Bài 26 – Viết bài tập làm văn số 7 – Nghị luận văn học
Hướng dẫn
Đề bài:Suy nghĩ của em về nhân vật ông Hai trong truyện “Làng” của Kim Lân.
BÀI LÀM
Truyện ngắn Làng của Kim Lân là một tác phẩm nổi tiếng viết về người nông dân trong kháng chiến. Hình ảnh ông Hai, nhân vật chính của truyện là hình ảnh tiêu biêu và chân thực của người nông dân trong những ngày đầu mới tiếp xúc với cách mạng, với lòng yêu làng, yêu nước sâu sắc, với sự hồ hởi say mê, tin yêu trung thành với kháng chiến, với Bác Hồ.
Trước Cách mạng tháng Tám, ông Hai là một người nông dân nghèo khổ chất phác. Cũng như bao người khác, cuộc đời ông đã trài qua những giai đoạn sóng gió, đau khổ tuyệt vọng, ông Hai đã bị bọn hương lí trong làng “truất ngôi trừ ngoại” đó là một điều xót xa cho người yêu làng như ông Hai. Có làng, có nhà, có cửa mà ông phải “phiêu dạt lang thang hết nơi này đến nơi khác”. Cuộc sống đói nghèo, cực khổ nơi đất khách quê người rồi cũng chấm dứt. Sau mười mấy năm trời lênh đênh ông cũng tìm cách về lại làng mình, về đến làng cuộc sống đói nghèo vần không châm dứt.
Không những phải chịu đựng cuộc sống đói nghèo cùng cực, người nông dân như ông Hai phải phục dịch cho bọn hương lí. Ông Hai bị gạch đổ bại một hông trong một lần phu phen tạp dịch. Cuộc sống thật tối tăm cùng cực, ông bị vùi dập đù đường. Sống một cuộc sống như thế, tấm lòng của những người nông dân như ông Hai vẫn hướng về làng mình, vẫn yêu làng mình sâu sắc. Với ông Hai, làng chợ Dầu đã trở thành máu mủ ruột rà. Ông hãnh diện với làng ông. ông khoe làng chợ Dầu với mọi người ở mọi nơi mà ông đến. Nhiều lúc ông nói về làng mình cho đỡ nhớ. Người đọc thấu hiểu tình cảm sâu lắng của ông Hai với nơi chôn rau cắt rỗn. Ông khoe làng ông có “cái sinh phần của viên tổng đốc”, có bề dày truyền thống, có cảnh đẹp nổi tiếng cả vùng. Tất cả những gì thuộc về làng đối với ông Hai đều thiêng liêng gắn bó. Do đó, mặc dù cái sinh phần đã gieo rắc cho ông, cho bao người khác tai họa song ông vẫn cảm thấy tự hào. Dường như trong tâm trí ông Hai. cái sinh phần đó là sức lực của cả làng. Và có một chút rất riêng của bản thân ông, tình yêu làng của ông Hai thật giản dị, chát phác.
Sau cách mạng, ông vẫn khoe làng mình nhưng ông khoe làng mình có cái “nhà thông tin rộng rãi”, “có chòi phát thanh”, khoe làng mình giàu có, trù phú… Ông không khoe cái sinh phần cụ Thượng nữa, bởi bây giờ ông đã hiểu được nhiều điều, ông đã được tiếp xúc với cách mạng, với đấu tranh, vẫn là khoe làng, vẫn là tình yêu làng của con người chát phác, hiền lành, song trong tình yêu làng có một tình cảm khác đang trỗi dậy, lớn mạnh hơn, cao cả hơn, thiêng liêng hơn.
Ngày đầu tiếp xúc với cách mạng, ông Hai có cái bỡ ngỡ, lạ lẫm ban đầu của người nông dân chất phác, vón quen bị vùi dập nay tiếp xúc với đấu tranh, với chính trị. Cách mạng tháng Tám đến với những người như ông Hai mang theo một sự thay đồi về cuộc đời, thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước trong họ, ông đi theo cách mạng với tất cả lòng nhiệt thành, say mê, hăm hở của mình. Ông nguyện ở lại chiến đấu với xóm làng và khi phải đi tản cư ông cũng nghĩ ràng: "Đi tản cư củng là kháng cliiển”.
Tình cảm của người nông dân này dành cho cách mạng, cho kháng chiến chân thành, sâu sắc vô cùng. Câu chuyện của ông Hai bây giờ chỉ xoay quanh về kháng chiến, cách mạng, về tự vệ làng ông. Tình yêu làng, yêu nước hòa quyện trong con người ông Hai ngày càng rõ rệt. Khi nghe tin làng chợ Dầu theo Tây, ông Hai “cổ nghẹn ắng lại, da mặt tê rân”. Trước hết đó là sự xót xa của ỏng về làng mình, sự phán bội của nơi chôn rau cắt rón của dân làng. Ông lão tủi hổ, bàng hoàng trước sự việc đó.
Tình yêu làng vẫn thắm thiết trong ông, làng chợ Dầu vẫn là nơi ông gửi gắm sinh mệnh, danh dự và niềm hãnh diện, tự hào. Vậy mà bây giờ… ông lão nghĩ tới việc trở về làng. Song ý nghĩ đó ông gạt phắt đi. Trong sự tuyệt vọng, đau khổ này, lối thoát về làng chợ Dầu lóe lên như một tia hi vọng nhưng rồi lại tắt ngầm. Từ lâu ông yêu làng, ông mong được trở về với làng, song trong ông tình yêu nước mạnh hơn, thiêng liêng hơn: không vì làng mà bỏ nước, bỏ kháng chiến. Giữa sự giằng co trong tâm hồn, ông Hai đã tự thốt lên đầy đau đớn song đầy quyết tâm: “Làng thì yêu thật đấy, nhưng làng theo Tây rồi thì phải thù… Anh em đồng chí biết cho bô con ông. Cụ Hồ trên đầu, trên cổ xét soi cho bố con ông, cái lòng bô’ con ông là như thê’ đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai…”
Cách mạng đã đổi đời cho người nông dân như ông, ông nguyện đi theo và trung thành với cách mạng. Gạt sang một bên tình cảm riêng của mình mà đi theo kháng chiến, không chịu theo Tây, sống với Tây. Tình cảm gắn bó với cách mạng, với Bác Hồ của những người nông dân như ông, nó chất phác, mộc mạc, sâu sắc, nó xuất phát từ đáy lòng, từ máu thịt.
Thấy được tình yêu làng, yêu nước của ông Hai, ta hiểu và cũng mừng với sự hớn hở của ông Hai khi ông nghe cái tin làng mình theo Tây được cải chính. Tình yêu làng, tình yêu nước lại trở về, gắn bó với nhau ngày càng sâu sắc, thắm thiết hơn trong lòng người nông dân chân chát này. Từ nay ông Hai không phải dằn vặt trong sự lựa chọn khắc nghiệt, giữa làng và nước. Cái vui của ông Hai là cái vui của một con ngưòi yêu quê hương đất nước sâu sắc. Niềm vui khiến ông lão như trẻ con “lật đật, bô bô” kể về làng mình bị “đốt nhẫn”. Nhà của ông bị cháy trụi, mà ông không để ý, không đau buồn, ông chỉ biết rằng lúc này làng ông là làng kháng chiến và ông lão bây giờ có thể tự hào, hãnh diện ngồi kể về làng chợ Dầu kháng chiến của mình.
Kim Lân rất thành công khi xây dựng và khắc họa hình ảnh ông Hai trong lòng người đọc. Đó là một người nông dân nghèo khổ, yêu làng mình sâu sắc. Được cách mạng đổi đời, ông lão nguyện đi theo cách mạng và trung thành với kháng chiến. Hình ảnh ông Hai sống động, chân thực và những nét tính cách rất nông dân chất phác, chân thành là hình ảnh tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám.
Vốn là những con người chân thực, chất phác, nhưng ngày đầu tiếp xúc với cách mạng họ vẫn có sự bỡ ngỡ, lạ lẫm ban đầu. Cảm giác ấy nhanh chóng tan đi, người nông dân đón nhận cách mạng với một tình cảm chân thành một lòng hăm hở. Cuộc đời người nông dân Việt Nam rẽ sang bước ngoặt mới, tươi sáng hơn. Họ nô nức, háo hức hòa chung vào phong, trào cách mạng cả nước, họ hãng hái cầm súng bảo vệ quê hương. Cách mạng trở thành một phần máu thịt của người nông dân, có những người như ông Hai day dứt, tủi hổ, khổ sở khi mình bị hiểu lầm là không trung thành với cách mạng song vẫn không bỏ cách mạng. Đó là lòng trung thành, là tình cảm sâu sắc, bền chặt mà người nông dân dành cho cách mạng. Cách mạng tháng Tám đã thổi bùng ngọn lửa đấu tranh trong lòng họ. Người nông dân đứng lên kiên quyết giữ làng giữ nước, đâu còn là hình ảnh con người khổ nhục, khiếp sợ từ tên đầy tớ nhà giàu. Họ những người như ông Hai đứng lên đào hào, đắp lũy trực tiếp chông lại quân thù. Lòng yêu nước nồng nàn, sự trung thành với cách mạng, tất cả trở thành sức mạnh khiến họ đứng lên bảo vệ quê hương, bảo vệ chính mình. Cách mạng mang đến cho họ cuộc đời mới, họ phải bảo vệ lấy hạnh phúc đó của mình.
Tác phẩm “Làng" của Kim Lân đã khắc họa hình ảnh ông Hai hết sức sống động, chân thực.với những chi tiết dân dã, mộc mạc. Hình ảnh ông Hai là hình ảnh tiêu biểu của người nông dân Việt Nam sau cách mạng. Ta cảm nhận được sự sôi nổi trong những ngày đầu đón nhận cách mạng của người nông dân. Người nông dân đã được đổi đời nhờ có cách mạng, họ hiểu điều đó và gắn bó với cách mạng với lòng trung thành, biết ơn sâu sắc.
(Học sinh Nguyễn Hương Tliúy)
Đề bài: Hãy phân tích đặc điểm nhân vật Hồng ở đoạn trích Trong lòng mẹ (Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng) (Ngữ văn 8, tập một).
Bài tham khảo
“Những ngày tha ẩu” là tập hồi kí về thời thơ ấu thiếu vắng tình thương của Nguyên Hồng. Phải lăn lộn trong xã hội khắc nghiệt, cậu bé Hồng sớm cứng cỏi và già dặn hơn nhiều đứa trẻ cùng trang lứa, nhưng trong sâu thẳm tâm hồn cậu vẫn chứa chan một tình cảm dịu dàng, tha thiết, một tình cảm ngây thơ, trong sáng của một đứa trẻ. Đoạn trích “Trong lòng mẹ” đã khắc họa một cách chân thực và xúc động tình cảm cậu bé Hồng với tình yêu mẹ sâu sắc.
Hồng vốn là một cậu bé rất giàu tình cảm, nên sau khi cha mất, mẹ đi xa kiếm sống, phải sống cô độc giữa những người họ hàng luôn ghét bỏ, khinh miệt, cậu bé dồn nén những tình cảm yêu thương để chống chọi với cuộc đời.
Trong đoạn trích này, Hồng hiện lên khá già dặn với những suy nghĩ về hoàn cảnh éo le của mẹ, kiên quyết chống dối với bà cô, một người họ nội luôn tìm cách nói xấu mẹ cậu, gieo rắc vào đầu óc đứa cháu thơ dại những hoài nghi để nó khinh miệt và ruồng rẫy mẹ. Trước những lời nói ngọt ngào giả dốì, đối với kinh nghiệm từng trải của đứa trẻ sớm hiểu biết, Hồng đã tinh ý nhận ra “những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch” của bà cô. Cậu bé “thủ thế” bằng cách “cúi đầu không đáp”, rồi “trả đũa” lại bà cô, cậu cười và khẳng định niềm tin vào mẹ của mình. Một cuộc đấu tranh thực sự quyết liệt đang diễn ra âm thầm đằng sau cuộc nói chuyện có vẻ như thân tình của hai cô cháu. Bà cô tiếp tục hành hạ cháu, đã nhẫn tâm ngọt nhạt kế cho cháu nghe về đứa “em bé” cùng mẹ khác cha mới sinh, khiến Hồng “nước mắt ròng ròng,… chan hòa đầm đìa ở cằm, ở cổ”. Nhung ngay cả trong lúc này, cậu bé vẫn giữ vẻ lạnh lùng “cười dài trong tiếng khóc”, quyết không chịu thua bà cô độc ác. Rõ ràng, trong mọi tình huống, Hồng luôn thể hiện một bản lĩnh vững vàng so với tuổi để đối phó lại dã tâm của người đời lúc nào cũng rình rập, hắt hủi và làm tổn thương tình cảm yêu mẹ trong sáng của cậu.
Cậu bé thương mẹ bằng một tình cảm cao đẹp đáng trân trọng, đó là sự cảm thông và vị tha sâu sắc. Hồng hiểu hết những nỗi khổ mà mẹ đã phải gánh chịu, hơn thế, còn ý thức được thế lực nào đã hành hạ mẹ. Chua xót trước số phận cơ cực của mẹ, cậu chua chát thầm đáp lại người đời: phải mẹ tôi, “người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực”. Mạnh mẽ hơn, Hồng còn ước “giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi”. Từ tình thương yêu và cảm thông chân thành, Hồng đã biết bảo vệ mẹ với thái độ dù rất ngây thơ nhưng vô cùng quyết liệt, không dung thứ cho những kẻ đã nói xấu mẹ.
Và cũng chính từ sự cảm thông đó, Hồng mới không hề oán trách. “Mặc dầu non một năm ròng” mẹ không gửi cho cậu “lấy một lá thư,… nhắn người hỏi thăm lấy một lời” và không gửi cho cậu “lấy một đồng quà”. Trẻ con thường ích kỉ đòi hỏi sự quan tâm tuyệt đôi của cha mẹ đôi với mình. Vậy mà, Hồng lúc nào cũng thương yêu, kính trọng mẹ hết mực, cho dù mẹ không ở gần cậu đế luôn chăm sóc, yêu thương. Tình thương yêu và lòng kính mến mẹ trong lòng cậu sẽ không đời nào bị “những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đên”. Ngay cả khi biết mẹ chưa đoạn tang cha đã chửa đẻ với người khác, Hồng vẫn thương mẹ, vẫn bảo vệ mẹ.
Càng xa cách mẹ, Hồng càng nhớ mẹ, hướng về mẹ. Cứ nhắc đến mẹ là cậu bé “tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ” làm cậu rớt nước mắt. Trong tâm hồn cậu, mẹ thật thánh thiện, lă người có tình thương bao la. Vậy nên Hồng luôn khao khát được nằm trong lòng mẹ, giữa vòng tay ấp ủ yêu thương. Hôm ấy, thoáng thấy bóng người giống mẹ, cậu liền đuổi theo gọi rối rít, và cậu sợ mình nhận lầm thì tủi cực lắm. Đó là nỗi tủi cực của đứa bé khát khao tình mẹ nhưng lại phải tuyệt vọng đau đớn như người khách bộ hành trên sa mạc nhận lầm dòng nước mát. Khi được mẹ kéo vào lòng, cậu bé nằm ngả đầu vào cánh tay mẹ, thấy rõ “những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt”. Hồng mở hết mọi giác quan để thả sức cám nhận hương vị thơm tho đầy yêu thương tỏa ra từ quần áo, từ hơi thở của mẹ. Cậu bé sung sướng và thỏa mãn vô biên, quên hết mọi lời đay nghiến của bà cô, khoan khoái tận hưởng hạnh phúc ngọt ngào. Một cảm giác lâng lâng tràn ngập tâm hồn cậu, khiến cậu thấy mình bé lại như đứa trẻ còn đang bú mẹ.
Có thể nói, ngòi bút tinh tế của nhà văn đã miêu tả chân thực và rất sinh động tâm tư, tình cảm nhân vật. Dẫu hoàn cảnh của nhân vật phần lớn là của chính nhà văn thời thơ ấu, nhưng nếu không có tài lựa chọn và miêu tả tuyệt khéo như vậy thì cũng không thể khắc họa được một nhân vật thiếu nhi đáng yêu và đáng trọng như vậy. Có một tuổi thơ khốc liệt mà nhân vật vẫn như một mầm sống non xanh hướng tới ánh sáng của cái thiện, bởi trong cậu bé sông bất diệt một tình cảm cao quý – tình mẹ con!
Với một tâm hồn trong sáng được biểu hiện trong cá tính độc đáo, nhân vật Hồng trong “Những ngày thơ ấu” là đóng góp quý giá của Nguyên Hồng cho bộ phận văn học thiếu nhi Việt Nam. Và nhân vật Hồng không chỉ hấp dẫn với lứa tuổi thiếu nhi mà còn hấp dẫn với mọi lứa tuổi người Việt Nam.
(Học sinh Nguyễn Thùy Dương)
Đề bài: Suy nghĩ của em về tình cảm quê hương sâu đậm trong nhân vật “Tôi” ở tác phẩm “Cố hương” của Lỗ Tấn.
Bài tham khảo
Có những nhân vật trong các tác phẩm văn học làm người đọc không sao có thể quên được. Nhân vật “Tôi” trong truyện “Cố hương” của Lỗ Tấn khiến em không quên được vì những suy tư, trăn trở, những tình cảm của ông với quê hương. Nhân vật “Tôi” là một người yêu quê hương sâu sắc với một trách nhiệm cao.
Sau hai mươi năm xa cách quê hương, bây giờ “Tôi” mới có dịp trở lại thăm quê cũ. Lần về cố hương này đã xáo động trong ông biết bao suy nghĩ: buồn vui, xót xa, mơ ước… khiến cho ông không thể quên từng chi tiết nhỏ của chuyến thăm quê hương.
Trên đường về, ngồi trên thuyền trong ông rộn lên bao cảm xúc xốn xang, mừng vui vì sắp được gặp lại bao nhiêu cảnh vật và con người thân thiết. Gần đến nơi, “thấy xa gần thấp thoáng mấy thôn xóm tiêu điều, hoang vắng, nằm im lìm dưới vòm trời màu vàng úa. Không nén được, lòng tôi se lại”. Ông chợt buồn bởi lẽ làng quê ông đã chẳng khá lên được chút nào như ông tưởng. Dẫu vậy, tận đáy lòng ông vẫn thấy xóm làng nghèo nàn ấy in đậm trong tâm hai mươi năm qua là rất đỗi thân thương, nên ông có vẻ nghi ngờ những gì mình thấy xa xa kia, “vị tất đến nỗi thê lương?”, “Chẳng qua là… lòng mình vốn đã không vui”.
Ở lại quê mươi ngày, nhân vật “Tôi” đã chứng kiến những cảnh tượng sa sút của mọi nhà trong xóm, nhiều nhà đã dọn đi, cảnh tượng càng hiu quạnh. Một nỗi buồn mênh mông ngập tràn tâm hồn ông. Nghe mẹ nhắc đến Nhuận Thố đang mong gặp lại, ông cũng bồn chồn ngóng đợi người bạn thân thiết thuở còn “để chỏm”. Trong ông bỗng sống dậy bao kỉ niệm “thần tiên” của thời thơ ấu. Hình ảnh Nhuận Thổ – người bạn cùng lứa – suốt hai mươi năm xa cách vẫn luôn sáng đẹp trong ông: Giữa ruộng dưa, một cậu bé da ngăm đen, cổ đeo vòng bạc sáng loáng, tay lăm lăm cầm chiếc đinh ba, mắt sáng long lanh, tiến từng bước tinh khôn rình đâm con tra đang ăn trộm dưa. Với biết bao câu chuyện lí thú về kinh nghiệm bẫy chim, bắt cá, “những con cá nhảy, cứ nhảy lung tung, hai chân như chân nhái”. Hồi đó “Tôi” không biết bao nhiên lần thán phục “Trời! Nhuận Thổ hắn biết nhiều chuyện lạ lùng lắm, kể không xiết!”. Hai mươi năm rồi tất nhiên là thay đổi. Nhưng “Tôi” vẫn bàng hoàng, hụt hẫng, vì trước mắt ông là một ông nông dân “nước da vàng sạm, lại có thêm những nếp nhăn sâu hoắm”… thay vào “bàn tay hồng hào, mập mạp là đôi bàn tay cứ nứt nẻ như vỏ cây thông”. Và điều làm ông đau lòng nhất là vẻ khúm núm, còn câu chào: “Bẩm ông” thì làm ông đau điếng. Đau lòng đến mức “không nói nên lời”. Ông chỉ im lặng nghe bạn than thở, tình cảm đẹp đẽ giữa hai người giờ đây bị “bức tường khá dầy ngăn cách”. Ông muốn nói với Nhuận Thổ bao điều, nhưng cổ họng ông nghẹn đắng, lòng ông đau tựa xát muối. Càng nghĩ về dĩ vãng đẹp đẽ ấy, ông càng ngậm ngùi. Quê hương nào mà chẳng đẹp trong kí ức mỗi người. Vậy mà giờ đây cái hoang tàn, xơ xác của làng quê đã dập tắt bao kỉ niệm trong ông: “Hình ảnh đứa trẻ oai hùng, cổ đeo vòng bạc, đứng giữa rộng dưa hấu, tôi vốn nhớ rõ lắm, nhưng bây giờ bỗng nhiên củng mờ nhạt đi, khiến tôi lại càng thêm ảo não”.
Không chỉ riêng Nhuận Thổ, mà những người khác cũng tiều tụy đi về hình hài và cằn cỗi đi trong cách nghĩ. Phải chăng cuộc mưu sinh vất vả buộc họ phải xét nét nhau, bon chen nhau và tất cả đều trở thành những con người hoàn toàn khác. Đặt tất cả những đổi thay đáng buồn trong suy ngẫm luôn luôn có sự so sánh quá khứ tươi đẹp và hiện tại tiêu điều của nhân vật “Tôi”, ngòi bút Lỗ Tấn không chỉ đi sâu biểu hiện tâm hồn một con người tình sâu nghĩa nặng với quê hương, mà còn mạnh dạn phanh phui xã hội cũng với tinh thần phê phán sâu sắc.
Nhưng nhân vật ‘Tôỉ” của nhà văn không tuyệt vọng. Đời ông và Nhuận Thổ nhiều đau thương, tình bạn của ông và Nhuận Thổ bị ngăn cách sâu thẳm nhưng đời cháu Hoàng và Thủy Sinh sẽ không phải chịu như thế. Để nhân vật “Tôi” suy tư về hiện tại và tương lai, trong một chiếc thuyền đang rẽ sóng đi về phía trước, là tác giả muốn hé mở một tương lai sáng sủa. Tình yêu quê hương của một con người đầy trách nhiệm không cho phép ông bi quan. Hình ảnh “con đường” và sự khẳng định một điều giản dị: “Kì thực trên mặt đất làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi” đã nói lên niềm tin trong sáng vào sự xuất hiện tất yếu cái đẹp của cuộc sống mới, xã hội mới. Đó là chân lí, bởi vì chân lí vốn giản dị.
Diễn biến cảm xúc của nhân vật “Tôi”, từ chỗ trên đường về quê thì phảng phất buồn, đến khi ở quê mấy ngày thì đau xót, bi đát, nhưng cuối cùng trên đường xa quê là hi vọng, chính là để khắc họa sâu sắc tính cách nhân vật. Buồn bã, đau xót, hi vọng đều chỉ là những biểu hiện khác nhau của tình quê hương sâu đậm trong nhân vật. Cách biểu hiện nhân vật như thế đầy ấn tượng.
Hơn nữa, để người kể chuyện xưng “Tôi”, tác giả đã thể hiện được diễn biến nội tâm nhân vật thật sâu sắc. Nhưng nếu hiểu nhân vật “Tôi” là Lỗ Tấn sẽ làm mất đi giá trị điển hình của hình tượng nhân vật. Nếu kể như cuộc đời Lỗ Tấn: Trong hai mươi năm đó “Tôi” có lần về quê và làm việc ở gần quê, sao có thể làm nổi bật được sự thay đổi ghê gớm của cố hương, khiến “Tôi” đau lòng? Nếu kể cha Nhuận Thổ dạy “Tôi” bẫy chim (y như thật) thì làm sao có thể tôn vẻ đẹp của cậu bé nông dân Nhuận Thổ và tình bạn không phân chia đẳng cấp? Và như vậy thì làm sao tố cáo mạnh mẽ xã hội cũ đã hủy hoại thể lực và tâm hồn người nông dân?
Nhân vật “Tôi”, một sáng tạo độc đáo của tác giả, với tình quê hương đằm thắm đã làm sâu sắc thêm chủ đề tác phẩm.
(Học sinh Nguyễn Thị Thanh Nga)
Đề bài: Suy nghĩ của em về sô phận và tính cách nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam cao (Ngữ văn 8, tập 1).
Bài tham khảo
Trong các nhà văn hiện đại Việt Nam, ít có ai như Nam Cao, vì việc nước phải ra đi sớm, nhưng đã kịp để lại cho đời những nhân vật sẽ còn sống mãi. Lão Hạc (nhân vật trong truyện ngắn cùng tên) là một trong những nhân vật như thế.
Lão Hạc là một người nông dân nghèo khổ, cùng quẫn, nhưng không bị tha hóa, mà trái lại có một tâm hồn đẹp, một nhân cách cao thượng.
Lão sống một thân một mình trong tuổi già cô đơn, vất vả. Lão chỉ có đứa con trai duy nhất để nương tựa, vì đói khố nên tình duyên trắc trở, đau buồn mà đi phu đồn điền cao su. Chắc lão luôn bị ám ảnh lo sợ vì “Cao su đi dễ khó về”. Lão khóc “Nó là người của người ta rồi, chứ đâu có còn là con tôi?…”. Tuổi già còm cõi vẫn phải lủi thủi làm thuê làm mướn kiếm ăn lần hồi. Rồi một trận ốm nặng làm tiêu tan hết những gì lão dành dụm, sức lão yếu dần “những công việc nặng không làm được nữa”, việc nhẹ thì “đàn bà tranh hết”. Lão thất nghiệp. Rồi lại bão, hoa màu trên mảnh vườn bị phá sạch sành sanh. Gạo cứ kém dần, mà “ra sự vẫn còn đói deo đói dắt”… Cuối cùng lão phải ăn khoai, rồi khoai cũng hết. Bắt đầu từ đây, “lão chế tạo được món gì, ăn món nấy. Hôm thỉ lão ăn củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thỉ ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy…”
Thực ra hoàn cảnh lão Hạc đã làm gì bế tắc đến thế. Lão còn mảnh vườn đó, con chó Vàng đó, có thể bán đi mà tiêu. Nhưng lão sống vì con chứ đâu phải vì mình. Hiếm có người cha nào thương yêu con như lão Hạc. Nghèo khó nhưng lúc nào lão cũng nghĩ đến bổn phận làm cha trước, lão lo làm tròn bổn phận ấy, dẫu có phải chịu đói, chịu rét và phải chết bi thảm. Hình ảnh đứa con trai, nỗi lo chu tất cho con luôn luôn ám ảnh, dằn vặt tâm trí lão. Hồi anh ta còn ở nhà, lão không cho anh bán mảnh vườn để cưới vợ cũng xuất phát từ nỗi lo cuộc sống lâu dài cho con trai. Lão đau lòng vì chưa lo cho con một người vợ, một căn nhà, một tố âm gia đình. Còn lại một mình, nỗi lo vẫn gửi nơi con, lão tính toán: “cái vườn là của con ta,… Lớp trước nó đòi bán, ta không cho bán là ta chỉ có ỷ giữ cho nó,… Giờ ta bán vườn… cũng để lại cho nó, đến lúc nó về, nếu nó không đủ tiền cưới vợ thì ta thêm vào cho nó, nếu nó đã đủ tiền cưới vợ, thì ta cho vợ chồng nó để có chút vốn mà làm ăn,.. ” Lão đã thực hiện y như vậy, thà ăn củ chuối, cú ráy chứ không ăn vào tiền của con, không bán mảnh vườn của con. Bao nhiêu tiền nhặt nhạnh được từ mảnh vườn, cùng văn tự mảnh vườn lão gửi tất cả nhờ ông giáo giữ hộ cho con trai. Rồi lão chọn cái chết để không bao giờ phải đụng đến mảnh vườn.
Ôi! Lão Hạc, bên ngoài thì có vẻ tiều tụy và gàn dở như vậy nhưng bên trong thật giàu tình, cái tình rất nặng đốì với con chó Vàng của lão mà lão gọi là “cậu Vàng” như một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự. Cứ xem cái cách lão nựng con chó: “À không! À không!,… cậu Vàng của ông ngoan lắm! Ông không cho giết,… Ồng để cậu Vàng ông nuôi,..” hay cái vẻ mặt vô cùng đau khổ của lão khi kể cho ông giáo nghe lão đã bán con chó: “Mặt lão tự nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém cua lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc” đủ cho thấy lão thương xót con chó và cảm thấy mình có tội như thế nào khi phải bán nó đi.
Chân thật, chất phác, đôn hậu, tràn đầy tình thương và trách nhiệm, lão Hạc cũng thật giàu lòng tự trọng. Đối với ông giáo, người mà lão tin tưởng và quý trọng đến thế, lão cũng vẫn giữ ý để người ta nhìn vào không thể coi thường. Lão đói, không còn gì ăn, nhưng vẫn dứt khoát “từ chối tất cả” thậm chí còn chối “một cách gần như hách dịch” những gì ông giáo giấu vợ thỉnh thoảng ngấm ngầm giúp lão. Rồi lão còn cố ý xa ông giáo để “lỡ có chết đem ra nói với hàng xóm” lo ma chay cho mình. Khi sống thì “Đói cho sạch, rách cho thơm”, sau khi chết cũng không muốn có mảy may một tiếng xì xào.
Cuối cùng thì lão Hạc chết. Chủ động tìm đến cái chết, một cái chết bi thảm, khóc liệt, nhưng là cái chết của một con người cao quý. Bởi qua cái chết này, tất cả những phẩm giá cao đẹp của lão ánh lên, chiếu sáng sâu thẳm vào lòng người.
Gần đây, người ta dựng phim về các nhân vật của Nam Cao: phim Làng Vũ Đại ngày ấy… Nhà văn Kim Lân được giao đóng vai lão Hạc. Kim Lân đã nghiền ngẫm kĩ nhân vật mình đóng, ông nói: “Lão Hạc không chỉ là một người nghèo, đó còn là một con người có nhân cách, tự trọng và bất khuất”. Chúng ta cũng hoàn toàn đồng ý với Kim Lân và thâm thìa rằng con người ấy với những phẩm chất ấy đã cho ta những suy nghĩ sâu sắc. Nhất là cái chết của lão Hạc để lại cho chúng ta, cùng với nỗi xót thương vô hạn, nhiều bài học quý. Bài học sâu sắc nhất là giữa người với người phải có trách nhiệm với nhau hơn, phải tìm hiểu đế đánh giá đúng và cảm thông với người khác hơn, phải tin tưởng ở con người và cuộc đời. Và phải biết căm ghét những xã hội bất công, những thế lực độc ác đã vùi dập, đầy đọa những người như lão Hạc.
Vợ ông giáo từng nói về lão Hạc: “Lão làm lão khổ chứ ai làm lão khổ”. Nhưng thực ra sống làm người, có những điều dù khổ, dù phải tự làm khổ mình, cũng phải giữ. Chết cũng giữ, đó là những điều thuộc về đạo lí, nhân cách làm người như lão Hạc đã giữ. Cho nên đã hơn 60 nàm (truyện Lão Hạc ra đời nãm 1943), lão Hạc vẫn sống với chúng ta, sẽ còn sống cùng chúng ta. Và dẫu xã hội ta nay không còn tăm tối như thời lão Hạc sống, song người với người vẫn có những điều đáng buồn, nhưng có những con người như lão Hạc thì cuộc đời “chưa hẳn đã đáng buồn”.
(Học sinh Nguyễn Ngọc Long)
Mai Thu
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Soạn bài: Tuần 19 – Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học
Soạn bài: Tuần 19 – Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học [...]
1 Comment
Th3
Soạn bài: Bài 32 – Tổng kết phần Tập làm văn
Soạn bài: Bài 32 – Tổng kết phần Tập làm văn Hướng dẫn I. SỰ [...]
Th3
Bài 34 – Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi
Bài 34 – Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi Hướng dẫn I. NHỮNG TRƯỜNG [...]
Th1
Bài 34 – Tổng kết phần Văn học (tiếp theo)
Bài 34 – Tổng kết phần Văn học (tiếp theo) Hướng dẫn A. HƯỚNG DẪN [...]
Th1
Bài 33 – Tôi và chúng ta (trích cảnh ba)
Bài 33 – Tôi và chúng ta (trích cảnh ba) Hướng dẫn I. ĐÔI NÉT [...]
Th1
Bài 32 – Tổng kết phần Văn học nước ngoài
Bài 32 – Tổng kết phần Văn học nước ngoài Hướng dẫn Tên tác phẩm [...]
Th1