Bài 25 – Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp theo)
Hướng dẫn
I. ĐIỂU KIỆN SỬ DỤNG HÀM Ý
Đọc đoạn trích đã cho và trả lời câu hỏi.
1. Câu nói đầu của chị Dậu có hàm ý là “Sau bữa ăn này con không còn được ở nhà với thầy mẹ và các em nữa. Mẹ đã bán con”. Chị Dậu tránh nói thẳng điều này vì đó là một điều quá đỗi đau lòng.
2. Câu nói sau của chị Dậu có hàm ý là: “Mẹ đã bán con cho nhà cụ Nghị thôn Đoài”. Hàm ý này rõ hơn. Cái Tí không hiểu được hàm ý của câu đầu nhưng đã hiểu hàm ý của câu sau. Sự “giãy nảy” và câu nói trong tiếng khóc của cái Tí “U bán con thật đấy ư?” đã cho thấy em đã hiểu ý mẹ.
Ghi nhớ: Để sử dụng hàm ý, cần có hai điều kiện sau đây: – Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói. – Người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý. |
II. LUYỆN TẬP
1. a) Người nói là anh thanh niên, người nghe là họa sĩ và cô gái.
Hàm ý của câu in đậm là “Mời bác và cô vào uống nước”.
Hai người nghe đều hiểu hàm ý đó, chi tiết “Ồng theo liền anh thanh niên vào trong nhà” và “ngồi xuống ghế” cho biết điều này.
b) Người nói là anh Tấn, người nghe là chị hàng đậu (ngày trước).
Hàm ý của câu in đậm là “Chúng tôi không thể cho được".
Người nghe hiểu được hàm ý đó, thể hiện ở câu nói cuối cùng: “Thật là càng giàu có càng không dám rời một đồng xu! Càng không dám rời đồng xu càng giàu có!”.
c) Người nói là Thúy Kiều, người nghe là Hoạn Thư.
Hàm ý câu in đậm đầu là cách chào “mát mẻ”, “giễu cợt”.
Hàm ý câu in đậm sau là “Hãy chuẩn bị nhận sự báo oán thích đáng”.
Hoạn Thư hiểu hàm ý đó, cho nên “hồn lạc phách xiêu – Khấu đầu dưới trướng, liệu điều kêu ca”.
2. Hàm ý của câu in đậm là “chắt giùm nước để cơm khỏi nhão”. Em bé dùng hàm ý vì đã có lần (trước đó) nói thẳng rồi mà không có hiệu quả, và vì vậy bực mình. Vả lại, lần nói thứ hai này có thêm yếu tố thời gian bức bách (tránh đế lâu nhão cơm).
Việc sử dụng hàm ý không thành công vì “Anh Sáu cứ vẫn ngồi im”, tức là anh tỏ ra không cộng tác (vờ như không nghe, không hiểu).
3. Có thể nêu việc làm vào ngày mai (nên không thể đi được), ví dụ: “Bận ôn thi”, “Phải đi thăm người ốm”…
Chú ý là phải dùng câu chứa hàm ý “từ chối” theo yêu cầu của đề, không dùng những câu mơ hồ như “Để mình xem đã!”, “Mai hẵng hay!”…
4. Qua sự so sánh của Lỗ Tấn có thể nhận ra hàm ý: Tuy hi vọng chưa thể nói là thực hay hư, nhưng nếu cố gắng thực hiện thì có thể đạt được.
5. Câu có hàm ý mời mọc là hai câu mở đầu bằng “Bọn tớ chơi…”.
Câu có hàm ý từ chối là hai câu “Mẹ mỉnh đang đợi ở nhà” và “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”.
Có thể viết thêm câu có hàm ý mời mọc: “Có muốn chơi với bọn tớ không?”
Có thể viết thêm câu có hàm ý từ chối: “Mình phải về nhà với mẹ yêu của mình.”
Mai Thu
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Soạn bài: Tuần 19 – Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học
Soạn bài: Tuần 19 – Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học [...]
1 Comment
Th3
Soạn bài: Bài 32 – Tổng kết phần Tập làm văn
Soạn bài: Bài 32 – Tổng kết phần Tập làm văn Hướng dẫn I. SỰ [...]
Th3
Bài 34 – Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi
Bài 34 – Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi Hướng dẫn I. NHỮNG TRƯỜNG [...]
Th1
Bài 34 – Tổng kết phần Văn học (tiếp theo)
Bài 34 – Tổng kết phần Văn học (tiếp theo) Hướng dẫn A. HƯỚNG DẪN [...]
Th1
Bài 33 – Tôi và chúng ta (trích cảnh ba)
Bài 33 – Tôi và chúng ta (trích cảnh ba) Hướng dẫn I. ĐÔI NÉT [...]
Th1
Bài 32 – Tổng kết phần Văn học nước ngoài
Bài 32 – Tổng kết phần Văn học nước ngoài Hướng dẫn Tên tác phẩm [...]
Th1