự xuất hiện của các vị ấy trong lịch sử.

Bài tập b

Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi, hò ô tiếng hát.

– Đặt cụm từ Đẹp vô cùng trước hô ngữ Tổ quốc ta ơi để nhấn mạnh vẻ đẹp của non sông vừa mới được giải phóng.

– Đảo hò ô lên trước để bắt vần với sông Lô tạo cảm giác kéo dài nhằm thể hiện sự mênh mang bát ngát của sông nước, nhưng cũng nhằm đảm bảo câu thơ bắt vần với câu trước (ngạt-hát). Như vậy ở đây trật tự từ đảm bảo sự hài hoà ngữ âm cho bài thơ.

Xem thêm:  Bài 31 - Tổng kết phần Văn

Bài tập c

Trong câu văn trên lặp lại các, từ và cụm từ mật thám, đội con gái ở hai đầu hai vế câu nhằm mục đích liên kết chặt chẽ câu ấy với câu đứng trước.

Mai Thu