Bài 22 – Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

Bài 22 – Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

Hướng dẫn

I. ĐỀ BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ

Dọc các đề bài đã cho và trả lời câu hỏi.

a) Từ các đề 1, 3 và 10 là đề có mệnh lệnh. Các đề còn lại đều là đề mở không có mệnh lệnh. Tất cả đều đề cập đến một vấn đề thuộc phạm trù đời sống tinh thần, đạo đức.

b) Một vài đề tương tự như:

– Lòng nhân ái;

– Thói đố kị ghét ăn tức ở;

– Bệnh dối trá.

II. CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ

1. Tìm hiểu đề và tìm ý.

2. Lập dàn bài sơ lược.

3. Viết bài.

4. Đọc lại bài viết và sửa chữa.

Ghi nhớ: * Muốn làm tốt bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí, ngoài các yêu cầu chung đối với mọi bài văn, cần chú ý vận dụng các phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp.

* Dàn bài chung:

Mở bài: Giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.

Thân bài:

+ Giải thích, chứng minh nội dung vấn đề tư tưởng, đạo lí.

+ Nhận định, đánh giá vấn đề tư tưởng, đạo lí đó trong bối cảnh của cuộc sống riêng, chung.

Kết bài: Kết luận, tổng kết, nêu nhận thức mới, tỏ ýkhuyên bảo hoặc tỏ ý hành động.

* Bài làm cần lựa chọn góc độ riêng để giải thích, đánh giá, đưa ra ý kiến riêng của người viết.

III. LUYỆN TẬP

Lập dàn bài cho đề: Tinh thần tự học.

Gợi ỷ: – Học là gì? (Học là hoạt động của một người nào đó nhằm thu nhận kiến thức và hình thành kĩ năng, kĩ xảo).

Xem thêm:  Bài 24 - Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

– Học luôn luôn là tự học (Học là một hoạt động không thể làm thay. Ai học thì người ấy được. Không thể có chuyện người này học thay người kia. Do đó học luôn luôn là tự học).

– Cần phải nêu cao tinh thần tự học: Có như vậy mới nâng cao chất lượng học tập của mỗi người.

– Dẫn ra một số tấm gương tự học.

Mai Thu