Bài 27 – Ôn tập phần tiếng Việt

Bài 27 – Ôn tập phần tiếng Việt

Hướng dẫn

I. KHỞI NGỮ VÀ CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP

a)“Điều này” là khởi ngữ.

b)“Dường như” là thành phần tình thái

c)“Những người con gái… nhìn ta như vậy” là thành phần phụ chú.

d) “Thưa ông” là thành phần gọi đáp.

“Vất vả quá!” là thành phần cảm thán.

Bảng tổng kết về khởi ngữ và các thành phần biệt lập

Khởi ngữ

Thành phần biệt lập

Tình thái

Cảm thán

Gọi – đáp

Phụ chú

Điều này

Dường như

Vất vả quá

Thưa ông

Những người con gái… nhìn ta như vậy

2. Học sinh tự viết đoạn văn giới thiệu truyện Bến quê của Nguyễn Minh Châu có dùng khởi ngữ và thành phần tình thái.

II. LIÊN KẾT CÂU VÀ ĐOẠN VĂN

1. Ở (a): Nhưng, Nhưng rồi, Và thuộc biện pháp nối.

Ở (b): cô bó – Cô bé thuộc biện pháp lặp lại; Cô bé – nó thuộc biện pháp thế.

Ở (c): “bây giờ cao sang rồi thì để ý đâu đến bọn chúng tôi nữa!” – thế thuộc biện pháp thế.

2. Bảng tổng kết về các biện pháp liên kết

Biện pháp liên kết

Ngữ liệu

Lặp từ ngữ

Đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng

Thế

Nối

Đoạn a

Mưa – mưa đá – tiếng lanh canh – gió

Nhưng, nhưng rồi, và

Đoạn

b

Cô bé

Cô bé – nó

Đoạn c

Bất bình – khinh bỉ – cười kháy – Pháp – Nã phá luân – Mĩ – Hoa Thịnh Đôm

Bây giờ cao sang rồi thì để ý đâu đến bọn chúng tôi nữa – thế

Xem thêm:  Bài 31 - Kiểm tra phần Tiếng Việt

2. Học sinh tự phân tích sự liên kết câu trong đoạn văn mình đã viết, (bài tập 2 phần 1).

III. NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ NGHĨA HÀM Ý

1. Trong câu in đậm ở cuối truyện, người ăn mày muốn nói (bằng hàm ý) với người nhà giàu rằng “địa ngục là chỗ của các ông (người nhà giàu)”.

2. a) Từ câu in đậm, có thể hiểu:

Đội bóng liuyện chơi không hay.

Tôi không muốn có ý kiến về việc này.

Người nói cố ý vi phạm phương châm cách thức (nói mơ hồ),

b) Huệ muốn nói rằng “Còn Nam và Tuấn, mình vẫn chưa báo”. Huệ cốý nói thiếu (vi phạm phương châm về lượng) có lẽ để nhẹ đi phần chưa hoàn thành trách nhiệm của mình.

Mai Thu