Bài 21 – Câu trần thuật
Hướng dẫn
I. ĐẶC ĐIỂM VÀ CHỨC NĂNG
Đọc các đoạn đã cho.
Trả lời các câu hỏi.
Các câu a, b, c không có dấu hiệu hình thức của những kiểu câu nghi vấn, cầu khiến hay cảm thán.
Câu a là một câu có ý nghĩa nhận định về một vấn đề xã hội.
Câu b là một câu kể sự việc.
– “Bẩm… quan lớn… đê vỡ mất rồi!” vừa kể sự việc vừa biểu lộ cảm xúc. Câu c là một câu miêu tả nhân vật.
Câu d chỉ có câu “Ôi Tào Khê!” là câu cảm thán.
Ở đoạn trích trong bài, những câu không phải là câu cảm thán đều là câu trần thuật. Câu trần thuật là kiểu câu được dùng nhiều nhất vì nó cần cho nhiều sự giao tiếp khác nhau của con người.
II. LUYỆN TẬP
1. Xác định kiểu câu và chức năng của các câu a, b:
a) Các câu ở ví dụ a đều là câu trần thuật dùng để kể về việc Dế Choắt tắt thở và bộc lộ cảm xúc, cảm nghĩ của Dế Mèn.
b) – “Mã Lương nhìn cây bút… sung sướng reo lên” là câu trần thuật có nội dung kể chuyện.
– “Cây bút đẹp quá!” là câu cảm thán biểu lộ sự vui mừng. Câu “Cháu cảm ơn ông! Cảm ơn ông!” là câu trần thuật biểu lộ lòng biết ơn.
2. – Câu “Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?” là một câu nghi vấn nhưng không dùng để hỏi mà để khẳng định vẻ đẹp của đêm trăng và biểu lộ cảm xúc trước vẻ đẹp đó.
– Câu “Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ” là một câu trần thuật có nội dung biểu lộ cảm xúc thích thú trước vẻ đẹp của đêm trăng.
3. a) “Anh tắt thuốc lá đi!” là câu cầu khiến.
b) “Anh có thể tắt thuốc lá được không?” là câu nghi vấn.
c) “Xin lỗi, ở đây không được hút thuốc lá” là câu trần thuật có ý nghĩa thông báo một điều lệ.
Cả ba câu đều hàm ý: cần chấm dứt việc hút thuốc lá nhưng câu a đã nêu lên ý này một cách thẳng thừng; câu b dùng lối nghi vấn để tỏ ý yêu cầu tắt thuốc và ở đây lời yêu cầu có vẻ nhẹ nhàng hơn; câu c dùng lối trần thuật để thông báo điều lệ cấm hút thuốc làm cho lời yêu cầu càng nhẹ nhàng, lịch sự, tế nhị hơn.
4. – Câu a là câu trần thuật dùng để trình bày một ý kiến, một yêu cầu.
– Câu b là câu trần thuật kể lại một hành động của nhân vật.
5. Đặt câu trần thuật dùng để:
– Hứa hẹn: Bạn cứ cho mình mượn cuốn “Đất rừng phương Nam”, sau một tuần mình sẽ đem đến tận nhà trả bạn.
– Xin lỗi: Hôm qua mình đã nóng nảy nói lời không phải với bạn, mình thành thật xin lỗi bạn.
– Cảm ơn: Em xin cảm ơn cô vì cô đã giúp đỡ em nhiều trong năm học vừa qua.
– Chúc mừng: Xin chúc mừng bạn về thành tích xuất sắc mà bạn đã đạt được trong kì thi học sinh giỏi Toán cấp quốc gia.
– Cam đoan: Em xin cam đoan với thầy là sẽ không bao giờ bẻ hoa lá trong vườn trường nữa.
6. Viết một đoạn văn đối thoại ngắn có sử dung cả 4 kiểu câu:
Vào lúc tan trường, Nam vừa đi vừa hỏi Lân:
– Này, cậu có mang theo cuốn “Hai vạn dặm dưới đáy biển" để cho tớ mượn hay không?
Lân trả lời:
– Tớ có đem theo đây. Nhưng bây giờ cậu phải đãi tớ một li nước mía đã. Nam vui sướng reo lên:
– Ôi! Hay quá! Tớ sẵn sàng mời cậu.
Mai Thu
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Bài 34 – Ôn tập phần Tập làm văn
Bài 34 – Ôn tập phần Tập làm văn Hướng dẫn 1. Một văn bản [...]
Th1
Bài 34 – Luyện tập làm văn bản thông báo
Bài 34 – Luyện tập làm văn bản thông báo Hướng dẫn I. ÔN TẬP [...]
Th1
Bài 34 – Tổng kết phần Văn (tiếp theo)
Bài 34 – Tổng kết phần Văn (tiếp theo) Hướng dẫn 7. Bảng thống kê [...]
Th1
Bài 33 – Kiểm tra tổng hợp cuối năm
Bài 33 – Kiểm tra tổng hợp cuối năm Hướng dẫn I. PHẦN VĂN Các [...]
Th1
Bài 33 – Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)
Bài 33 – Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) Hướng dẫn 1. Đọc các [...]
Th1
Bài 33 – Tổng kết phần Văn (tiếp theo)
Bài 33 – Tổng kết phần Văn (tiếp theo) Hướng dẫn 3. Năm bài 22, [...]
Th1