Bài 22 – Con cò
Hướng dẫn
I. ĐÔI NÉT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM
– Chế Lan Viên (1920 – 1989) tên thật là Phan Ngọc Hoan, quê gốc ở xã Cam An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, nhưng thuở nhỏ và nhiều năm thời thanh niên ông đã sống cùng gia đình ở tỉnh Bình Định nên đây cũng được coi là quê hương thứ hai của nhà thơ. Trước Cách mạng tháng Tám 1945, Chế Lan Viên là một trong số những nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới qua tập thơ đầu Điêu tàn, xuất bản lúc tác giả mới 17 tuổi và đang là học sinh trung học phổ thông.
Với hơn 50 năm sáng tác, Chế Lan Viên là một trong những tên tuổi hàng đầu của nền thơ Việt Nam thế kỉ XX. ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.
– Bài thơ Con cò được nhà thơ sáng tác năm 1962, in trong tập Hoa ngày thường, Chim báo bão xuất bản năm 1967. Hình tượng Con cò quen thuộc trong những câu hát ru đã được tác giả khai thác và phát triển để ca ngợi tình mẹ con và ý nghĩa của lời ru đốì với cuộc đời của mỗi con người.
II. GỢI Ý ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Bài thơ phát triển từ một hình tượng bao trùm là hình tượng con cò quen thuộc trong những câu hát ru truyền thống. Hình tượng này được xuất hiện rất phổ biến mang nhiều ý nghĩa khác nhau mà thông dụng hơn cả là ý nghĩa ẩn dụ. Con cò là tượng trưng cho hình ảnh người nông dân, người phụ nữ trong một cuộc sống đầy vất vả, lo toan, nhọc nhằn và gian khó nhưng vẫn luôn thể hiện được những đức tính tót đẹp và niềm vui sông lạc quan. Riêng trong bài thơ này, hình tượng con cò biểu trưng cho tấm lòng người mẹ và những lời hát ru quen thuộc.
2. Bài thơ chia làm ba đoạn:
– Đoạn 1: Con cò từ trong lời mẹ hát đã đến với tuổi ấu thơ.
– Đoạn 2: Con cò vào tiềm thức tuổi nhỏ và sẽ theo con người đi suốt cuộc đời.
– Đoạn 3: Ý nghĩa của lời ru và tình mẹ đố’i với cuộc đời mỗi con người.
3. Trong đoạn đầu bài thơ, tác giả đã sử dụng ít nhất ba bài ca dao. Ông chỉ lấy lại một vài chữ trong mỗi bài nhằm gợi nhớ các bài ấy:
Con cò bay lả bay la
Bay từ cổng phủ bay ra cánh đồng
Con cò bay lả bay la
Bay từ cửa phủ bay về Đồng Đăng
Con cò mày đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đửng xáo nước đục đau lòng cò con.
Trong hai bài ca dao đầu, hình ảnh con cò gợi tả một không gian, một khung cảnh quen thuộc xa xưa với nhịp điệu nhẹ nhàng, thong thả của cuộc sống thời ấy.
Trong bài ca dao còn lại (Con cò mày đi ăn đêm…) con cò tượng trưng cho những con người, đặc biệt là người phụ nữ, người mẹ nhọc nhằn lặn lội, vất vả, lo toan để kiếm sống vì con.
4. Ở bài thơ này, có những câu thơ mang tính khái quát. Ví dụ:
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đòi, lòng mẹ vẫn theo con
Một con cò thôi,
Con cò mẹ hát
Cũng là cuộc đời
Vỗ cánh qua nôi.
Con cò là biểu tượng về lòng mẹ, về sự dìu dắt, nâng đỡ dịu dàng, trìu mến của người mẹ. Thấu hiểu điều này, nhà thơ đã khái quát một quy luật của tình mẹ con có ý nghĩa vững bền, rộng lớn và sâu sắc:
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
Bốn câu thơ còn lại vừa mang âm hưởng lời ru vừa đúc kết ý nghĩa thi vị và sâu sắc của hình tượng con cò:
“Một con cò thôi
Con cò mẹ hát
Cùng là cuộc đời
Vỗ cánh qua nôi”
Hình ảnh đẹp một cách thơ mộng và có ý nghĩa sâu xa. Cánh cò vỗ qua nôi chẳng khác chi dáng mẹ nghiêng xuống nôi con chở che thì thầm những lời tha thiết của tình mẹ muôn đời dịu ngọt.
5. Một số đặc điểm nghệ thuật của bài thơ
– Về bài thơ: Bài thơ được viết theo thể tự do nhưng các đoạn thường bắt đầu bằng những câu thơ ngắn có cấu trúc giông nhau, nhiều chỗ lặp lại gợi được âm hưởng lời ru. Tuy nhiên phải thấy giọng điệu bài thơ còn là giọng điệu suy ngẫm triết lí.
– Về nghệ thuật sáng tạo hình ảnh: Nhà thơ đã khéo vận dụng sáng tạo hình ảnh con cò trong ca dao. Đó chính là điểm tựa cho những liên tưởng, tưởng tượng sáng tạo mở rộng của nhà thơ. Những hình ảnh có tính biểu tượng trong bài thơ lại rất quen thuộc, gần gũi, xác thực nhưng đồng thời cũng giàu sắc thái biểu cảm và hàm chứa những ý nghĩa mới.
Ghi nhớ: – Khai thác hỉnh tượng con cò trong những câu hát ru, bài thơ Con cò của Chế Lan Viên ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc sống của con người. – Bài thơ thành công trong việc vận dụng sáng tạo ca dao, có những câu tha đúc kết được những suy ngẫm sâu sắc. |
Mai Thu
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Soạn bài: Tuần 19 – Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học
Soạn bài: Tuần 19 – Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học [...]
1 Comment
Th3
Soạn bài: Bài 32 – Tổng kết phần Tập làm văn
Soạn bài: Bài 32 – Tổng kết phần Tập làm văn Hướng dẫn I. SỰ [...]
Th3
Bài 34 – Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi
Bài 34 – Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi Hướng dẫn I. NHỮNG TRƯỜNG [...]
Th1
Bài 34 – Tổng kết phần Văn học (tiếp theo)
Bài 34 – Tổng kết phần Văn học (tiếp theo) Hướng dẫn A. HƯỚNG DẪN [...]
Th1
Bài 33 – Tôi và chúng ta (trích cảnh ba)
Bài 33 – Tôi và chúng ta (trích cảnh ba) Hướng dẫn I. ĐÔI NÉT [...]
Th1
Bài 32 – Tổng kết phần Văn học nước ngoài
Bài 32 – Tổng kết phần Văn học nước ngoài Hướng dẫn Tên tác phẩm [...]
Th1