Bài 24 – Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

Bài 24 – Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

Hướng dẫn

I. TÌM HIỂU BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ

Đọc vãn bản Khát vọng hòa nhập, dâng hiến cho đời và trả lời câu hỏi.

a) Vấn đề nghị luận của vàn bản này là hình ảnh mùa xuân và tình cảm tha thiết của Thanh Hải trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.

b) Văn bản nêu lên những luận điểm về đặc sắc nồi bật của hình ảnh mùa xuân trong bài thơ:

+ Hình ảnh mùa xuân mang nhiều tầng ý nghĩa. Trong đó, mùa xuân nào cũng thật gợi cảm, cũng thật đáng yêu.

+ Bức tranh xuân rạo rực của thiên nhiên đất nước trong cảm xúc thiết tha trìu mến của thi sĩ.

+ Hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ" thể hiện khát vọng hòa nhập, dâng hiến cho đời của thi sĩ được nối kết hết sức tự nhiên với mùa xuân của thiên nhiên đất nước bên trên.

Để làm sáng tỏ các luận điểm vừa nói, người viết đã chọn giảng bình các câu thơ, các hình ảnh đặc sắc cũng như đã phần tích giọng điệu trữ tình và kết câu của bài thơ.

c) Phần mở bài: Đoạn đầu (từ mùa xuân là mùa… đến cống hiến thật đáng trân trọng).

Phần thân bài: Ba đoạn kế tiếp (từ hình ảnh mùa xuân đến… sự láy lại các hình ảnh ấy của mùa xuân): Trình bày cảm nhận, đánh giá về hình ảnh mùa xuân và tình cảm thiết tha của Thanh Hải. Đây cũng là phần triển khai các luận điểm.

Xem thêm:  Bài 19 - Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

Phần kết bài: Đoạn còn lại: Đánh giá chung bài thơ giữa các phần nói trên của văn bản đều có sự liên kết tự nhiên về ý và về diễn đạt.

d) Người viết trình bày cảm nhận đánh giá của mình một giọng điệu đầy cảm xúc với tình cảm thiết tha trìu mến.

Ghi nhớ: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy.

Nội dung và nghệ thuật của doạn tha, bài thơ thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu… Bài nghị luận cần phân tích các yêu tố ấy để có những nhận xét, đánh giá cụ thể, xác đáng.

Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần có bố cục mạch lạc, rõ ràng; có lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết.

II. LUYỆN TẬP

Ngoài các luận điểm về hình ảnh mùa xuân trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ ở văn bản trên, học sinh có thể nêu thêm các luận điểm khác như: về kết cấu, về giọng điệu trữ tình hay về ước mong hòa nhập dâng hiến cho đời của nhà thơ.

Mai Thu